- Thiết kế trong thời gian thi công;
- Sự phức tạp của dự án;
- Địa điểm dự án;
- Xây dựng thiết kế;
- Năng lực của quản lý dự án;
- Kịp thời thông tin dự án.
1.3 THỰC TRẠNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN.
Trong những năm hình thành và phát triển, được sự quan tâm và ủng hộ của Ủy ban Nhân dân Thành phố, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn luôn thực hiện tốt mọi chương trình, kế hoạch mà Ủy ban Nhân dân Thành phố đề ra; Ngoài việc đẩy mạnh dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ thì việc phát triển cơ sở hạ tầng của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn luôn được chú trọng quan tâm, nhiều cơ sở khu du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn.. được xây dựng và sửa chữa cải tạo đã hoàn thành và đi vào sử dụng hoạt động làm tăng hiệu quả kinh doanh, đem lại cho Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn những thành tựu nhất định, góp phần vào sự tăng trưởng về mặt kinh tế cho Thành phố. Bên cạnh những mặt tích cực đó, thì vẫn có những mặt còn tồn đọng, một số dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn vì một số lý do khách quan đã chậm trễ tiến độ, gây không ít tổn thất đến Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn như sau:
- Dự án Khách sạn Majestic mở rộng, một trong những dự án trong loạt công trình trọng điểm trong chiến lược phát triển năm 2011-2015 của Saigontourist, theo kế hoạch đến năm 2013 sẽ đi vào hoạt động, nhưng đến nay dự án vẫn chỉ mới đi vào hoàn thiện phần hầm. Nguyên nhân chủ yếu chủ yếu là phía năng lực Chủ đầu tư còn nhiều mặt hạn chế không lường trước được những sự cố sẽ xảy ra khi thực hiện thi công công trình, kế đến là trách nhiệm của tư vấn giám sát và tư vấn thiết kế, không có sự
trao đổi hỗ trợ cho công việc, một vấn đề không thể thiếu đó là năng lực nhà thầu thi công kém, tài chính nhà thầu không đáp ứng đủ dẫn đến việc thực hiện thi công không đúng tiến độ.
- Dự án Tu bổ, tôn tạo Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật Khách sạn Continental, đây là một công trình cổ mang tính di tích văn hóa lịch sử, cho nên việc triển khai ở bước lên thiết kế và bước thi công cần tỉ mỉ chi tiết buộc phải chau chuốt chỉnh sửa nhiều lần, ngoài ra do đặc thù là công trình cổ nên việc kết nối cơ sở hạ tầng cũng là một vấn đề khó khăn gây chậm tiến độ.
- Một số dự án kết hợp ngoài doanh nghiệp triển khai chậm do các đối tác thiếu hụt nguồn vốn, không có khả năng tiếp tục đầu tư đúng tỷ lệ đã cam kết. Như khách sạn Saigon Inn (New world Saigon), Khách sạn Caravelle Saigon....
- Vị trí địa lí, địa hình không thuận lợi cho công tác thi công cũng như vận chuyển vật tư là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án như: Công trình cải tạo sửa chữa khu Du lịch Sài Gòn – Côn Đảo gặp khó khăn trong việc vận chuyển tập kết nguyên vật liệu cũng như nhân công từ đất liền ra đảo, phương tiện di chuyển khó khăn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết làm cho quá trình xây dựng bị gián đoạn gây ra nhiều tổn thất về chí phí cải tạo sữa chữa; Công trình resort Sài Gòn – Bản Giốc nằm ở thác Bản Giốc, giữa biên giới Việt – Trung, với địa thế vùng cao hiểm trở đây là một vị trí địa lý cực kỳ khó khăn trong công tác thi công, vân chuyển vật tư cũng như công tác quản lý công trình.
- Ngoài ra còn có những dự án như dự án mở rộng khu tây khách sạn Bến Thành (Rex), dự án cải tạo và mở rộng khách sạn Grand Saigon, dự án cải tạo và mở rộng khách sạn Đồng Khánh, dự án thi công xây dựng công trình phao nổi và cầu dẫn tại khu du lịch Tân Cảng, Xây dựng trung tâm tiệc-hội nghị cao cấp Đà Nẵng.. không hoàn thành đúng tiến độ dự án vì những lý do sau: công trình có yêu cầu cao về mặt mỹ thuật, kiến trúc gây
mất thời gian trong việc phê duyệt thiết kế, tư vấn thiết kế thiếu năng lực phải chỉnh sửa bản vẽ thiết kế nhiều lần, dự án phải điều chỉnh quy mô dự án vì tư vấn lập dự án thiếu năng lực không sâu sát, và lường trước được những phát sinh xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, và một yếu tố không thể thiếu đó là việc đấu nối kỹ thuật hạ tầng gặp nhiều khó khăn.
Nhận thấy những mặt hạn chế khó khăn trên, Ban Lãnh đạo Tổng Công ty đã chỉ đạo xác định rõ phương hướng hoạt động 5 năm từ 2015-2020 trong vấn đề đầu tư, mua sắm, phát triển cơ sở hạ tầng được đặc biệt chú trọng quan tâm, đẩy nhanh tiến độ các dự án đang dang dở, mau chóng đưa vào hoạt động, kiểm soát hoạch định kế hoạch rõ rãng, chặt chẽ các dự án chuẩn bị triển khai.
Kết luận chương I:
Qua chương I, tác giả đã nêu một số khái niệm cơ bản sẽ sử dụng trong nghiên cứu như khái niệm về du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, dự án đầu tư, tiến độ dự án,...Những nghiên cứu trong nước, ngoài nước và thực trạng các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn cũng được tác giả nêu ra ở chương I; Đây là cơ sở tiền đề để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU:
Xác định đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu khái
niệm, cơ sở lý
thuyết
Tham khảo
những nghiên cứu
trước.
Tham khảo ý kiến chuyên gia
Thực trạng các dự án đầu tư xây dựng thuộc TCT DLSG
Lập bảng câu hỏi sơ bộ
Khảo sát sơ bộ
Điều chỉnh bảng câu hỏi
Khảo sát chính thưc
Đánh giá Cronbach’s alpha
Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Phân tích PCA
Phân tích nhân tố
Phân tích hồi quy
Kiểm định
Kết luận, đề xuất giải pháp
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu
Sau khi xác định vấn đề cần nghiên cứu, tiến hành tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, đánh giá thực trạng các dự án đầu tư xây dựng, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia và những người có kinh nghiệm nhằm xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư xây dựng thuộc ngành du lịch nói chung và Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn nói riêng, lập bảng khảo sát sơ bộ, tiến hành khảo sát thử nghiệm và phân tích kết quả thử nghiệm. Điều chỉnh lại bảng câu hỏi (nếu có), tiến hành khảo sát chính thức. Thu thập số liệu khảo sát, phân tích số liệu. Thảo luận và đưa ra các kết luận, kiến nghị dựa trên kết quả khảo sát được.
2.2 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI:
Bảng câu hỏi khảo sát là một công cụ được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu khảo sát. Trong lĩnh vực xây dựng nói riêng và trong kinh doanh sản phẩm hàng hóa nói chung, bảng câu hỏi là công cụ để thu thập thông tin phản hồi từ các bên tham gia dự án như: chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế,tư vấn giám sát, các nhà thầu, các đơn vị cung cấp vật tư - máy móc - thiết bị, các đơn vị khảo sát– kiểm tra chất lượng ... Ngoài ra, phương pháp này còn có những thuận lợi là chi phí thực hiện thấp, dễ dàng thực hiện và có thể khảo sát một số lượng lớn những thành phần tham gia trong thời gian ngắn. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi được thực hiện như sau :
Thực trạng các dự án đầu tư xây dựng thuộc
TCT DLSG
Tham khảo từ những nghiên cứu trươc
Tham khảo
ý kiến chuyên gia
Bảng câu hỏi sơ bộ
Khảo sát sơ bộ
Điều chỉnh bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi chính thức
Tham khảo những nghiên cứu trước
Hình 2.2: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi
- Trong quy trình trên, các nội dung và thành phần trong bảng câu hỏi được xây dựng sơ bộ thông qua quá trình tham khảo các nghiên cứu trước và phỏng vấn những chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Phát triển bảng câu hỏi, phỏng vấn lại các chuyên gia và tiến hành khảo sát thử nghiệm. Nếu bảng câu hỏi vẫn chưa rõ ràng, dễ hiểu và có nội dung chưa phù hợp thì tiếp tục bổ sung chỉnh sửa, tham khảo ý kiến chuyên gia cho đến khi hoàn thiện. Sau khi hoàn thiện, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức và thu thập số liệu kết quả khảo sát.
- Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đây:
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước đây
Các nghiên cứu trước | Các nguyên nhân | |
1 | Theo kết quả nghiên cứu của Lưu Tường Văn [6] xác định được 16 nguyên nhân gây chậm trễ, trong đó những nguyên nhân chủ yếu gây chậm trễ dự án xây dựng ở Việt Nam | Khó khăn tài chính của chủ đầu tư và nhà thầu |
Sự thiếu kinh nghiệm của nhà thầu | ||
Sự phân phối chậm trễ vật liệu | ||
Bàn giao mặt bằng xây dựng trễ | ||
Chi trả tạm ứng trễ của chủ đầu tư | ||
Giá trúng thầu thấp | ||
Biện pháp thi công không thích hợp | ||
Công việc sai sót và làm lại không cần thiết | ||
2 | Mai Xuân Việt nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng ở Việt Nam. [7] Nghiên cứu đựợc thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. Trong nghiên cứu, 18 yếu tố đựợc phân thành 4 nhân tố chính | Thanh toán trễ hẹn |
Quản lý dòng ngân lưu dự án kém | ||
Nguồn tài chính không chắc chắn | ||
Thị trường tài chính không ổn định | ||
3 | Nghiên cứu khảo sát của Châu Ngô Anh Nhân[8] đã khảo sát 165 dự án thuộc tất cả các loại công trình. Từ kết quả khảo sát, kỹ thuật phân tích nhân tố đã rút gọn tập hợp 30 yếu tố thành 8 nhóm nhân tố đại diện | Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài |
Yếu tố chính sách | ||
Yếu tố hệ thống thông tin quản lý | ||
Năng lực nhà thầu chính | ||
Năng lực chủ đầu tư | ||
Phân cấp thẩm quyên cho chủ đầu tư | ||
Năng lực tư vấn | ||
4 | Nghiên cứu khảo sát của Lê Mậu Tuấn [9] đã xác định được 46 yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án dân dụng và công nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Kết quả phân tích tìm ra được 7 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng các dự án dân dụng và công nghiệp | Nhóm yếu tố Chủ đầu tư |
Nhóm yếu tố Nguồn vốn | ||
Nhóm yếu tố Nhà thầu | ||
Nhóm yếu tố Chính sách | ||
Nhóm yếu tố TVGS-TVTK | ||
Nhóm yếu tố Đặc điểm công trình | ||
Nhóm yếu tố vấn đề Bên ngoài |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Dự Án Đầu Tư Lĩnh Vực Du Lịch
- Mục Đích Của Việc Lập Và Quản Lý Tiến Độ Của Dự Án:
- Các Nghiên Cứu Trước Đây Về Tiến Độ Dự Án Đầu Tư Xây Dựng
- Thực Trạng Xây Dựng Của Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Thuộc Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn
- Bảng Trị Trung Bình, Độ Lệch Chuẩn Của 24 Biến Quan Sát Thử Nghiệm
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
trên địa bàn TP.HCM | ||
5 | Chan DW, Kumaraswamy MM nghiên cứu so sánh về nguyên nhân trễ tiến độ trong các dự án xây dựng tại Hong Kong. [10] 83 nguyên nhân chậm trễ đã được xác định trong nghiên cứu. Những lý do chính cho sự chậm trễ được phân tích và xếp hạng theo các nhóm khác nhau được phân loại trên cơ sở: a) vai trò của các bên trong ngành xây dựng địa phương (tức là khách hàng, tư vấn hoặc nhà thầu) và b) các loại dự án. Kết quả nghiên cứu đưa ra 5 nguyên nhân chính và thường xuyên gây chậm trễ. | Quản lý và giám sát công trường kém |
Địa chất phức tạp | ||
Chậm trễ trong việc ra quyết định | ||
Sự thay đổi do chủ đầu tư | ||
Sự thay đổi cần thiết trong các công tác | ||
6 | Nghiên cứu đã công bố của Owolabi James D, Amusan Lekan M. Oloke C.O, Olusanya O, Tunji- Olayeni P. (2014) [11] chỉ ra 13 nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao dự án hoàn thành. | Thiếu kinh phí để tài trợ cho các dự án để hoàn thành. |
Ra quyết định chậm | ||
Biến động giá vật liệu xây dựng | ||
Sai sót trong quá trình thi công | ||
Thiếu thiết bị thi công hoặc thiết bị bị hư hỏng | ||
Sự sai sót hoặc thiếu nhất quán trong Hợp đồng thi công | ||
Thời tiết xấu | ||
Thiếu sự thông tin hiệu quả giữa các bên có liên quan | ||
Đình công, lãng công. | ||
Thay đổi bản vẽ thiết kế | ||
Các vấn đề về quản lý dự án | ||
Sự không phù hợp của cấu trúc tổ chức liên quan đến dự án | ||
Sự phá sản của nhà thầu | ||
7 | Theo nghiên cứu củaMobarak | Sự quản lý hợp đồng lạc hậu |