Tóm Tắt Mô Hình Nghiên Cứu Về Ebanking Ở Một Số Quốc Gia (Nguồn: Lê Thị Kim Tuyết, 2008)


Bảng 2.2: Tóm tắt mô hình nghiên cứu về ebanking ở một số quốc gia (Nguồn: Lê Thị Kim Tuyết, 2008)


Quốc gia

Tác giả

Mô hình

Nội dung nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Thái Lan

Bussakorn Jaruwachira thanakul, Dieter Fink

TPB

nguyên thuỷ

Sự tiếp cận Ebanking - chiến lược cho một quốc gia đang

phát triển

Nhân tố khuyến khích: sự hữu ích cảm nhận và đặc điểm của website Nhân tố cản trở: môi

trường bên ngoài.

Malaysi a

Petrus Guriting, Nelson Oly Ndubisi

TAM mở rộng, thêm hai biến là sự tự tin và kinh nghiệm về máy tính

Đánh giá ý định và sự chấp nhận của khách hàng về dịch vụ ebanking

Sự hữu ích và sự dễ sử dụng cảm nhận là hai yếu tố quan trọng nhất. Sự tự tin ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến ý định hành vi thông qua sự hữu ích và sự dễ sử dụng. Nhân tố kinh nghiệm về máy tính không có ảnh

hưởng gì.

Phần Lan

Heikki Kajaluoto, Minna Mattila, Tapio Pento

TPB

nguyên thuỷ

Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ và sự chấp nhận ebanking.

Kinh nghiệm về máy tính, kinh nghiệm giao dịch với ngân hàng và thái độ ảnh hưởng mạnh đến ý định. Biến nhân khẩu học ảnh

hưởng đến ý định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại TP.HCM - 5





Nhóm tham khảo

không có ảnh hưởng.

Đài Loan

Yi-Shun Wang, Yu- Min Wang, Hsin-Hui Lin, Tzung

–I Tang

TAM mở rộng, thêm vào hai biến là sự tự tin sử dụng máy tính và sự

tin cậy

Các nhân tố quyết định đến sự chấp nhận dịch vụ ebanking.

Sự dễ sử dụng, sự hữu ích cảm nhận và sự tin cậy cảm nhận ảnh hưởng trực tiếp đến ý định. Sự tự tin ảnh hưởng gián tiếp đến ý định thông qua ba biến.

Newzel and

Praja Podder

TAM mở rộng, thêm vào hai biến là sự tự tin và rủi

ro

Ý định và thói quen sử dụng dịch vụ ebanking.

Sự dễ sử dụng, sự hữu ích cảm nhận và sự tự tin ảnh hưởng đến ý định sử dụng. Biến tin cậy không có ảnh

hưởng

Estonia

Kent Ericksson, katri Kerem, Daniel

Nilsson

TAM mở rộng, thêm vào 1 biến là sự rủi ro

Sự chấp nhận dịch vụ ebanking tại Estonia

Sự dễ sử dụng, sự hữu ích cảm nhận và sự tin cậy cảm nhận ảnh hưởng trực tiếp đến ý

định.


2.3.2 Các bài báo nghiên cứu tại Việt Nam

(1) Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam, tác giả: Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi (Tạp chí phát triển KH&CN, tập 14, số Q2- 2011)

Dựa vào các lý thuyết hành động hợp lý (TRA), thuyết hành vi dự định (TPB), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), TAM 2, IDT, UTAUT, tác giả đề xuất mô hình E- BAM. Theo mô hình E-BAM, các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng dịch vụ ebanking bao gồm: Hiệu quả mong đợi, Khả năng tương thích, Dễ dàng sử dụng, Kiểm soát hành vi, Chuẩn chủ quan, Rủi ro giao dịch, Hình ảnh ngân hàng, Yếu tố pháp luật.

Các yếu tố nhân khẩu học (MID) là các thông tin liên quan tới cá nhân: giới tính, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, kinh nghiệm, thu nhập, vùng miền.

(2) Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ Internet Banking của người tiêu dùng tại TP Đà Nẵng (ThS.Lê Thị Kim Tuyết – Khoa kinh tế – Đại học Đông Á)

Thang đo cho bài nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở các thành phần được tiếp cận từ các mô hình nghiên cứu như TAM, TPB, DPTB, DOI...

