Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


còn nhiều mặt tồn tại trong hệ thống Ngân hàng như: tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa thực sự vững chắc… Ngoài ra, những biến động của nền kinh tế vĩ mô hiện nay cũng ngày càng trở nên khó lường, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Đứng trước các thách thức đó, điều đó đặt ra một bài toán cho các ngân hàng thương mại: Vừa đảm bảo duy trì tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng một cách bền vững, đồng thời vừa đảm bảo hạn chế được rủi ro trong việc tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, giữ tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn ở ngưỡng an toàn.

Chính vì lý do đó, trong luận văn này, tác giả sẽ thực hiện đề tài nghiên cứu về việc: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam” nhằm xem xét tác động của các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các yếu tố nội tại của các ngân hàng đến việc tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Kết quả của bài nghiên cứu không chỉ đưa ra thêm một bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam mà còn giúp cho các nhà quản trị, các nhà hoạch định chính sách cân nhắc, xem xét trong việc điều hành các hoạt động của ngân hàng thương mại để đảm bảo vừa đáp ứng được yêu cầu về tăng trưởng tín dụng, vừa hạn chế được rủi ro trong quá trình tăng trưởng tín dụng, giữ tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn ở ngưỡng an toàn..

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Tác giả tập trung vào việc xem xét các nhân tố nội tại và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế có tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Cụ thể, đối với các yếu tố nội tại, bài nghiên cứu tập trung xem xét các nhân tố quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của từng ngân hàng và tính thanh khoản của ngân hàng. Đối với các nhân tố vĩ mô, bài nghiên cứu tập trung vào việc xem xét các yếu tố tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và mức độ phát triển của thị trường tài chính. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đặt ra 03 câu hỏi sau cho bài nghiên cứu:


- Thứ nhất, trong mối quan hệ đơn biến của từng nhân tố vĩ mô nền kinh tế và của từng nhân tố nội tại ngân hàng thương mại, các biến nào có mối quan hệ với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại? Nếu có, mối quan hệ đó là cùng chiều hay ngược chiều?

Thứ hai, trong mối quan hệ đa biến, những nhân tố nào có tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại? Nếu có, tác động đó là tác động cùng chiều hay ngược chiều? Độ lớn của các tác động như thế nào? Nhân tố nào có tác động lớn đến tăng trưởng tín dụng?

Thứ ba, từ các kết quả nghiên cứu trên, những kiến nghị, giải pháp nào được đưa ra để đảm bảo ổn định tốc độ tăng trưởng tín dụng theo hướng an toàn?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về các nhân tố vĩ mô và các yếu tố nội tại của ngân hàng có tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Cụ thể, tác giả sẽ tập trung vào xem xét 04 yếu tố vĩ mô của nền kinh tế (bao gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, mức độ phát triển của thị trường tài chính) và 04 yếu tố nội tại của các ngân hàng (bao gồm quy mô của ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 và tính thanh khoản của các ngân hàng)

- Phạm vi nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được thực hiện bao gồm 20 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước hoạt động liên tục tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 – 2016 (danh sách các ngân hàng trong mẫu khảo sát được trình bày chi tiết trong phụ lục của luận văn).

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, các bản cáo bạch tài chính, các báo cáo tình hình quản trị được công bố trên các hệ thống website của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam


trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016. Do đó, dữ liệu nghiên cứu sẽ có dạng dữ liệu bảng (Panel data).

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định lượng. Trong quá trình phân tích định lượng, tác giả thực hiện các phương pháp phân tích số liệu như sau:

- Phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp đối chiếu số liệu, từ đó đưa ra các nhận định ban đầu.

- Phương pháp hồi quy: Thực hiện hồi quy dữ liệu bảng theo các phương pháp OLS gộp (Pooled OLS), FEM, REM. Từ 03 mô hình trên, lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhất đối với trường hợp mẫu dữ liệu, từ đó, tác giả lựa chọn và phân tích kết quả mô hình hồi quy phù hợp nhất. Từ các số liệu thu thập trên phần mềm excel, tác giả sử dụng phần mềm Stata để hồi quy mô hình nghiên cứu.

1.5. Đóng góp điểm mới của đề tài

Luận văn được thực hiện với mục tiêu đo lường và cung cấp thêm những kết quả thực nghiệm về mối quan hệ của các nhân tố nội tại ngân hàng và các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế có tác động đến sự tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Từ đó, luận văn sẽ cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm cho thấy tình hình phát triển chung của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này có thể sẽ rất hữu ích cho các chủ thể có quan tâm/ có lợi ích gắn với các ngân hàng thương mại như các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng, các nhà đầu tư, ....

1.6. Bố cục luận văn

Ngoài phần tóm tắt ban đầu, luận văn nghiên cứu bao gồm 05 chương như

sau:


- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu


Trình bày tính cấp thiết của đề tài, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.

- Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu về vấn đề tăng trưởng tín dụng

Chương này đưa ra một số khái niệm, cơ sở lý thuyết trong việc nghiên cứu về các ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng. Đồng thời, tác giả cũng xác định các nhân tố nội tại ngân hàng và các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế có tác động tới tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Trên cơ sở các nhân tố đó, tác giả đưa ra những bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước về vấn đề tăng trưởng tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại.

- Chương 3: Phương pháp định lượng

Từ việc xác định các nhân tố nội tại ngân hàng và vĩ mô của nền kinh tế có tác động đến tăng trưởng tín dụng trong chương 2, luận văn sẽ đưa ra quy trình thực hiện nghiên cứu định lượng trong bài nghiên cứu. Cụ thể, tác giả sẽ xác định các giả thuyết nghiên cứu; cách thức thu thập dữ liệu (bao gồm nguồn dữ liệu sử dụng); xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng (với các biến số trong mô hình); cách xác định, tính toán/ đo lường các biến số nghiên cứu định lượng; tổng quan các phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng trong luận văn.

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra các kết luận về việc chấp nhận/ bác bỏ những giả thuyết đã đặt ra trước đó, đồng thời tác giả cũng đưa ra các nhận định về tác động của các biến độc lập đối với tăng trưởng tín dụng trong các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.


- Chương 5: Kết luận, kiến nghị chính sách của đề tài nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo

Chương này sẽ tóm tắt về việc thực hiện nghiên cứu trong luận văn, kết luận tổng quát về các kết quả nghiên cứu đã đạt được. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng ổn định, an toàn đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Ngoài ra, chương này cũng sẽ chỉ ra những giới hạn trong nghiên cứu của luận văn và đưa ra các hướng nghiên cứu mở rộng của luận văn trong các nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG

Chương này sẽ trình bày tổng quan về phần lý thuyết, các nhân tố có ảnh hưởng đến vấn đề tăng trưởng khoản vay tín dụng trong ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, chương này sẽ sơ lược qua một số nghiên cứu trước đây để làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố có tác động. Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm có được là cơ sở để tác giả lựa chọn và xây dựng các nhân tố tác động mà tác giả sẽ sử dụng trong nghiên cứu của mình

2.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại


2.1.1Vai trò của hệ thống NHTM


2.1.1.1 Thực thi chính sách tiền tệ


Trong nền kinh tế, Ngân hàng trung ương là cơ quan có nhiệm vụ hoạch định các chính sách tiền tệ với các công cụ chính như các quy định về lãi suất, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, điều chỉnh mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, các hoạt động điều tiết trên thị trường mở, ... Trong khi đó, NHTM sẽ là các chủ thể chịu tác động trực tiếp của các công cụ điều chỉnh trên; đồng thời các NHTM sẽ có vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Ngược lại, thông qua NHTM và các định chế tài chính trung gian khác, các thông tin của nền kinh tế sẽ được phản hồi về cho ngân hàng trung ương để từ đó, ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh những chính sách tiện tệ một cách thích hợp đối với nền kinh tế

2.1.1.2 Cung cấp vốn cho nền kinh tế


Vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Nhà nước trong một nền kinh tế. Do đó, nếu muốn có nhiều vốn thì phải tăng thu nhập quốc dân và các chi phí từ việc tiêu dùng phải được cân đối hợp lý. Mặt khác, nền kinh tế ngày một phát triển sẽ càng tạo ra nhiều nguồn vốn. Điều đó sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Tóm lại, ngân


hàng thương mại là các chủ thể phần lớn đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

2.1.1.3 Cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường


Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp luôn chịu tác động đáng kể từ các quy luật kinh tế mang tính chất khách quan như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và sản xuất dựa trên sự đáp ứng nhu cầu cho thị trường thông qua các hợp đồng tín dụng, cho vay. Ngân hàng là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung ứng cho các doanh nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, tạo doanh thu và lợi nhuận thông qua nhu cầu của thị trường, từ đó tạo cho doanh nghiêp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.

2.1.1.4 Công cụ đề nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế


Trong nền kinh tế thị trường, một trong các công cụ để nhà nước điều tiết các hoạt động vĩ mô nền kinh tế chính là thông qua các hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại. Với nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ thanh toán trong hệ thống các ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại sẽ góp phần mở rộng lượng cung tiền trong lưu thông của nền kinh tế. Với việc cung ứng tín dụng cho các chủ thể của nền kinh tế, các ngân hàng thương mại sẽ điều tiết các dòng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, phân phối tiền tệ một cách có hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô kinh tế: “Nhà nước dẫn dắt ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường”.

2.1.1.5 Cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế

Trong nền kinh tế thị trường, việc mở rộng các mối quan hệ hàng hóa – tiền tệ sẽ làm gia tăng nhu cầu trao đổi kinh tế, giao thương giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng. Do vậy, nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải


mở cửa, hội nhập với nền tài chính quốc tế. Khi đó, các NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hội nhập kinh tế. Với các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, các nghiệp vụ thanh toán, ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng. Thông qua các hợp đồng thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, quan hệ tín dụng với các ngân hàng nước ngoài, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ có vai trò điều tiết nền tài chính trong nước theo hướng phù hợp với xu hướng vận động chung của nền tài chính quốc tế.

Tóm lại, vai trò chính của hệ thống ngân hàng thương mại bao gồm:


- Thứ nhất, ngân hàng thương mại là công cụ quan trọng thúc đẩy, phát triền của sản xuất lưu thông hàng hóa. Thông qua chức năng huy động vốn, cùng với vai trò làm trung gian thanh toán. Ngân hàng thương mại giống như một “chất bôi trơn” luân chuyển làm cho bộ máy kinh tế hoạt động hiệu quả.

Thứ hai, là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương, đề điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế vỹ mô, đặc biệt là mục tiêu ổn định tiền tệ. Hầu hết, công cụ thực hiện chính sách tiền tệ hoạt động có hiệu quả của các ngân hàng thương mại cũng như việc chấp hành qui định dự trữ bắt buộc, quy chế thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư

2.2. Tín dụng ngân hàng


2.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng


Định nghĩa tín dụng được xuất phát từ tiếng Latinh, có nghĩa là credo, tức là sự tin tưởng, sự tín nhiệm lẫn nhau. Trên các góc độ khác nhau, khái niệm về tín dụng được hiểu như sau:

- Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả.


- Tín dụng là quá trình tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ hay hiện vật trên nguyên tắc có hoàn trả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022