Các yếu tố ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại – nghiên cứu tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi - 2


TÓM TẮT


Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Fitch, Standard & Poor’s và Moody’s không đề cập cụ thể sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tồn tại sự khác biệt trong tác động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.

Mục tiêu của luận án nhằm xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống như mức độ rủi ro quốc gia, mức độ rủi ro ngành ngân hàng nơi các NHTM có trụ sở và các yếu tố mang tính chất đặc trưng riêng cho từng NHTM như đặc điểm sở hữu, quy mô tổng tài sản và các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.

Trước tiên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố và phương pháp lựa chọn biến giải thích trong mô hình Ordered logit để xác định các yếu tố cụ thể tác động đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Sau đó, tác giả thực hiện đánh giá tác động tổng hợp của biến đại diện cho từng yếu tố tác động và biến tương tác nhằm xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố nêu trên đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra rằng các yếu tố mang tính chất hệ thống có tác động mạnh đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi hơn so với các nền kinh tế phát triển. Ngược lại, các chỉ tiêu tài chính của các NHTM lại ít ảnh hưởng đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế mới nổi hơn so với các nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có tồn tại sự khác biệt trong tác động của đặc điểm sở hữu đến MXHTN của NHTM giữa 2 nhóm quốc gia nêu trên.

Từ những kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách cho NHTW tại các nền kinh tế mới nổi nhằm nâng cao MXHTN của các NHTM trong phạm vi quốc gia điều hành. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị


đối với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi để cải thiện MXHTN của chính các đơn vị này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại – nghiên cứu tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi - 2


1.1 Bối cảnh nghiên cứu


Mức xếp hạng tín nhiệm của một ngân hàng thương mại được công bố bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế được xem như là một công cụ cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin cơ bản về tình hình tài chính của các NHTM mà họ đang quan tâm. Đó cũng là một cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra mức lãi suất tương ứng với mức độ rủi ro tín dụng của NHTM đang xem xét khi cung cấp vốn cho đối tượng này.

Bên cạnh đó, khi tham khảo phương pháp đánh giá và kết quả đánh giá MXHTN các NHTM do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố, ta có thể thấy được rằng MXHTN của NHTM bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như: rủi ro quốc gia, rủi ro ngành ngân hàng, quy mô, đặc điểm sở hữu NHTM và rất nhiều chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của bản thân NHTM. Đồng thời, mỗi yếu tố nêu trên lại chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố chi tiết khác. Tuy nhiên, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế không trình bày cụ thể mức độ tác động cũng như chiều hướng tác động của các yếu tố này đến MXHTN của các NHTM cũng như không nêu cụ thể sự khác biệt trong tác động của các yếu tố này khi đánh giá MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi.

Mặt khác, từ những nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến MXHTN của các NHTM tác giả nhận thấy có sự không thống nhất trong việc lựa chọn các yếu tố tác động đến MXHTN của các NHTM. Mỗi nhà nghiên cứu lựa chọn các yếu tố tác động đến MXHTN của NHTM một cách khác nhau căn cứ trên mẫu dữ liệu quan sát của họ. Ngoài ra, các nghiên cứu này cũng có những kết quả không tương đồng nhau về ảnh hưởng của một số yếu tố tác động đến MXHTN của các NHTM. Nguyên nhân của vấn đề có thể do những mô hình dự báo MXHTN của NHTM trong các nghiên cứu kể trên được xây dựng từ mẫu quan sát các NHTM từ nhiều quốc gia có đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Do vậy, những yếu tố đặc thù của các quốc gia có thể tác động dẫn đến sự khác biệt nêu trên.


Vì vậy, tác giả nhận thấy cần thiết phải thực hiện nghiên cứu nhằm xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Việc dự báo và đánh giá tình hình tài chính của các tổ chức tài chính, đặc biệt là các NHTM là một lãnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ những năm 1960. Theo Liu và Ferri (2001), các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng quan tâm MXHTN cụ thể của từng ngân hàng tại quốc gia của họ vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn hệ thống ngân hàng tại các quốc gia này. Mặt khác, các NHTM cũng rất chú ý đến MXHTN của bản thân vì đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế của chính các đơn vị này. Ngoài ra, MXHTN của các NHTM còn được các nhà đầu tư và những người gởi tiền vào các NHTM quan tâm vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến an toàn nguồn vốn của chính các đối tượng này (Kumar, 2007).

Tuy vậy, để có thể đánh giá được tình hình tài chính của một NHTM đòi hỏi phải thực hiện một phân tích khoa học đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của NHTM. Để giải quyết vấn đề này, Cơ quan Quản lý hoạt động NHTM tại Mỹ đã thiết lập hệ thống đánh giá CAMELS nhằm đánh giá tình hình tài chính của các NHTM tại Mỹ định kỳ từ 12-18 tháng từ năm 1997 đến nay. Ngoài ra, ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế lớn nhất hiện nay là Fitch, Standard & Poor’s và Moody’s cũng thường xuyên công bố thông tin về MXHTN của các NHTM ở rất nhiều quốc gia khác nhau. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm này ngày càng có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên phạm vi thế giới xuất phát từ tầm quan trọng của các thông tin về MXHTN trong các quyết định định đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế.

Tuy nhiên, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế không thể thực hiện đánh giá thường xuyên và đầy đủ tất cả các NHTM trong một quốc gia cụ thể, đặc biệt là tại các quốc gia có quy mô nền kinh tế và hệ thống NHTM còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, như đã nêu ở trên, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế không nêu cụ thể các yếu tố cơ bản có tác động trực tiếp đến MXHTN của NHTM cũng như chiều hướng tác động của các yếu tố này. Ngoài ra, một câu hỏi luôn được các nhà nghiên cứu đặt ra đó là liệu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có sử dụng cùng một phương pháp để đánh giá MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi hay


không? Cụ thể, một số nhà nghiên cứu như: Liu và Ferri (2001), Shen và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng có tồn tại sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của các NHTM hay doanh nghiệp tại các nước phát triển so với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới chứng minh được có sự khác biệt trong tác động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Đồng thời, các chỉ tiêu tài chính được đề cập đến trong các nghiên cứu này cũng khá hạn chế.

Mặt khác, tác giả cũng nhận thấy rằng rất cần thiết phải tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM giữa 2 nhóm quốc gia nêu trên để các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng có thể nhận diện chính xác và nhanh chóng các NHTM có mức độ rủi ro cao và từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Mặt khác, quá trình tự do hóa tại các nền kinh tế mới nổi đã mở ra cơ hội rất lớn để các NHTM tại các quốc gia này thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn vốn này đòi hỏi các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi phải cải thiện MXHTN của bản thân thông qua việc tác động đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến MXHTN. Bởi vì MXHTN có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận thị trường vốn và chi phí sử dụng vốn của các NHTM này (Manso, 2013).

Xuất phát từ bối cảnh các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến MXHTN của các NHTM, nhu cầu thực tế của các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng và bản thân các NHTM như đã trình bày ở trên, tác giả nhận thấy cần thực hiện luận án này nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu cụ thể như sau:

Xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống như mức độ rủi ro quốc gia, mức độ rủi ro của ngành ngân hàng và những yếu tố đặc trưng riêng NHTM bao gồm quy mô, đặc điểm sở hữu và các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án này là xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi thông qua việc thực hiện các kiểm định kinh tế lượng và thiết lập các mô hình định lượng để phản ánh sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng nêu


trên đối với MXHTN của các NHTM. Trên cơ sở đó, luận án cần đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:

(1): Phân tích và so sánh tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống như mức độ rủi ro quốc gia và mức độ rủi ro ngành ngân hàng đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển và tại các nền kinh tế mới nổi .

(2): Phân tích và so sánh tác động của các yếu tố thể hiện những đặc trưng riêng NHTM bao gồm quy mô, đặc điểm sở hữu và các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế phát triển và tại các nền kinh tế mới nổi.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã trình bày ở phần trên, tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu chi tiết như sau:

Thứ nhất, có tồn tại sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống như mức độ rủi ro quốc gia và mức độ rủi ro ngành ngân hàng đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi hay không ?

Thứ hai, có tồn tại sự khác biệt trong tác động của các yếu tố thể hiện những đặc trưng riêng của NHTM như quy mô, đặc điểm sở hữu và các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi hay không ?

1.5 Đối tượng, phạm vi, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là MXHTN và các yếu tố tác động đến MXHTN của các NHTM tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển bao gồm: các nước thuộc nhóm G7 và một số quốc gia khác như Australia, New Zealand, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ,… ; và các NHTM tại các quốc gia được IMF đánh giá là các thị trường mới nổi như: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina, Chile, Mexico, Thái Lan, Philippinies, Việt Nam,…. (chi tiết tham khảo phụ lục 1a và phụ lục 1b).

Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu các MXHTN của NHTM và các yếu tố tác động đến MXHTN của các NHTM thuộc hai nhóm nước nêu trên trong giai đoạn từ 2010 đến 2015.

Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu nghiên cứu của luận án là dữ liệu chéo về MXHTN của các NHTM, các chỉ số tài chính của các đơn vị này và các yếu tố vĩ mô liên quan đến môi trường hoạt động có tác động đến MXHTN của các NHTM. Dữ


liệu về MXHTN của các NHTM được lấy từ các công bố MXHTN của Fitch. Dữ liệu về các chỉ số tài chính của các NHTM được lấy từ nguồn dữ liệu Bankscope.

Phương pháp nghiên cứu: luận án sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố kết hợp với phương pháp lựa chọn biến giải thích trong mô hình hồi quy Ordered logit để xác định các yếu tố tác động đến MXHTN của các NHTM. Mặt khác, luận án sử dụng phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của biến giải thích và biến tương tác để xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

1.6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án đóng góp thêm cho lĩnh vực nghiên cứu về MXHTN của các NHTM những bằng chứng thực nghiệm về sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống như mức độ rủi ro quốc gia, mức độ rủi ro của ngành ngân hàng và những yếu tố đặc trưng riêng NHTM bao gồm quy mô, đặc điểm sở hữu và các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thứ nhất, việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các yếu tố này đến MXHTN của các NHTM, giúp cho các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế mới nổi có thêm một công cụ hữu hiệu để nhận biết tình hình tài chính và mức độ rủi ro của các NHTM. Từ đó, các cơ quan quản lý này có thể đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm hạn chế những thiệt hại do việc phá sản hay mất khả năng thanh toán của các ngân hàng gây ra cho nền kinh tế. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các cơ sở tham khảo cho các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế mới nổi khi đưa ra các quy định nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các NHTM và cải thiện MXHTN của NHTM tại các quốc gia này theo tiêu chuẩn đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.

Thứ hai, việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN và sự khác biệt trong tác động của các yếu tố này đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển giúp cho các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi chủ động lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện được MXHTN cho bản thân.


Qua đó, các NHTM này có thể củng cố uy tín và nâng cao năng lực huy động vốn trên cả thị trường trong và ngoài nước.

1.7 Những đóng góp của luận án

Các nghiên cứu về xây dựng mô hình dự đoán MXHTN sử dụng mẫu quan sát bao gồm các NHTM từ nhiều quốc gia khác nhau về điều kiện và trình độ phát triển nền kinh tế (Poon và cộng sự, 1999; Matousek và Steward, 2009; Ioannidis và cộng sự, 2010; Caporale và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, trong luận án này, tác giả xây dựng mô hình phản ánh tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM trên mẫu dữ liệu các NHTM tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi một cách tách biệt nhau. Đây là một đóng góp của luận án so với các nghiên cứu trước, nhằm mục đích để mô hình phản ánh chính xác và đầy đủ những yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố này đến MXHTN của các NHTM tại riêng các nền kinh tế phát triển và tại riêng các nền kinh tế mới nổi.

Các nghiên cứu trước về sự chính xác và tính thống nhất trong các đánh giá MXHTN đối với NHTM chủ yếu nhằm chứng minh các đánh giá MXHTN được thực hiện không theo yêu cầu của đơn vị được đánh giá thấp hơn các đánh giá MXHTN được thực hiện theo yêu cầu của đơn vị được đánh giá và việc có đánh giá MXHTN theo yêu cầu hay có đánh giá MXHTN không theo yêu cầu có ảnh hưởng quan trọng đến MXHTN của NHTM (Poon và Firth, 2005; Poon và cộng sự, 2009). Ngoài ra, nghiên cứu của Shen và cộng sự (2012) nhằm chứng minh mức độ bất cân xứng thông tin tại các quốc gia khác nhau ảnh hưởng đến sự tác động của một số chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM. Do vậy, đóng góp mới của luận án so với các nghiên cứu kể trên đó là luận án giúp làm sáng tỏ sự khác biệt trong tác động của các yếu tố như: mức độ rủi ro quốc gia, mức độ rủi ro của ngành, quy mô, đặc điểm sở hữu và các chỉ tiêu tài chính của NHTM đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế phát triển so với tại các nền kinh tế mới nổi.

1.8 Kết cấu của luận án

Bố cục của luận án được chia thành 5 chương, chi tiết như sau:

Chương 1 “Giới thiệu”. Chương này nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về luận án bao gồm các nội dung cơ bản như: vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp của luận án.


Chương 2 “Xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi”. Nội dung của chương bao gồm phần trình bày tóm lược một số vấn đề cơ bản liên quan đến MXHTN của NHTM, đặc điểm kinh tế và đặc điểm của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Bên cạnh đó, nội dung của chương cũng trình bày cơ sở lý thuyết của luận án và tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến MXHTN của các NHTM để đúc kết thành khung phân tích phù hợp cho luận án.

Chương 3 “Phương pháp nghiên cứu”. Nội dung của chương bao gồm: phần trình bày mô hình nghiên cứu, mô tả tóm tắt dữ liệu nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, tác giả trình bày chi tiết các phương pháp kinh tế lượng được áp dụng trong luận án để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM và sự khác biệt trong tác động của các yếu tố này đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.

Chương 4 “Kết quả nghiên cứu và thảo luận”. Chương 4 trình bày kết quả phân tích phương sai một yếu tố các biến giải thích trong mô hình nghiên cứu theo các MXHTN khác nhau và kết quả của phương pháp lựa chọn biến giải thích trong mô hình Ordered logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển và tại các nền kinh tế mới nổi. Mặt khác, nội dung của chương cũng bao gồm kết quả đánh giá mức độ phù hợp và kết quả kiểm định một số giả định của mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, chương này cũng trình bày kết quả phân tích nhằm xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Cuối cùng, nội dung của chương trình bày phần thảo luận các kết quả nghiên cứu của luận án và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong luận án đã đề ra trong chương 3.

Chương 5 “Kết luận và gợi ý chính sách”. Chương này tóm tắt lại một số kết quả chính của luận án, những gợi ý chính sách cho các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng và bản thân các NHTM. Cuối cùng, chương 5 trình bày một số hạn chế của luận án và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG 2

XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI CÁC NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN VÀ

CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI.


Mục đích của chương này nhằm giới thiệu một cách khái quát một số vấn đề cơ bản liên quan đến MXHTN của NHTM, đặc điểm các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế mới nổi và đặc điểm của các NHTM tại các quốc gia này. Mặt khác, Chương 2 cũng đề cập đến sự bất cân xứng thông tin trong việc đánh giá MXHTN của NHTM và tác động của vấn đề này dẫn đến sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Đồng thời, nội dung của chương cũng bao gồm phần lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến MXHTN của các NHTM. Từ đó, tác giả đề xuất khung phân tích phù hợp cho luận án.

2.1 Tổng quan về MXHTN của NHTM

2.1.1 Khái niệm về MXHTN của NHTM

Theo Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm Moody’s, MXHTN của một NHTM do Moody’s công bố thể hiện mức độ uy tín hay mức độ tin cậy của đơn vị này đối với các nghĩa vụ tài chính (MXHTN này không áp dụng riêng cho một khoản nợ hay một loại chứng khoán cụ thể) (Moody’s, 2009).

Theo một cách khác, MXHTN của một NHTM do Standard & Poor’s công bố là một sự đánh giá thể hiện năng lực tài chính tổng thể của NHTM để thanh toán những nghĩa vụ tài chính. Sự đánh giá này tập trung vào khả năng và mức độ sẳn sàng của một NHTM trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn. Sự đánh giá này không áp dụng riêng cho một nghĩa vụ tài chính cụ thể và cũng không đề cập đến đặc điểm của những khoản dự phòng cho những nghĩa vụ tài chính này. Việc đánh giá MXHTN tập trung vào xác định khả năng phá sản hay khả năng thanh toán những nghĩa vụ tài chính của đơn vị được đánh giá trên phương diện nghĩa vụ pháp lý. Ngoài ra, MXHTN của NHTM cũng được xem xét một cách tách rời với MXHTN của chủ thể bảo lãnh cho các nghĩa vụ tài chính của NHTM được đánh giá (Standard & Poor’s, 2010).


Tương tự, MXHTN của NHTM do Fitch công bố thể hiện khả năng thanh toán đúng hạn các nghĩa vụ tài chính của NHTM. MXHTN của NHTM do Fitch công bố dựa trên việc phân tích khả năng gánh chịu, thái độ và năng lực quản trị rủi ro của NHTM kết hợp với việc đánh giá khả năng hỗ trợ tài chính của chính phủ hay tập đoàn mẹ đối với NHTM (Fitch, 2003).

Tóm lại, từ 3 khái niệm về MXHTN của NHTM của 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất trên thế giới được trình bày ở trên, ta có thể hiểu được rằng MXHTN của NHTM là thước đo phản ánh cụ thể mức độ uy tín và khả năng thanh toán đúng hạn các nghĩa vụ tài chính của NHTM.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm về MXHTN của NHTM cụ thể như nghiên cứu của Matousek và Stewart (2009), Iannotta và cộng sự (2010), Caporale và cộng sự (2012), … cũng đều thống nhất với nhau về khái niệm MXHTN của NHTM như trên. Mặt khác, Bellotti và cộng sự (2011a) còn chỉ ra rằng MXHTN do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố là những thang đo thứ bậc phản ánh tình hình tài chính của các NHTM không chỉ trong hiện tại mà còn cả trong tương lai. Nói một cách khác, quá trình đánh giá MXHTN của một đơn vị là một quá trình độc lập với mục đích là xác định khả năng và mức độ sẳn sàng để thanh toán những nghĩa vụ tài chính. Quá trình này được thực hiện bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thông qua việc phân tích và đánh giá tổng hợp những yếu tố rủi ro có thể nhận biết được của đơn vị được đánh giá.

MXHTN của một NHTM có thể được thay đổi, tạm đình chỉ việc áp dụng hay được thu hồi lại bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm do những sự thay đổi trong những thông tin tài chính của đơn vị hay tính sẳn có của các thông tin này.

Việc đánh giá MXHTN của một NHTM do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thực hiện căn cứ trên những thông tin hiện tại được cung cấp bởi chính NHTM được đánh giá hay có thể từ những nguồn thông tin đáng tin cậy khác. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm không thực hiện kiểm toán đối với những thông tin tài chính này và đôi khi dựa trên những thông tin tài chính chưa được kiểm toán.

MXHTN của một NHTM bao gồm MXHTN ngắn hạn và MXHTN dài hạn. MXHTN ngắn hạn thể hiện mức độ tin cậy của một đơn vị trong việc hoàn tất các nghĩa vụ tài chính của đơn vị này trong khoảng thời gian ngắn (Standard & Poor’s, 2010).


MXHTN dài hạn của NHTM theo Standard & Poor’s được phân chia cụ thể thành 10 cấp độ khác nhau từ MXHTN tốt nhất đến MXHTN kém nhất bao gồm: AAA, AA,…. , R, SD (chi tiết xem phụ lục 2).

MXHTN dài hạn của các NHTM theo tiêu chuẩn đánh giá của Moody’s được phân chia thành 9 bậc từ cao đến thấp bao gồm: Aaa, Aa, A, Baa, Ba, B, Caa, Ca, C (Moody’s, 2009). Tương tự, Fitch cũng phân MXHTN của các NHTM thành 11 bậc từ cao đến thấp bao gồm: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, RD, D.

Mặc dù có sự khác biệt về số lượng các mức đánh giá MXHTN dài hạn của NHTM giữa 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm là Fitch, Standard & Poor’s và Moody’s như đã nêu nhưng tác giả nhận thấy rằng sự khác biệt này chỉ tập trung ở các MXHTN thấp nhất để phân biệt cụ thể mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán cực kỳ cao của các NHTM. Cụ thể, theo Standard & Poor’s, MXHTN R thể hiện NHTM đang trong tình trạng chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý do những bất ổn tài chính nghiêm trọng và chỉ có thể đáp ứng một vài nghĩa vụ tài chính, còn MXHTN SD thể hiện NHTM mất khả năng thanh toán với hầu hết các nghĩa vụ tài chính của mình. Theo Fitch, MXHTN C thể hiện NHTM đang trong tình trạng khó tránh khỏi nguy cơ phá sản, MXHTN RD thể hiện NHTM đã bắt đầu mất khả năng thanh toán với các nghĩa vụ tài chính của mình, MXHTN D thể hiện NHTM đang trong tình trạng tiến hành các thủ tục phá sản hay trong tình trạng bị kiểm soát đặc biệt chờ phá sản. Còn theo Moody’s, MXHTN C thể hiện NHTM đang trong tình trạng phá sản và có rất ít cơ hội để khôi phục trở lại.

Do vậy, khái niệm về MXHTN dài hạn và thang đo MXHTN dài hạn đang được 3 tổ chức xếp hạng quốc tế có quy mô lớn nhất áp dụng hiện nay khá thống nhất và có nhiều điểm tương đồng nhau. Ngoài ra, 2 hệ thống cơ sở dữ liệu nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng phổ biến hiện nay là Bankscope và Thomson Reuters Datastream đều sử dụng MXHTN của NHTM do tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch công bố. Bên cạnh đó, theo Bellotti và cộng sự (2011a), Matousek và Stewart (2009) thì Fitch là tổ chức xếp hạng tín nhiệm thực hiện nhiều nhất các đánh giá MXHTN đối với các NHTM trên thế giới hiện nay. Mặc dù, tại cùng một thời điểm, một NHTM có thể nhận được các MXHTN khác nhau từ 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất hiện nay là Fitch, Standard & Poor’s và Moody’s. Tuy nhiên, Alsakka và cộng sự (2014) đã chứng minh rằng cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm này sẽ nhanh chóng điều

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí