Thang Đo Cho Biến Hiệu Quả Mong Đợi Đã Hiệu Chỉnh


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌‌


3.1. GIỚI THIỆU


Chương 2 đã trình bày các cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu được xây dựng trên các giả thuyết. Nội dung chương 3 sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo để đo lường các khái niệm, thiết kế bảng hỏi điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu, số lượng mẫu, khái quát về phân tích nhân tố và các bước phân tích dữ liệu.

3.2. THIẾT KẾ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU‌

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu định tính nhằm xác định lại các yếu tố tác động trong mô hình và xây dựng bảng câu hỏi; (2) nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định mô hình. Quy trình nghiên cứu cho đề tài được trình bày ở Hình 3.1


Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ



Bảng câu hỏi chính thức

Điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ

Nghiên cứu định tính:

- Điều tra sơ bộ

- Phỏng vấn sâu

- Thảo luận nhóm


Nghiên cứu định lượng:


- Khảo sát điều tra

- Mã hóa, nhập liệu

- Làm sạch dữ liệu

- Cronbach’s Alpha


- Phân tích nhân tố (EFA)

- Phân tích hồi quy

- Các phân tích khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại TP.HCM - 6


Kết luận

Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu


3.2.1. Nghiên cứu định tính‌

Mục tiêu của nghiên cứu định tính nhằm xác định lại các yếu tố phù hợp trong mô hình và hiệu chỉnh các thang đo của nước ngoài nhằm phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam.

Dựa vào dịch vụ Ebanking mà tác giả đang sử dụng cùng với các thành viên trong nhóm chuyên gia gồm 5 người là những chuyên viên phát triển sản phẩm dịch vụ ebanking của Ngân hàng TMCP Đông Á, TMCP Á Châu, Sacombank, MB Bank, thảo luận đánh giá sơ bộ về chất lượng của dịch vụ Ebanking, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của tác giả và các chuyên gia thành viên để tổng hợp và đưa ra bảng câu hỏi sơ bộ (lần 1). Bảng câu hỏi sơ bộ được hình thành dựa trên cơ sở lý thuyết và nhu cầu nghiên cứu. Tác giả có tổng hợp những ý kiến đóng góp của từng người được khảo sát rồi tiến hành thảo luận nhóm. Sau đó, tiến hành phỏng vấn thử một số khách hàng giao dịch tại ngân hàng, và 10 khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ ebanking (>5 lần/tháng). Toàn nhóm thảo luận các vấn đề và điều chỉnh bảng câu hỏi phỏng vấn, kết quả đưa ra bảng phỏng vấn (lần 2).

Các câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu định tính được trình bày tại Phụ lục 1. Danh sách phỏng vấn, nội dung phỏng vấn và thảo luận nhóm được trình bày tại Phụ lục 2. Kết quả sau cuộc phỏng vấn định tính là xây dựng được một bản phỏng vấn chính thức tại Phụ lục 3 phục vụ cho bước nghiên cứu định lượng. Thời gian thực hiện nghiên cứu định tính tại TPHCM là tháng 05/2013.

3.2.2. Nghiên cứu định lượng‌

Giai đoạn này sẽ phỏng vấn trực tiếp khách hàng nhằm thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ebanking. Đối tượng khảo sát là những người đã từng sử dụng hoặc đang sử dụng dịch vụ ebanking. Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm định lại các giả thuyết trong mô hình. Sau khi đã thu thập đủ thông tin cho nghiên cứu, tiến hành phân tích dữ liệu đã thu thập được.


3.3. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU Kích thước mẫu:‌

Việc ước lượng kích cỡ mẫu phụ thuộc vào bản chất của nghiên cứu và kỹ thuật

thống kê được sử dụng trong nghiên cứu. Đối với phân tích nhân tố kích cỡ mẫu phụ thuộc vào số lượng các biến quan sát để phân tích yếu tố, nếu có 10 biến quan sát thì cần 200 mẫu, cho 25 biến quan sát thì cần 250 mẫu,...(Kamran,2011).

Theo Hair & ctg (2009), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, và cỡ mẫu tốt hơn là 10 mẫu trên 1 biến quan sát. Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi quy, Tabachnick & Fidell (2007) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức: N ≥ 50 + 8m, và để phân tích từng quan hệ riêng lẻ, kích thước mẫu cần phải đảm bảo: N ≥ 104 + m. Nếu nghiên cứu sử dụng nhiều công cụ thì tính N trong từng trường hợp và chọn N lớn nhất.

Trong đó:

N: cỡ mẫu

m: số biến độc lập của mô hình

Căn cứ các nghiên cứu trên, tác giả thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 261 cho nghiên cứu bao gồm 26 biến quan sát. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 8/2013.

Cách lấy mẫu:


Tác giả tiến hành 2 phương pháp: phát bảng câu hỏi trực tiếp và gởi qua email. Việc phát bảng câu hỏi trực tiếp được thực hiện tại một số ngân hàng TMCP, dành cho đối tượng khách hàng giao dịch, ngoài ra địa điểm là một số trường Đại học như: Bách Khoa TPHCM, Kinh tế TPHCM, Sư Phạm Kỹ thuật TPHCM, Đại học Ngân hàng...


