Bảng 4.39 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Phát biểu | Trị thống kê | Kết quả | |
H2 | Hệ thống điện tử càng hoạt động tốt thì quyết định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng càng cao và ngược lại | 0,000 < 5% | Chấp nhận |
H3 | Mức phí dịch vụ và hậu mãi hợp lý thì quyết định sử dụng dịch vụ IB càng cao và ngược lại | 0.000 < 5% | Chấp nhận |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Cronbach Alpha Về Hệ Thống Điện Tử Khi Loại Bỏ Biến Ht04
- Kiểm Định Cronbach Alpha Về Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Internet Banking
- Kết Quả Hồi Quy Sử Dụng Phương Pháp Enter Của Mô Hình
- Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng Internet Banking của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh - 19
- Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng Internet Banking của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh - 20
Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tự phân bổ
4.4 Phân tích kết quả hồi quy
Phương trình hồi quy có dạng như sau:
Y= 2.296 + 0.179X1 + 0.657X2 + ε
Trong đó:
Y: quyết định sử dụng của khách hàng X1: hệ thống điện tử
X2: mức phí dịch vụ và hậu mãi
ε: Sai số ngẫu nhiên
Hệ số hồi quy trong mô hình dùng để kiểm định vai trò quan trọng của các biến độc lập tác động thế nào đến biến phụ thuộc. Cụ thể hơn, các hệ số trong mô hình cho biết mức độ ảnh hưởng của các biến.
- Hệ thống điện tử là yếu tố có ảnh hưởng (+) đến quyết định sử dụng IB của khách hàng tại TPHCM. Dấu (+) cho thấy hệ thống điện tử có mối quan hệ cùng
chiều với quyết định sử dụng IB, tức là hệ thống điện tử càng tốt thì khách hàng quyết định sử dụng IB càng nhiều. Từ kết quả hồi quy ta có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.179; sig. = 0,000 < 5%, nghĩa là khi tăng sự hợp lý của chi phí dịch vụ và hậu mãi lên 1 đơn vị thì quyết định sử dụng IB sẽ tăng thêm 0.179 đơn vị.
- Chi phí dịch vụ và hậu mãi là yếu tố có ảnh hưởng (+) đến quyết định sử dụng IB của khách hàng tại TPHCM. Dấu (+) cho thấy chi phí dịch vụ và hậu mãi có mối quan hệ cùng chiều với quyết định sử dụng IB, tức là chi phí dịch vụ và hậu mãi càng hợp lý thì khách hàng quyết định sử dụng IB càng nhiều. Từ kết quả hồi quy ta có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.657; sig. = 0,000 < 5%, nghĩa là khi tăng sự hợp lý của chi phí dịch vụ và hậu mãi lên 1 đơn vị thì quyết định sử dụng IB sẽ tăng thêm 0.657 đơn vị.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
5.1 Kết luận
Phát triển số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ IB là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại và trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Dịch vụ IB tại thị trường trong nước nói chung và thị trường TPHCM nói riêng vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, chưa phát huy được hết những lợi thế cũng như tiềm năng phát triển Bởi vì lợi ích đem lại của dịch vụ IB là rất lớn cho khách hàng, cho ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật.
Từ kết quả nghiên cứu của luận văn đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng tại TPHCM: hệ thống điện tử và mức phí dịch vụ và hậu mãi. Từ đó luận văn đưa ra những giải pháp đề xuất nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ IB như: các nhóm giải pháp được rút ra từ mô hình và các nhóm giải pháp ngoài mô hình.
Như vậy, mô hình lý thuyết nghiên cứu của đề tài đã góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết về việc khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng trên địa bàn TPHCM nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ IB là công cụ hữu hiệu để các ngân hàng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy có khó khăn nhưng cũng có những thuận lợi nhất định. Việc cần làm của các ngân hàng là tận dụng nhất những thuận lợi, khắc phục những khó khăn để phát triển dịch vụ IB trong thời đại hội nhập kinh tế hiện nay.
5.2 Giải pháp
5.2.1 Nhóm giải pháp rút ra từ mô hình:
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng được nghiên cứu khám phá và mức độ tác động của từng yếu tố đến quyết định sử dụng IB của khách hàng, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp để các ngân hàng thương mại Việt Nam xem xét và thực hiện.
Nhóm giải pháp về hệ thống điện tử:
Hệ thống điện tử đường truyền là điều khách hàng mong muốn khi quyết định sử dụng đăng ký dịch vụ IB. Vì khi quyết định sử dụng, khách hàng mong muốn tiết kiệm thời gian tối đa và khống tốn kém như giao dịch truyền thống. Tuy nhiên, họ thường gặp lỗi
đường truyền và đôi lúc mất thời gian nhiều hơn giao dịch truyền thống. Do đó, các ngân hàng thương mại nên cố gắng cải thiện hệ thống Công nghệ thông tin, nâng cao đường truyền khi giao dịch nhằm tạo niềm tin cho khách hàng khi khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ
Nhóm giải pháp về chi phí sử dụng IB:
Một trong những lợi thế thương mại lớn nhất của IB là giảm thiểu chi phí di chuyển do đó thường dẫn đến việc giảm chi phí cho khách hàng. Qua đó, tác giả muốn đề cập đến khía cạnh kinh tế là tiết kiệm tiền bạc cho người dùng sử dụng IB. Thay vì trực tiếp đến ngân hàng, khách hàng có thể ở bất kỳ đâu có Wifi hay 3G và sử dụng dịch vụ IB để giao dịch với ngân hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng hơn mà không phải tốn thời gian chờ đợi. Vì vậy các ngân hàng muốn phát triển dịch vụ IB thì phải chú ý đến công tác tính toán các loại chi phí liên quan như chi phí di chuyển, chi phí hành chính giấy tờ để thu phí dịch vụ IB ở mức hợp lý, nhiều lựa chọn và có tính cạnh tranh cao.
Đồng thời chi phí khi thực hiện các giao dịch qua IB phải được niêm yết và tính toán rõ ràng để khách hàng có thể minh bạch trong cách thu phí của các ngân hàng, cũng như đánh giá mức độ hợp lý của mức phí thường niên cũng như phí sử dụng dịch vụ IB.
5.2.2 Nhóm giải pháp ngoài mô hình:
Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.584. Như vậy, 58.4% quyết định sử dụng IB của khách hàng tại TPHCM được giải thích bởi các yếu tố của mô hình như: hệ thống điện tử và mức phí dịch vụ và hậu mãi. Còn lại 41.6% của quyết định sử dụng IB của khách hàng tại TPHCM được giải thích bởi các yếu tố ngoài mô hình. Do đó, việc đề xuất giải pháp cho các yếu tố ngoài mô hình là cần thiết. Chi tiết các giải pháp ngoài mô hình như sau:
Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa tính năng sản phẩm:
Để có thể duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại, tạo ấn tượng cũng như sự đột phá đối với những khách hàng tiềm năng cũng như có thể cạnh tranh với dịch vụ của các ngân hàng khác, trước hết các ngân hàng cần tăng cường tính năng, đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm thanh toán điện tử và nâng cao tiện ích của dịch vụ IB. Chú trọng đến chất
lượng sản phẩm thanh toán qua việc triển khai các tiện ích như thanh toán hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn qua dịch vụ IB. Ngoài ra, các ngân hàng cần triển khai dịch vụ IB đồng nhất giữa các ngân hàng và đồng nhất giữa sản phẩm truyền thống và sản phẩm công nghệ nhằm tạo ra một bộ sản phẩm trọn gói hỗ trợ tối đa nhu cầu khách hàng. Dịch vụ IB càng đa dạng thì sẽ càng tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.