Các biến quan sát trong mô hình của tác giả gồm: Sự hữu ích cảm nhận, Hiểu biết, Tương hợp, Giảm rủi ro, Ảnh hưởng xã hội, Linh động, Phong cách, Công việc.

Giới hạn của nghiên cứu:

- Thành phần đo lường chưa đủ độ lớn và bao quát hết toàn bộ

- Mô hình nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc tìm thấy các biến số động cơ và các biến quan sát đo lường nó mà chưa đi thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình.

- Chỉ mới nghiên cứu tại thị trường Đà Nẵng, không có đủ điều kiện để nghiên cứu cả thị trường Việt Nam.


2.3.3 Nhận xét chung về các nghiên cứu trước đây‌

- Do sự khác biệt về phạm vi, nội dung nghiên cứu, khác nhau về đặc thù nền kinh tế, xã hội ở những không gian và thời gian nghiên cứu khác nhau, bên cạnh các đóng góp mang tính tham khảo cho đề tài, các bài nghiên cứu trước vẫn có 1 số khoảng cách nhất định với đề tài nghiên cứu.

- Các nghiên cứu trong nước: khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin, tác giả thường sử dụng các lý thuyết và mô hình chấp nhận công nghệ như: TRA, TPB, TAM, E-CAM...

- Các nghiên cứu ngoài nước: khi nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin, các tác giả cũng dùng các mô hình chấp nhận công nghệ: TAM, E-CAM, UTAUT. Trong đó, UTATU là mô hình mới được tổng hợp từ các mô hình trước và được áp dụng làm mô hình lý thuyết nền cho 1 số bài nghiên cứu.

Bảng 2.3 Tổng hợp tóm lược các yếu tố và kết quả của các nghiên cứu trước



Tên bài nghiên cứu

Mô hình cơ sở

Các yếu tố ảnh hưởng

Chưa thực hiện

Khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử, tác giả Lê Ngọc Đức, LV Thạc Sĩ

(2008)

- E-CAM

- TPB

- Nhận thức sự hữu ích

- Nhận thức tính dễ sử dụng.

- Chuẩn chủ quan

- Nhận thức kiểm soát hành vi.

Đề tài bỏ qua khảo sát yếu tố rủi ro trong giao dịch trực tuyến.

Mở rộng mô hình TAM cho bối cảnh World-Wide-Web

của Moon Ji Won

TAM

- Nhận thức sự hữu ích

- Nhận thức tính dễ sử dụng.

- Nhận thức sự thích

- Chưa đề cập đến yếu tố rủi ro trong giao dịch trực tuyến

và các ảnh hưởng xã


và Kim Young Gul

(2001)


thú.

hội lên người dùng.

Nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử ở Kuwait áp dụng mô hình UTAUT, tác giả Suha A. & Annie M. (2008)

UTAUT

- Nhận thức sự hữu ích

- Nhận thức tính dễ sử dụng.

- Ảnh hưởng xã hội

- Các yếu tố nhân khẩu như tuổi, giới tính, trình độ học vấn và kinh nghiệm sử dụng

internet.

- Chưa đề cập đến các rủi ro trong giao dịch trực tuyến.


2.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU‌

Từ các lý thuyết và mô hình ở trên, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài: “Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại TPHCM” với cơ sở nền tảng là mô hình chấp nhận công nghệ thông tin hợp nhất (UTAUT) và thuyết nhận thức rủi ro (TPR).

Dựa vào mô hình chấp nhận công nghệ thông tin hợp nhất UTAUT, tác giả xác định bốn yếu tố độc lập có tác động đến “Ý định sử dụng dịch vụ ebanking”, đó là: “Hiệu quả mong đợi” (Performance Expectancy), “Nỗ lực mong đợi” (Effort Expectancy), “Điều kiện thuận tiện” (Facilitating Conditions) và “Ảnh hưởng xã hội” (Social Influence). Dựa vào thuyết nhận thức rủi ro TPR, tác giả đưa vào nghiên cứu yếu tố “Nhận thức rủi ro”. Cụ thể như sau:

Hiệu quả mong đợi: là mức độ hiệu quả công việc mà khách hàng tin rằng họ sẽ đạt được nếu sử dụng dịch vụ. Hiệu quả thể hiện ở chỗ dịch vụ giúp giao dịch đơn giản hơn, dễ truy cập và nhanh chóng thì khách hàng sẽ cảm thấy thuận tiện hơn, hiệu quả


hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Vì vậy, nếu khách hàng cho rằng hiệu quả đạt được khi sử dụng dịch vụ ebanking càng cao thì sẽ tác động đến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Từ các lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết:

H1: Hiệu quả mong đợi tác động dương đến Ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng.

