NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NPL: tỷ lệ nợ xấu
PNB: Ngân hàng TMCP Phương Nam
ROAA: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân ROAE: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
SCB: Ngân hàng TMCP Sài Gòn SEA: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
SHB: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội STB: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
TCB: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TCTD: Tổ chức tín dụng
VBARD: Ngân hàng TNHH MTV Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn VCB: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
VCSH: Vốn chủ sở hữu
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Năng Lực Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Các Phương Pháp Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Của Các Ngân Hàng
- Đánh Giá Theo Ngân Hàng Nhà Nước (Nhnn) Việt Nam (6)
Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.
VIB: Ngân hàng TMCP Quốc Tế
VPB: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi của một số ngân hàng
Bảng 2.2: ROAA và ROAE bình quân giai đoạn 2006-2007 của một số ngân
hàng
Bảng 2.3: Tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân hàng Việt Nam 2008-2011 Bảng 2.4: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động 2007-2011 Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu một số ngân hàng 2011-2012
Bảng 2.6: Lợi nhuận sau thuế các ngân hàng năm 2012
Bảng 2.7: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động năm 2012
Bảng 2.8: Bảng điểm năng lực tài chính ngân hàng của Moody
Bảng 2.9: Chỉ tiêu tài chính trung bình ba năm gần nhất của các ngân hàng
Bảng 2.10: Điểm đánh giá các ngân hàng Bảng 2.11: Tác động của các yếu tố nội sinh Bảng 2.12: Tác động của các yếu tố ngoại sinh
Bảng 2.13: Tóm tắt các biến độc lập trong mô hình
Bảng 2.14: Khả năng phân loại năng lực tài chính của các biến Bảng 2.15: Khả năng phân loại sức mạnh tài chính của biến PL Bảng 2.16: Kết quả ước lượng
Bảng 2.17: Bảng ý nghĩa mô hình
Bảng 2.18: Hệ số phân biệt
Bảng 2.19: Biệt số trung bình nhóm
Bảng 3.1: Bộ chỉ tiêu cơ bản
Bảng 3.2: Bộ chỉ tiêu mở rộng
Bảng 5.1: Tỷ trọng điểm BFSRs cho ngân hàng tại các thị trường phát triển
Bảng 5.2: Tỷ trọng điểm BFSRs cho ngân hàng tại các thị trường đang phát
triển
Bảng 6.1: Tổng hợp kết quả khảo sát các yếu tố nội sinh
Bảng 6.2: Tổng hợp kết quả khảo sát các yếu tố ngoại sinh
Bảng 6.3: Số đánh giá yếu tố có tác động mạnh nhất (mức 5/5) cho từng yếu tố Bảng 7.1: Tóm tắt các thông tin bộ dữ liệu nghiên cứu
Bảng 7.2: Tóm tắt mẫu quan sát
Bảng 7.3: Tỷ lệ hai nhóm xếp hạng
Bảng 7.4: Kết quả phân loại xếp hạng sức mạnh tài chính
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản 2007
Đồ thị 2.2: Tăng trưởng vốn điều lệ 2007
Đồ thị 2.3: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động giai đoạn 2006-
2007
Đồ thị 2.4: Tăng trưởng tổng tài sản năm 2011
Đồ thị 2.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng giai
đoạn 2008-2011
Đồ thị 2.6: Tăng trưởng vốn điều lệ 2007-2011
Đồ thị 2.7: Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2011
Đồ thị 2.8: Tăng trưởng tổng tài sản 2012
Đồ thị 2.9: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu 2012
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và ngành ngân hàng giữ một vai trò quan trọng, được ví như mạch máu hỗ trợ hỗ trợ cho nền kinh tế. Sức khỏe của các ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi thành phần của nền kinh tế. Từ thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, ngành kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của cơn bão tài chính. Nhiều yếu kém của các ngân hàng đã bộc lộ trong thời gian qua, và một số ngân hàng đã phải thực hiện tái cấu trúc, bị sáp nhập hoặc bị đặt trong tình trạng rủi ro cao. Trong bối cảnh đó, câu hỏi được đặt ra là tình hình tài chính của các ngân hàng Việt Nam hiện nay thế nào, các ngân hàng thương mại Việt Nam nào đủ năng lực tài chính để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay và các nhân tố nào cho thấy một ngân hàng là có năng lực tài chính tốt hoặc không tốt.
Cuộc khủng hoảng ngân tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2008 đã làm nhiều ngân hàng tên tuổi trên thế giới sụp đổ hoặc gánh chịu những hậu quả nặng nè. Tuy hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam không bị nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng ngân hàng này, nhưng với một hệ thống ngân hàng non trẻ, kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế, quy mô nhỏ, những rủi ro của hệ thống ngân hàng luôn hiện hữu đe dọa sức khỏe của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thêm vào đó, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài cũng gây ra không ít khó khăn và thử thách cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Với mục tiêu tối đa lợi nhuận, đồng thời hoạt động ổn định và an toàn trước các biến động thị trường, các ngân hàng thương mại Việt Nam và các bên liên quan luôn quan tâm đến năng lực tài chính của ngân hàng trên các khía cạnh chính như cơ cấu vốn, chất lượng tài sản , khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng…Với những lý do đã đề cập, việc nhận định và đánh giá chính xác năng lực
tài chính, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác đã đã chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:
- Xây dựng hệ thống lý luận về đánh giá năng lực tài chính của các NHTM và các công cụ đánh giá năng lực tài chính của các NHTM.
- Phân tích thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam và đánh giá năng lực tài chính
của một số ngân hàng Việt Nam.
- Dựa trên các chỉ tiêu tài chính nhằm tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam. Từ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời hai câu hỏi:
- Thực trạng năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam theo quan điểm đánh giá của Moody
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp phân tích định tính, thống kê, tổng hợp, khảo sát ý kiến chuyên gia đồng thời kết hợp
phương pháp phân tích định lượng bằng công cụ phân tích biệt số (Discriminant analysis) để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến đánh giá năng lực tài chính nội tại của ngân hàng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là:
- Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào tìm kiếm, phân tích các số liệu có liên quan đến hoạt
động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2012.
6. Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính và mô hình nghiên cứu các yếu tố đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
- Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam
7. Kết quả mong đợi
Đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam hiện nay
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của NHTM Việt Nam và xây dựng mô hình nhằm giúp các nhà quản lý và các bên liên quan có thêm cơ sở đánh giá năng lực tài chính các NHTM Việt Nam.