Đồng thời, bảng câu hỏi được thiết kế trên trang web Google docs tại địa chỉ: https://docs.google.com/forms/d/1D4_acxTW-_4BZO383qS2Y3HqQ312EEA5X- TzicIDPIY/viewform và được đính kèm trong email của từng đối tượng được khảo sát.


3.4. THÔNG TIN VỀ MẪU‌


Có 250 bảng câu hỏi và 140 email được gửi đi. Trong quá trình thu thập dữ liệu, có một số kết quả đối tượng được khảo sát chưa biết gì về dịch vụ ebanking, phiếu trả lời giống nhau ở các câu hỏi, hoặc bỏ sót câu hỏi. Sau khi làm sạch dữ liệu, có 261 phiếu trả lời hợp lệ. Toàn bộ số mẫu hợp lệ sẽ được xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS để phục vụ cho việc nghiên cứu.

Bảng 3.1: Thông tin mẫu điều tra



Hình thức thu

thập dữ liệu

Số lượng mẫu

phát hành

Số lượng mẫu

phản hồi

Tỷ lệ phản hồi

Số lượng mẫu

hợp lệ

In ra giấy và

phát trực tiếp

250

205

82%

153

Gởi email

140

122

87.14%

108

Tổng cộng

390

327

83.85%

261


3.5. XÂY DỰNG THANG ĐO‌

Các thang đo được xây dựng và phát triển từ cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu từ nước ngoài đã được công bố, được dịch sang tiếng Việt. Chính vì thế tác giả thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khẳng định đối tượng được phỏng vấn hiểu rò từng từ ngữ và nội dung các khái niệm được đề cập trong bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức.


Bảng 3.2: Thang đo sử dụng trong nghiên cứu



Thang đo

Nguồn tham khảo

Hiệu quả mong đợi

Venkatesh và cộng sự, 2003

Davis, 1986

Nỗ lực mong đợi

Venkatesh và cộng sự, 2003

Điều kiện thuận tiện

Venkatesh và cộng sự, 2003

Yeoh & Benjamin, 2011

Ảnh hưởng xã hội

Venkatesh và cộng sự, 2003

Suha A và cộng sự, 2008

Nhận thức rủi ro

Featherman and Pavlou (2003)

Chi tiết các thang đo sau khi hiệu chỉnh từ khảo sát định tính như sau:

3.5.1 Hiệu quả mong đợi‌

Hiệu quả mong đợi được đo bởi 5 biến quan sát, xây dựng căn cứ trên thang đo của Venkatesh (2003) và Davis (1986). Qua nghiên cứu định tính bổ sung thêm 2 biến quan sát tham khảo từ nghiên cứu của Yeoh & Benjamin (2011) là: “Sử dụng ebanking cho phép tôi quản lý tốt thông tin tài chính cá nhân” và “Tôi không cần phải ghé thăm các ngân hàng truyền thống thường xuyên”.

Chi tiết thang đo cho biến Hiệu quả mong đợi được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3.3: Thang đo cho biến Hiệu quả mong đợi đã hiệu chỉnh


Thang đo

Nguồn tham khảo

PE1

Sử dụng ebanking cho phép tôi quản lý tốt thông

tin tài chính cá nhân

Yeoh & Benjamin, 2011

PE2

Tôi tiết kiệm được nhiều thời gian khi sử dụng dịch

vụ ebanking

Venkatesh, 2003

Davis, 1986

PE3

Tôi không cần phải ghé thăm các ngân hàng truyền

thống thường xuyên

Yeoh & Benjamin, 2011

PE4

Sử dụng ebanking làm tăng năng suất và chất lượng

công việc của tôi

Davis, 1986

Venkatesh, 2003

PE5

Tôi cảm thấy dịch vụ ebanking rất hữu ích

Davis, 1986


3.5.2 Nỗ lực mong đợi‌‌


Theo mô hình UTAUT, khái niệm nỗ lực mong đợi đề cập đến việc người sử dụng dịch vụ tin rằng việc sử dụng hệ thống thông tin sẽ không đòi hỏi nhiều sự nỗ lực, họ cảm thấy dễ dàng khi sử dụng dịch vụ. Trong nghiên cứu này bao hàm cả thói quen sử dụng thành thạo dịch vụ ebanking của khách hàng. Qua nghiên cứu định tính, thang đo Nỗ lực mong đợi đã hiệu chỉnh bao gồm 4 biến quan sát, được trình bày chi tiết trong bảng dưới.