Nỗ lực mong đợi: là mức độ dễ dàng sử dụng của hệ thống. Rò ràng, nếu một dịch vụ quá phức tạp thì khách hàng sẽ ngần ngại khi sử dụng. Sự phức tạp này có thể dẫn đến sai lỗi khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Nếu khách hàng tin rằng họ sẽ không cần sự nỗ lực nhiều và dễ dàng khi sử dụng hệ thống thì điều này sẽ có tác động đến Ý định sử dụng dịch vụ của họ. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu tiếp theo được đặt ra là:

H2: Nỗ lực mong đợi tác động dương đến Ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng.

Điều kiện thuận tiện: là mức độ một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tổ chức có hỗ trợ việc sử dụng hệ thống. Việc một công ty hay doanh nghiệp cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt giúp khách hàng thuận tiện trong việc sử dụng dịch vụ sẽ có tác động đến Ý định sử dụng của khách hàng. Việc sử dụng ebanking sẽ đem lại những điều kiện thuận tiện cho người sử dụng, khách hàng không còn bị giới hạn về thời gian và không gian thực hiện giao dịch với ngân hàng. Trong một số trường hợp, điều kiện thuận tiện đơn giản chỉ là khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với dịch vụ (các máy ATM, máy POS, máy giao dịch…) là có thể tác động đến Ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu tiếp theo:

H3: Điều kiện thuận tiện tác động dương đến Ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng.

Ảnh hưởng xã hội: thể hiện ở mức độ mà người sử dụng nhận thức rằng những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới. Mỗi cá nhân thường chịu tác động từ những người quan trọng như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người đi trước… Sự giới thiệu của người thân, đồng nghiệp, bạn bè – những người đã từng sử


dụng dịch vụ sẽ là một kênh truyền thông hiệu quả gia tăng lượng khách hàng. Nếu những người này cho rằng khách hàng nên sử dụng dịch vụ, thì Ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng sẽ càng tăng. Do đó, giải thuyết nghiên cứu tiếp theo được đưa ra là:

H4: Ảnh hưởng xã hội tác động dương đến Ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng.

Nhận thức rủi ro: phản ánh sự lo lắng của người dùng trong sử dụng dịch vụ trực tuyến. Yếu tố “Nhận thức rủi ro” được đề xuất trên cơ sở phù hợp với thực tiễn Việt Nam và dựa trên các nghiên cứu trước đó. Người dân Việt Nam có thói quen giao dịch thanh toán bằng tiền mặt, do đó còn tâm lý lo ngại khi sử dụng công nghệ mới bởi e ngại về các rủi ro có thể gặp phải. Những lo ngại đó có thể là dịch vụ được cung ứng cho người tiêu dùng có thể không được thực hiện như mong đợi. Bên cạnh đó, các rủi ro khi sử dụng dịch vụ ebanking mà khách hàng có thể gặp phải như: lộ mật mã đăng nhập, chuyển khoản nhầm, lừa đảo qua cổng thanh toán trên mạng, bị lộ thông tin cá nhân... Rò ràng, nếu khách hàng cho rằng sử dụng dịch vụ ebanking dẫn đến rủi ro cao sẽ tác động đến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu cuối cùng được đưa ra là:

H5: Nhận thức rủi ro có tác động âm đến Ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng.


2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT


Dựa vào các giả thuyết trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau: Biến phụ thuộc: Ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng

Các biến độc lập: Hiệu quả mong đợi, Nỗ lực mong đợi, Điều kiện thuận tiện, Ảnh hưởng xã hội và Nhận thức rủi ro.


Hiệu quả mong đợi (PE)

Nỗ lực mong đợi (EE)

H1

H2

Điều kiện thuậnH3 Ý định sử dụng dịch tiện (FC) vụ ebanking (UIE)

H4

Ảnh hưởng xã hội (SI)

H5

Nhận thức rủi ro (PR)

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí