Các Đối Khảo Sát Phân Theo Vai Trò Liên Quan Đến Dự Án


chủ yếu dựa vào kết quả phân tích và ý kiến đề xuất của các chuyên gia qua phần phỏng vấn sâu kết hợp tham khảo một số giảng viên, chuyên gia độc lập khác liên quan đến quản lý dự án mà đặc biệt là dự án công tại Việt Nam.


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.1. Thông tin mẫu

Đề tài đã thực hiện khảo sát tổng cộng 197 đối tượng quan sát giữ nhiều vai trò khác nhau liên quan đến các dự án của Sở Xây dựng Long An gồm chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công và một số chuyên gia trong ngành xây dựng. Kết quả cho thấy tính đa dạng của các đối tượng tham gia trả lời bảng hỏi, trong đó lớn nhất là nhóm đối tượng đang làm việc cho các đơn vị thường xuyên tham gia hoạt động tư vấn thiết kế cho các dự án của Sở Xây dựng Long An (chiếm 32,5% số quan sát), và ít nhất là nhóm đối tượng tư vấn giám sát (chỉ chiếm 6,6% số quan sát). Riêng nhóm chuyên gia khác là những người đã và đang đảm nhận ít nhất 02 vai trò liên quan đến dự án cũng chiếm tỷ trọng cao nhất với 32,5%. Đây là nhóm đối tượng rất quan trọng bởi việc giữ nhiều vai trò khác nhau liên quan đến dự án sẽ đảm bảo sự am hiểu tốt hơn là các đối tượng chỉ giữ một vai trò. Chi tiết về thanh phần các đối tượng tham gia trả lời bảng hỏi được trình bày trong bảng sau đây.

Bảng 4.1.Các đối khảo sát phân theo vai trò liên quan đến dự án



Nhóm đối tượng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Chủ đầu tư

31

15.74

Tư vấn GS

13

6.60

Tư vấn TK

64

32.49

Nhà Thầu

25

12.69

Khác

64

32.49

Tổng cộng

197

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Các yếu tố gây chậm tiến độ các dự án công trình của Sở Xây dựng Long An - 5


Sự đa dạng của các nhóm đối tượng tham gia trả lời bảng hỏi một phần sẽ giúp cho các góc nhìn về nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ được đa dạng hơn nhưng ngược lại có thể tạo ra sự thiên lệch trong các câu trả lời bởi mỗi nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ thường gắn với một trong số các đối tượng trả lời. Tuy vậy, lo ngại này sẽ được loại bỏ thông qua sự đồng nhất trong các câu trả lời xét trong cả tổng thể 197 quan sát qua hệ số Conbrach’s Alpha và khi phân theo từng nhóm đối tượng.

Một góc nhìn khác về đặc điểm của các đối tượng quan sát là phân theo vị trí chức vụ trong đơn vị của mình. Kết quả cho thấy 02 nhóm đối tượng kỳ vọng nhất là cán bộ nhân viên (75%) và Trưởng/phó bộ phận (15%) và do vậy đảm bảo các câu trả lời có độ tin cậy cao hơn bởi đây là đối tượng tham gia trực tiếp vào hoạt động triển khai, quản lý và giám sát dự án. Các đối tượng còn lại chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể (10%). Chi tiết các nhóm đối tượng phân theo vị trí công tác được trình bày trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Đối tượng khảo sát phân theo vị trí công tác

- Phân thành vị trí chức vụ


Chức danh

Số lượng

Tỷ lệ (%)

CBNV

148

75.13

Khác

6

3.05

Lãnh đạo

13

6.06

PTQL

1

0.51

Trưởng, phó

29

14.72

Tổng cộng

197

100


Tính đại diện của đối tượng trả lời bảng hỏi cũng được đảm bảo khi có đến 96% số đối tượng trả lời bảng hỏi đã từng tham gia các dự án có quy mô tương tự như các dự án mà Sở Xây dựng Long An thường quản lý. Quy mô thường dưới 500 tỷ. Trong đó có đến 70% số đối tượng trả lời đã tham gia nhiều hơn 02 cấp quy mô


dự án khác nhau tại Long An cho thấy mức độ am hiểu và kinh nghiệm của nhóm đối tượng này đối với vấn đề chậm trễ tiến độ dự án trên địa bàn tỉnh Long An.

Bảng 4.3. Đối tượng khảo sát phân theo quy mô vốn dự án đã từng tham gia



Quy mô

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Dưới 15 tỷ

72

36.5

Từ 15 đến dưới 30 tỷ

50

25.4

Từ 15 đến dưới 30 tỷ

67

34

Trên 500 tỷ

8

4.1

- Trong đó, đối tượng đã tham gia nhiều

hơn 2 quy mô dự án khác nhau

138

70.1


197

100


Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các đối tượng tham gia trả lời bảng hỏi chủ yếu liên quan đến các công trình dân dụng (179/197 phiếu) và hạ tầng kỹ thuật (78/197 phiếu), trong đó, khoảng 37% số đối tượng từng tham dự ít nhất 02 lĩnh vực công trình khác nhau. Kết quả này cho thấy các đối tượng trả lời bảng hỏi chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực mà Sở xây dựng thường xuyên quản lý là dân dụng và hạ tầng kỹ thuật.Điều nàycũng đảm bảo cho mức độ am hiểu về các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ.Kết quả này cũng tương đồng với thống kềvề kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng của đối tượng khảo sát tại Bảng 4.5 (chỉ có 11% số đối tượng trả lời bảng hỏi có kinh nghiệm dưới 3 năm)


Bảng 4.4. Đối tượng khảo sát phân theo loại công trình đã triển khai



Loại công trình

Số lượng

Tỷ lệ

Dd

109

55.33

DdGt

5

2.54

DdGtHt

10

5.08

DdGtTlHt

2

1.02

DdHt

53

26.90

Gt

5

2.54

GtHt

3

1.52

Ht

10

5.08

Tổng cộng

197

100


Bảng 4.5. Đối tượng khảo sát phân theo kinh nghiệm trong ngành xây dựng



Đối tượng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

d3

22

11.17

g35

39

19.80

g510

68

34.52

t10

68

34.52

Tổng cộng

197

100


Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện thì kết quả thu thập mẫu như trên là đạt yêu cầu, tức các đối tượng được hỏi là phù hợp với chủ đề và phương pháp nghiên cứu của tác giả, qua đó đảm bảo thông tin sử dụng cho các phần phân tích và bình luận sau đây là có ý nghĩa.

4.1.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo cho thấy tất cả các nhóm nhân tố đều có độ tin cậy của thang đo đạt yêu cầu khi hệ số Cronbach‘ Alpha tối thiểu là


của từng câu hỏi (từng biến) đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các nhóm nằm trong khoảng từ 0,69 - 0,74. Kết quả cụ thể trong từng nhóm đối tượng liên quan như sau.

Bảng 4.6. Kết quả độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố liên quan đến chủ đầu tư




Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's

Alpha nếu loại biến

owner1

23.43

18.798

0.357

0.735

owner2

23.57

19.338

0.315

0.742

owner3

23.16

17.205

0.616

0.685

owner4

23.05

17.636

0.482

0.711

owner5

23.06

18.563

0.4

0.727

owner6

22.96

17.902

0.536

0.701

owner7

22.57

18.695

0.419

0.723

owner8

22.48

18.873

0.413

0.724

Cronbach's Alpha = 0.745


Kết quả cho thấy, tất cả các yếu tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng từ 0,68 - 0,74 và hệ số tương quan biến tổng là 0,74. Như vậy, độ thích hợp của thang đo trong nhóm các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư là đạt yêu cầu.

Kết quả cũng tương tự khi phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu thi công khi hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng từ 0,73 - 0,77 và hệ số tương quan biến tổng là 0,77 (xem Bảng 4.7).


Bảng 4.7. Kết quả độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu




Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

contract1

31.19

25.187

0.452

0.749

contract2

31.99

23.5

0.56

0.732

contract3

31.95

23.528

0.539

0.736

contract4

31.68

25.443

0.394

0.757

contract5

31.11

25.545

0.475

0.746

contract6

31.26

25.662

0.485

0.745

contract7

31.36

24.975

0.542

0.738

contract8

31.43

26.521

0.339

0.763

contract9

31.72

27.235

0.318

0.765

contract10

31.51

27.619

0.245

0.774

Cronbach's Alpha =0.77


Đối với độ tin cậy của thang đo của nhóm yếu tố liên quan đến đơn vị tư vấn và các yếu tố bên ngoài khác cũng đạt yêu cầu khi hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt năm trong khoảng từ 0,60 - 0,67 và 0,71 - 0.74 và hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0,688 và 0,750. Chi tiết xem Bảng 4.8 và Bảng 4.9 bên dưới.


Bảng 4.8. Kết quả độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố liên quan đến Tư vấn



Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

consult1

13.27

7.384

0.478

0.622

consult2

13.33

8.171

0.352

0.679

consult3

13.13

7.326

0.602

0.607

consult4

13.14

8.405

0.424

0.646

consult5

13.3

8.58

0.375

0.665

Cronbach's Alpha =0.688


Bảng 4.9. Kết quả độ tin cậy thang đo nhóm yếu tố liên quan đến yếu tố bên ngoài khác


Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

external1

22.07

17.148

0.31

0.749

external2

21.8

17.51

0.351

0.739

external3

22.22

16.202

0.499

0.714

external4

22.35

16.239

0.474

0.718

external5

22.31

16.041

0.507

0.712

external6

21.86

16.18

0.458

0.721

external7

22.24

15.553

0.504

0.712

external8

22.28

15.886

0.458

0.721

Cronbach's Alpha =0.75


Như vậy, kết quả kiểm tra độ tin cậy thang đo cho thấy cả 04 nhóm yếu tố liên qua đều đạt yêu cầu và có thể sử dụng cho các phần tích tiếp theo.

4.2. Phân tích kết quả

Kết quả phân tích mức độ đánh giá tác động của từng nhóm nhân tố đến sự chậm trễ tiến độ của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An được sắp xếp theo chỉ số MS do Chan và Kumaraswamy sử dụng đầu tiên vào năm 1996 và cho kết quả cụ thể như sau.

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí