Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm Việt Nam



Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu đã tăng mạnh vào năm 2011 và lên cao đỉnh điểm vào năm 2012 nguyên nhân còn do diễn biến tiêu cực của nền kinh tế Việt Nam. Các bất lợi do diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới như một số nền kinh tế lớn có kết quả không khả quan khi tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm (Mỹ, Khu vực đồng EUR do chịu tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu) hay thậm chí là suy thoái (Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng kinh tế -0.9% do sóng thần) đã gây ra những khó khăn nhất định đến kinh tế Việt Nam do xuất khẩu khó khăn, giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm, thêm vào đó là cầu trong nước giảm sút và lạm phát cao, đã dẫn đến kết quả là tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011 chỉ ở mức 5.89%. Nền kinh tế diễn biến bất lợi đã làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn, dẫn đến các doanh nghiệp khó khăn về nguồn thu nhập trả nợ dẫn đến nợ xấu nhiều hơn. Một yếu tố khác cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng cao vào năm 2011 là do lãi suất cho vay tăng rất cao – có lúc lên đến 25% trong năm 2011 (theo Báo cáo thường niên của NHNN năm 2011) đã làm tình huống của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn càng xấu đi và do vậy dẫn tới suy giảm, thậm chí là mất khả năng trả nợ nên đã làm tăng nợ xấu. Bảng 4.1 cho thấy khối lượng nợ xấu của hệ thống ngân hàng lúc này khá lớn - tương đương 85.000 tỷ và chiếm 3.43% tổng dư nợ. Tình huống nợ xấu của các ngân hàng vào năm 2012 thật sự gây lo ngại và hoang mang khi xuất hiện nhiều số liệu về nợ xấu như theo số liệu báo cáo của các TCTD với NHNN thì nợ xấu chạm ngưỡng 4.08%, theo Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia thì tỷ lệ nợ xấu là 8,6%, còn theo số liệu của Fitch thì tỷ lệ nợ xấu thật sự phải lên đến 13%. Như vậy, dù là số liệu nào đúng thì đều cho thấy rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2012 đã vượt khá xa ngưỡng cho phép 3% của NHNN và thật sự đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng.

Bảng 4.1: Nợ xấu của các NHTM Việt Nam năm 2007 - 2012


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng nợ xấu

(tỷ đồng)

16.000

26.970

35.875

49.064

85.967

126.108

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


Tổng dư nợ (tỷ

đồng)

941.176

1.242.857

1.750.000

2.271.500

2.504.911

3.090.904

Tỷ lệ nợ xấu/

tổng dư nợ (%)

1,7

2,17

2,05

2,16

3,43

4.08

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Bảng 4.2 cho thấy nợ xấu từ năm 2013 – 2018 giảm dần qua từng năm. Nguyên nhân giúp nợ xấu giảm là do sự quyết liệt xử lý nợ xấu từ các ngân hàng đến NHNN và cả Chính Phủ cũng. Các giải pháp giải quyết nợ xấu đã được thực hiện là:

- Chính phủ phê duyệt thực hiện đề án 254/QĐ – TTg ngày 01/03/2012 “cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015” với mục đích làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu của hệ thống thông qua Công ty TNHH Một Thành Viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Theo số liệu trong báo cáo tổng quan thị trường tài chính của Uỷ ban giám sát quốc gia năm 2013 thì trong năm 2013 hệ thống TCTD Việt Nam đã giải quyết được 105.900 tỷ đồng, trong đó nợ xấu giải quyết thông qua VAMC xấp xỉ 40 nghìn tỷ đồng - chiếm gần 40% tổng nợ xấu xử lý được.

- Thực hiện theo chỉ đạo của NHNN thì các TCTD cũng đã tích cực xử lý nợ xấu bằng các biện pháp như bán tài sản đảm bảo, dùng dự phòng để xử lý nợ xấu, bán nợ...tính đến cuối năm 2018 thì đã có một số ngân hàng xóa sạch nợ tại VAMC (theo báo cáo thường niên của NHNN năm 2018).

- Quốc Hội ban hành nghị quyết 42/2017/QH14 (năm 2017) “Về thí điểm nợ xấu của các TCTD” - theo đó nghị quyết khẳng định quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng và VAMC, cho phép mua bán nợ xấu và tài sản đảm bảo theo giá thị trường, cho phép tòa án áp dụng thủ tục để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm - nhờ đó một khối lượng lớn nợ xấu đã được giải quyết trong năm 2017 và 2018. Cụ thể, theo báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017 của NFSC đã xử lý được 70.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2017 và 113.400 tỷ đồng trong năm 2018.



- NHNN yêu cầu và kiểm soát, giám sát chặt chẽ các ngân hàng trong việc tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng nhằm hạn chế các khoản nợ xấu mới phát sinh.

Ngoài ra, nền kinh tế vĩ mô khởi sắc và thị trường bất động sản hồi phục sau thời gian đứng yên (2011 – 2013) cũng đã hỗ trợ ngân hàng giảm nợ xấu thông qua bán tài sản bảo đảm là bất động sản. Nhờ vậy, đến cuối năm 2018 thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng được ghi nhận ở mức 1.89% - đây được xem là mức an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Bảng 4.2: Nợ xấu của các NHTM Việt Nam năm 2013 – 2018


Năm

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng nợ xấu (tỷ

đồng)


125.372


128.852


118.579


135.796


129.812


140.549

Tổng dư

nợ (tỷ đồng)

3.472.90

2

3.964.66

5

4.650.15

6


5.520.200

6.523.22

0

7.436.47

1

Tỷ lệ nợ

xấu/ tổng dư nợ (%)


3,61%


3,25%


2,55%


2,46%


1.99%


1.89%

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Như vậy, tính cho đến năm 2018 thì hệ thống ngân hàng vẫn chưa giải quyết được dứt điểm khối nợ xấu tồn đọng và do vậy, tuy không còn là mối đe dọa lớn đối với sự an toàn và phát triển của hệ thống ngân hàng nhưng nếu không giải quyết dứt điểm thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Theo tác giả, có một số nguyên nhân làm cho nợ xấu chưa được giải quyết dứt điểm là do:

- Việc bán nợ cho VAMC chưa phải là mua đứt bán đoạn nên thực chất bán nợ cho VAMC mới chỉ là chuyển nợ xấu từ chỗ này đến chỗ khác về mặt kế toán. Thực chất, khối nợ xấu chưa được xử lý mà vẫn đọng ở VAMC.



- Xử lý tài sản đảm bảo là một cách để giải quyết dứt điểm nợ xấu nhưng hành lang pháp lý chưa thực sự linh hoạt và còn chồng chéo nhau gây khó khăn cho ngân hàng khi xử lý tài sản đảm bảo, do vậy giá trị thu hồi nợ từ biện pháp xử lý tài sản đảm bảo còn thấp.

- Giải quyết nợ xấu tồn đọng chủ yếu thông qua VAMC mà chưa huy động nguồn lực từ trong xã hội nên thời gian giải quyết dứt điểm nợ xấu bị kéo dài. Vì trong khi khối lượng nợ xấu cần giải quyết rất lớn mà vốn của VAMC thì nhỏ bé (tính đến năm 2018 vốn điều lệ của VAMC khoảng 2000 tỷ) rất khó để xử lý dứt điểm nợ xấu nhanh.

4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Dựa vào phương pháp tiếp cận trong mô hình nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015), mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu bảng động có dạng:

NPLit = α+ γNPLi,t-1 + β1LLPi,t + β2EFFi,t + β3LEVi,t + β4ETAi,t +

β5NIIi,t + β6NIIi,t + β7SIZEi,t + β8ROEi,t + β9GGDPt + β10INFt + β11INRt +

β12UNRt + β13EXRt + vi + εi,t

Đầu tiên, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để tìm thấy các yếu tố có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.

Để ước lượng mô hình, ban đầu sử dụng kỹ thuật ước lượng bảng cho cả 3 mô hình Pooled, mô hình FEM và mô hình REM. Nhưng do xuất hiện nội sinh trong mô hình nên hồi quy theo phương pháp GMM trên dữ liệu bảng sẽ được sử dụng.

Bảng 4.3: Bảng thống kê mô tả các biến


Nguồn Tự tổng hợp từ Stata 14 Bảng ma trận hệ số tương quan cho thấy hệ 1

(Nguồn: Tự tổng hợp từ Stata 14)

Bảng ma trận hệ số tương quan cho thấy hệ số tương quan giữa INR và INF, ETA và LEV có hệ số tương quan khá cao lần lượt là 0.9987 và -0.9816 báo hiệu hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.4 Bảng ma trận hệ số tương quan


Nguồn Tự tổng hợp từ Stata 14 Khi kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng 2


Nguồn Tự tổng hợp từ Stata 14 Khi kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng 3

(Nguồn: Tự tổng hợp từ Stata 14)

Khi kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF cho thấy 4 biến INR, INF, ETA, LEV đều có giá trị > 10 và hệ số tương quan cao cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa INR và INF, ETA và LEV. Tác giả quyết định bỏ INR và ETA để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.

Bảng 4.5: Bảng hệ số VIF sau khi bỏ biến INR, ETA


Nguồn Tự tổng hợp từ Stata 14 Như vậy hệ số VIF sau khi bỏ biến INR và ETA 4

(Nguồn: Tự tổng hợp từ Stata 14)

Như vậy, hệ số VIF sau khi bỏ biến INR và ETA có giá trị trung bình là 2.56 và giá trị VIF của các biến độc lập < 10 đảm bảo mô hình không còn hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.

Sử dụng phương pháp GMM thu được kết quả hồi quy như sau:

Bảng 4.6: Bảng tổng kết kết quả hồi quy

Ngày đăng: 03/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*