Bảng 3.4: Thang đo cho biến Nỗ lực mong đợi đã hiệu chỉnh



Thang đo

Nguồn tham khảo

EE1

Tôi có thể dễ dàng tương tác với hệ thống ebanking

Yeoh & Benjamin, 2011

EE2

Hướng dẫn trên hệ thống ebanking là rò ràng, dễ

hiểu

Venkatesh, 2003

EE3

Những thao tác thực hiện trên ebanking là đơn giản

đối với tôi

Davis, 1986

EE4

Tôi có thể dễ dàng sử dụng ebanking khi được

hướng dẫn

Xây dựng mới


3.5.3 Điều kiện thuận tiện‌


Điều kiện thuận tiện được đo bởi 5 biến quan sát, xây dựng căn cứ trên thang đo của Venkatesh (2003) và Yeoh & Benjamin (2011). Qua nghiên cứu định tính bổ sung thêm 2 biến quan sát là: “Các phương tiện vật chất trong dịch vụ ebanking rất hấp dẫn” và “Tôi cảm thấy thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ ebanking”.


Bảng 3.5: Thang đo cho biến Điều kiện thuận tiện đã hiệu chỉnh



Thang đo

Tác giả

FC1

Tôi có đủ các nguồn lực cần thiết để sử dụng dịch

vụ ebanking

Venkatesh, 2003

FC2

Tôi có kiến thức cần thiết để sử dụng hệ thống

Venkatesh, 2003

FC3

Các phương tiện vật chất trong dịch vụ ebanking rất

hấp dẫn

Xây dựng mới

FC4

Ngôn ngữ được trình bày trên ebanking là dễ đọc và

dễ hiểu

Yeoh & Benjamin, 2011

FC5

Tôi cảm thấy thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ

ebanking

Xây dựng mới

3.5.4 Ảnh hưởng xã hội‌

Ảnh hưởng xã hội được đo bởi 4 biến quan sát, xây dựng căn cứ trên thang đo của Venkatesh (2003) và Yeoh & Benjamin (2011). Qua nghiên cứu định tính bổ sung thêm 1 biến quan sát là: “Tôi cảm thấy sử dụng ebanking là phù hợp với xu thế phát triển hiện nay”.

Bảng 3.6: Thang đo cho biến Ảnh hưởng xã hội đã hiệu chỉnh



Thang đo

Tác giả

SI1

Tôi cảm thấy sử dụng ebanking là phù hợp với xu thế phát triển hiện nay


Xây dựng mới

SI2

Hầu hết những người quan trọng đối với tôi khuyên tôi nên sử dụng dịch vụ ebanking

Venkatesh, 2003

SI3

Môi trường làm việc/học tập của tôi có hỗ trợ dịch

vụ ebanking

Yeoh & Benjamin, 2011

SI4

Sử dụng dịch vụ ebanking cho thấy tôi có trình độ

cao hơn những người khác không sử dụng dịch vụ

Yeoh & Benjamin, 2011


3.5.5 Nhận thức rủi ro‌

Nhận thức rủi ro phản ánh sự băn khoăn lo lắng của người tiêu dùng trong việc sử dụng dịch vụ, yếu tố này có tác động trực tiếp vào sự chấp nhận của người tiêu dùng. Nhận thức rủi ro được đo bởi 5 biến quan sát, xây dựng căn cứ trên thang đo của Featherman và Pavlou (2003). Qua nghiên cứu định tính có bổ sung thêm 1 biến quan sát “Giao dịch ebanking có khả năng xảy ra thất thoát tiền từ tài khoản”. Chi tiết thang đo Nhận thức rủi ro như bảng dưới.

Bảng 3.7: Thang đo cho biến Nhận thức rủi ro đã hiệu chỉnh


Thang đo

Tác giả

PR1

Tôi vẫn không an tâm về tính bảo mật của kênh

ngân hàng điện tử

Featherman and Pavlou, 2003

PR2

Tôi lo lắng người khác giả mạo thông tin của tôi

Featherman and Pavlou, 2003

PR3

Tôi lo bị hacker đánh cắp tiền từ tài khoản

Featherman and Pavlou, 2003

PR4

Giao dịch ebanking có khả năng xảy ra thất thoát

tiền từ tài khoản

Xây dựng mới

PR5

Tôi ngần ngại sử dụng hệ thống vì sợ mắc lỗi sai

không thể sửa chữa

Featherman and Pavlou, 2003

3.5.6 Ý định sử dụng dịch vụ ebanking‌

Ý định sử dụng được đo bởi 3 biến quan sát, xây dựng căn cứ trên thang đo của Venkatesh (2003). Qua nghiên cứu định tính bổ sung thêm 1 biến quan sát là: “Tôi có ý định khuyên gia đình, bạn bè sử dụng dịch vụ ebanking”.

Bảng 3.8: Thang đo cho biến Ý định sử dụng đã hiệu chỉnh



Thang đo

Tác giả


UIE1

Tôi có ý định sử dụng dịch vụ ebanking trong tương lai gần


Venkatesh, 2003

UIE2

Tôi sẽ sử dụng ebanking trong tương lai gần

Venkatesh, 2003

UIE3

Tôi có ý định khuyên gia đình, bạn bè sử dụng dịch

vụ ebanking

Xây dựng mới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022