Hạn Chế Và Đề Xuất Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo:


phối hợp hài hòa giữa mục tiêu chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế khác, đặc biệt là chính sách tài khóa và ổn định cán cân thanh toán.

Trong các năm qua tình trạng thừa tiền trong ngân hàng đã diễn ra trên diện rộng do các doanh nghiệp có "sức khoẻ tốt" không dám vay để mở rộng sản xuất kinh doanh vì tổng cầu yếu, doanh nghiệp "sức khoẻ kém" thì không đủ điều kiện để ngân hàng cho vay tiếp; người dân cũng không dám vay tiêu dùng vì họ cũng không có nhu cầu chi tiêu trong bối cảnh lãi suất cho vay cao mà thu nhập vẫn không tăng. Vì vậy, giải pháp trước mắt là phải gia tăng tổng cầu vì tổng cầu có tác động đến RRTD. Để tăng tổng cầu, Chính phủ phải đẩy mạnh đầu tư công nhằm vào những mục tiêu lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trường học...

Chính phủ cần có chính sách hợp lý để thực hiện nhất quán mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng GDP đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2014, đồng thời có giải pháp để hạn chế tỷ lệ thất nghiệp giúp cải thiện tỷ lệ nợ xấu ngân hàng.

Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, nhất là các chính sách giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và chính sách hỗ trợ tín dụng...

Tăng cường vai trò của công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính.

Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo


5.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

NHNN cần phải quy định cụ thể và chi tiết cách công bố thông tin, cách trình bày báo cáo tài chính của các NHTM một cách nhất quán. Trong đó, các NHTM phải thể hiện tỷ lệ nợ xấu một cách rõ ràng và chi tiết qua bản thuyết minh báo cáo tài chính. Việc trình bày báo cáo tài chính này không chỉ mục đích cung cấp cho NHNN với chức năng thanh tra, giám sát mà còn cần phổ biến đại chúng trên các website của chính các NHTM đó để cung cấp cho các nhà đầu tư, các cổ đông


Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam - 11

và các khách hàng gởi tiền cũng như đi vay nhằm tăng cường tính minh bạch trong hệ thống ngân hàng. Việc công bố thông tin như ở trên không những phải rõ ràng mà còn phải được cập nhật định kỳ (theo kiến nghị là hàng quý) để NHNN chủ động trong việc giám sát các hoạt động của các NHTM.

Các cơ chế, chính sách của NHNN phải được điều chỉnh phù hợp với lộ trình cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng và phải tương đối ổn định để các NHTM chủ động và tiên liệu được những rủi ro nảy sinh khi thay đổi chính sách. Mặt khác, thông qua chức năng vai trò của nhà nước trong việc điều tiết khắc phục những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không bao cấp cho NHTMCP, nhưng cũng không nên tạo ra những rủi ro cho ngân hàng bằng cơ chế chính sách hay các mệnh lệnh hành chính; sử dụng cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm cho các ngân hàng tham gia thị trường tuân thủ các qui định.

Tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục trong nhiều năm qua và tiếp tục là vấn đề nan giải trong thời gian sắp tới. Nợ xấu tác động đến trực tiếp đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và kéo theo một cơ chế truyền dẫn tác động đến sự lưu thông của dòng vốn tín dụng. Vì vậy, Chính phủ và NHNN phải có biện pháp giải quyết triệt để vấn đề này mới mong nền kinh tế trở về trạng thái ổn định. NHNN phải xác định được con số thực về quy mô và cơ cấu của nợ xấu hiện nay, xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu. NHNN cần phải phân loại nợ xấu theo mức độ, theo nhóm ngành, theo từng ngân hàng, theo từng doanh nghiệp một cách chi tiết và cụ thể; xử lý nghiêm hành vi che giấu nợ xấu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong các trường hợp cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng sai chế độ.

Để tạo điều kiện cho các NHTM chủ động thực hiện tốt hơn công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, NHNN chỉ đạo các Vụ, Cục có liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.


Tùy năng lực của từng ngân hàng trong từng thời kỳ, NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý, đảm bảo chất lượng tín dụng. NHNN cần quy định cụ thể các yêu cầu mà ngân hàng cần có khi muốn mở rộng quy mô nhằm tránh tình trạng vì cạnh tranh mà các ngân hàng thay nhau mở rộng mạng lưới hoạt động trong khi không đảm bảo đủ nguồn lực quản lý.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các NHTM trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ của Chính phủ; các NHTM cần phối hợp chặt chẽ hơn với NHNN trong việc triển khai các chính sách và tránh cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, từ đó có thể sớm phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc…để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để.


5.4. Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:‌


5.4.1. Hạn chế:‌


Về yếu tố nghiên cứu:

Hạn chế đầu tiên của đề tài là vấn đề lựa chọn các yếu tố để đánh giá sự tác động của chúng đến RRTD. Nghiên cứu đến đây mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra và hệ thống hóa các yếu tố chủ yếu được tổng hợp thông qua các nghiên cứu trước đây, tập trung vào các chỉ tiêu tài chính và được đo lường theo thang đo tỷ lệ và chưa quan tâm đến các nhân tố phi tài chính khác. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố không được lựa chọn là bởi thông tin có được từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng không đầy đủ hoặc các thông tin đó không được công bố ra bên ngoài. Chính vì vậy dẫn đến trường hợp số yếu tố đưa vào mô hình cũng chịu sự hạn chế.

Về mẫu nghiên cứu:

Nghiên cứu bị hạn chế bởi số lượng ngân hàng được thu thập làm mẫu nghiên cứu chỉ là 13 ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt nam hiện nay, con số này là khá nhỏ. Do đó, kết quả nghiên cứu có thể chưa phản ánh được cho toàn bộ


các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Hạn chế này là do người nghiên cứu chỉ có thể thu thập đầy đủ báo cáo tài chính của 13 ngân hàng trong 9 năm, còn các ngân hàng khác thì dữ liệu không đầy đủ, một phần là do trong giai đoạn nghiên cứu có một số ngân hàng tiến hành tái cấu trúc, do đó số liệu thể hiện trên báo cáo tài chính không đảm bảo liền mạch và hợp lý.

Nghiên cứu chỉ mới tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng thương mại Việt Nam, ngoài ra những ngân hàng liên doanh, ngân hàng có 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa được đưa vào nghiên cứu.

Về giai đoạn nghiên cứu: Khoảng thời gian 9 năm từ năm 2006 đến năm 2014 được xem là khá dài; tuy nhiên so với một số nghiên cứu trên thế giới thì đây cũng là một hạn chế của đề tài, nhiều nghiên cứu trên thế giới có dữ liệu nghiên cứu thu thập trong 14 - 20 năm. Thời gian 9 năm cũng chưa thể hiện rõ xu hướng tác động của một số yếu tố và làm thay đổi vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo


Từ những kết quả đạt được trong bài nghiên cứu này kết hợp với những hạn chế của nghiên cứu, người nghiên cứu đề xuất một số hướng nghiên cứu có thể thực hiện trong tương lai như:

Những nghiên cứu sau có thể tiếp tục phát triển theo hướng đưa thêm các yếu tố khác mà đề tài nghiên cứu này chưa đề cập đến, có thể là yếu tố tài chính hoặc phi tài chính như yếu tố hội đồng quản trị, công ty kiểm toán hay vấn đề về đạo đức nghề nghiệp. Việc đa dạng hóa các yếu tố tác động sẽ góp phần hoàn thiện và bổ sung cho kết quả nghiên cứu hiện tại.

Những người nghiên cứu sau này có thể mở rộng mẫu nghiên cứu về số lượng hoặc đa dạng trong mẫu nghiên cứu như đưa thêm vào mẫu khảo sát các ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng liên doanh. Hướng nghiên cứu này cho phép phân tích riêng cho từng loại hình ngân hàng nhằm làm nổi bật các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của từng loại hình ngân hàng.


Một hướng nghiên cứu khác là kết hợp nghiên cứu cho các ngân hàng Việt Nam cùng với các ngân hàng của một số nước trong khu vực Đông Nam Á hoặc Châu Á. Qua đó, có sự so sánh giữa ngân hàng các nước về đặc điểm, môi trường, thể chế và các yếu tố tác động đến RRTD giữa các nước là khác nhau. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho Việt Nam sẽ được thể hiện nổi bật hơn khi so sánh với các quốc gia khác.

5.5. Kết luận chương 5


Từ thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam trong chương 3 và kết quả thu được từ mô hình hồi quy ở chương 4, các giải pháp ở chương 5 được đưa ra tập trung khắc phục những vấn đề còn tồn tại, nhằm hạn chế RRTD trong những năm tiếp theo, chủ yếu hướng đến 6 yếu tố tác động chính được kiểm định. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN để có những chính sách hỗ trợ hiệu quả và hợp lý từ các cấp có thẩm quyền giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển bền vững và hiệu quả hơn.


KẾT LUẬN

Với mục tiêu là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, trên cơ sở những lý luận chung và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, bài nghiên cứu đã giúp nhận dạng vấn đề, đánh giá diễn biến đáng lo ngại của rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Đồng thời từ công tác quản lý của các ngân hàng đã rút ra những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng rủi ro tín dụng như trong thời gian qua.

Việc thiết lập các giả thuyết và mô hình kiểm định đã chỉ ra sáu nhân tố có tác động trực tiếp đến RRTD (biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu) như sau: ba nhân tố thuộc về đặc điểm ngân hàng là tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng và dự phòng rủi ro tín dụng; ba yếu tố kinh tế vĩ mô là tăng trưởng GDP, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Kết quả phân tích này là cơ sở rất quan trọng cho việc đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giúp ngăn ngừa cũng như cố gắng kéo giảm RRTD tại các NHTM Việt Nam.

Hạn chế của nghiên cứu là do thời gian có hạn nên chỉ mới thực hiện phân tích đối với một số nhân tố tiêu biểu ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, ngoài ra còn một số nhân tố và khía cạnh khác liên quan đến vấn đề chưa được đề cập đến trong bài. Những nghiên cứu sau này có thể thực hiện tiếp tục nhằm cung cấp nhiều thông tin quan trọng và bổ ích phục vụ cho công tác kiểm soát TTRD.

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, bài luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và các bạn để giúp cho việc nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo điều tra số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014.

2. Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014.


3. Báo cáo thường niên của 17 ngân hàng thương mại: ACB, Eximbank, Sacombank, Vietcombank, Công thương, Hàng hải, Techcombank, VPB, BIDV, SeaBank, Quân Đội, Kiên Long, An Bình, Nam Á, OCB, Đông Á, HD Bank.

4. Blog Nghiên cứu khoa học, 2013. Mô hình dữ liệu bảng: Fixed effects vs random effects. [Online] Available at: http://hd-nckh.blogspot.com/2014/03/mo- hinh-du-lieu-bang-panel-data-model.html

5. Chính phủ, 2012. Quyết định phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 (gọi tắt là Đề án 254).

6. Ngân hàng nhà nước, 2005. Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005, Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

7. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2011. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Nhà xuất bản kinh tế.

8. Trần Huy Hoàng, 2013. Khủng hoảng kinh tế, Quản trị Ngân hàng và vấn đề nợ xấu. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 84 , pp.4-9.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Abhiman Das và Saibal Ghosh, 2007. Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation. Published in: Economic Issues, Vol. 12, No. 2 (September 2007): pp. 48-66.


2. Ahlem Selma, Messai và Fathi Jouini (2013) “Micro and macro determinants of Non-performing Loans”. International Journal of Economics and Financial Issues, Vol. 3, No.4, 2013, pp. 852-860,

3. Ashour M.O, 2011. Banks Loan Loss Provision Role in Earnings and Capital Management - Evidence from Palestine, Thesis for the Degree of Master in Accounting Finance, Islamic University Gaza.

4. Baboucek and Jancar (2005), “A var analysis of the effects of macroeconomic shocks to the quality of the aggregate Loan portfolio of the Czech banking sector”, Czech national bank. Working Paper series 1/2005.

5. Bofondi and Ropele, 2011. Macroeconomic Determinants of Bad Loans: Evidence from Italian Banks. Bank of Italy Occasional Paper No. 89.

6. Cavallo, M., & Majnoni, G. (2001). Do banks provision for bad loans in good time? Empirical evidence and policy implicantions (Working Paper, No. 2619). World Bank.

7. Cebenoyan, A., Cooperman, E., & Register, C. (1999). Ownership structure charter value and risk-taking behavior of thrifts. Journal of Finanancial Management, 28, 43-60.

8. Chen, C., Steiner, T., & Whyte, A. (1998). Risk-taking behavior of thrifts and management ownership in depositors institutions. Journal of Finance, 20, 1-16.

9. Clair, R.T., 1992. Loan Growth and Loan Quality: Some Preliminary Evidence from Texas Banks. Economic Review, Third Quarter.

10. Dash, M., Kabra, G. (2010). The determinants of non-performing assets in Indian commercial bank: An econometric study. Middle Eastern Finance and Economics”, 7, 94-106.

11. Fofack, Hippolyte 2005. Non-performing loans in sub-Saharan Africa: Causal Analysis and Macroeconomic Implications. World Bank Policy Research Working Paper No. 3769, November.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí