Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - 8

47


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Thông qua phương pháp phân tích là hồi quy Logistic, tác giả đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ. Theo đó, các yếu tố năng lực tài chính, tài sản đảm bảo, sử dụng vốn đúng mục đích, số lần kiểm tra, giám sát, kinh nghiệm cán bộ tín dụng có tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Điều này cho thấy, đây là một căn cứ để nghiên cứu đề xuất giải pháp để Vietcombank Cần Thơ thu hồi nợ đúng hạn đối với khách hàng cá nhân.

48


Chương 5

GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ VIETCOMBANK CẦN THƠ THU HỒI NỢ ĐÚNG HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Theo kết quả phân tích, hoạt động tín dụng của Vietcombank Cần Thơ luôn tăng trưởng trong giai đoạn năm 2016 – năm 2018; Nợ quá hạn tại Ngân hàng phần đa số phát sinh từ khách hàng cá nhân có giảm, nhưng vẫn chủ yếu việc xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro, trên thực tế những khoản cho vay này vẫn chưa được thu hồi. Cho nên, tình hình nợ quá hạn của Vietcombank Cần Thơ vẫn chưa chuyển biến tốt trong giai đoạn phân tích.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - 8

Trong 5 yếu tố ảnh hưởng, tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ bao gồm: năng lực tài chính; tài sản đảm bảo; sử dụng vốn không đúng mục đích; số lần kiểm tra giám sát; kinh nghiệm cán bộ tín dụng; thì khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng bị chi phối một phần bởi bản thân năng lực tài chính của khách hàng, và phần lớn vẫn phụ thuộc vào việc xem xét hồ sơ vay vốn, quản lý khoản vay của Ngân hàng. Chính vì thế, để Vietcombank Cần Thơ thu hồi nợ đúng hạn đối với khách hàng cá nhân, các giải pháp cần xuất phát từ cả phía khách hàng và Ngân hàng.

5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ VIETCOMBANK CẦN THƠ THU HỒI NỢ ĐÚNG HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

5.2.1 Đảm bảo thông tin của hồ sơ vay vốn đầy đủ, chính xác

Trên thị trường tín dụng tồn tại nhiều trường hợp; có thể là khách hàng làm hồ sơ khống, làm giả chứng từ để được vay vốn Ngân hàng nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu kinh doanh… sau đó không có khả năng hoàn trả nợ. Hành vi trên có thể do khách hàng tự thực hiện hoặc có sự kết hợp với cán bộ tín dụng của Ngân hàng để cùng thực hiện. Để hạn chế, giảm thiểu rủi ro, Ngân hàng cần phải có những biện pháp ngăn chặn những hành vi này phát sinh, vì nó sẽ làm tác động không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng; Đảm bảo thông tin của hồ sơ

49


vay vốn đầy đủ, chính xác đó là một trong những giải pháp để Vietcombank Cần Thơ thu hồi nợ đúng hạn đối với khách hàng cá nhân được diễn ra và nó sẽ cần sự tác động từ hai phía, cụ thể:

- Về phía Ngân hàng, bên cạnh việc thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử cho cán bộ tín dụng; thì việc xác minh, chứng thực hồ sơ vay vốn của khách hàng luôn là việc cần thiết phải thực hiện đối với mỗi khoản vay. Đối với những khoản vay mà người vay là khách hàng thường xuyên, thân thiết, khách hàng thuộc nhóm khách hàng có liên quan có quan hệ tín dụng tại Vietcombank Cần Thơ, thì việc kiểm tra có thể được thực hiện sơ sài, chỉ cần tuân thủ đúng quy trình vay vốn. Đặc biệt, đối với những khoản vay mà người vay vốn là lần đầu tiên tiếp cận tín dụng tại Ngân hàng, thì Ngân hàng cần phải tiến hành xác minh, thu thập, chứng thực đầy đủ các giấy tờ, chứng từ hồ sơ vay vốn.

- Về phía khách hàng, vấn đề này xuất phát từ thiện ý, thiện chí vay vốn để thực hiện mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Cho nên, việc gian lận, làm giả, làm khống hồ sơ để vay vốn Ngân hàng là do khách hàng đã có ý định, lập kế hoạch, chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, khi sự việc diễn ra và bị phát hiện, khách hàng cũng sẽ chịu trách nhiệm rất lớn, không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, khả năng tiếp cận tín dụng sau này, mà còn có thể vướng vòng lao lý. Do đó, khách hàng cần cân nhắc trước những hành vi sai phạm.

5.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ vay vốn

Xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng là một việc làm rất quan trọng, vì là bước đầu để đi đến quyết định cho vay. Công việc này rất phức tạp, đòi hỏi sự nhạy bén, phán đoán thật chuẩn xác để có thể đưa ra nhận định, đề xuất, quyết định cho vay và thực hiện giải ngân khoản vay. Trên thực tế, luôn tồn tại những khoản vay trả nợ không đúng hạn xuất phát từ nguyên nhân này, do việc thẩm định hồ sơ không được chặt chẽ. Quy trình, quy định thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng đã được quy định cụ thể, nhưng cán bộ tín dụng có thể thiếu sót, sơ sài và cả tin trước những thông tin do khách hàng cung cấp mà bỏ qua bước thẩm định hồ sơ vau vốn. Vì vây, việc thu thập, xác minh, xác thực thông tin khách hàng cung cấp cần phải được tuân

50


thủ. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần phải chú trọng các thông tin của khách hàng vay vốn như: năng lực hành vi dân sự, lý lịch tư pháp, uy tín của khách hàng; hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả của phương án sử dụng vốn; khả năng trả nợ; tài sản đảm bảo cho khoản vay; lịch sử vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Thông qua những thông tin đã được xác thực đó, Ngân hàng cần tích cực xem xét và cân nhắc việc cung cấp tín dụng hay từ chối giải ngân cho khách hàng.

5.2.3 Tuân thủ việc sử dụng vốn đúng mục đích

Hiện nay, do áp lực về việc chạy chỉ tiêu doanh số cho vay, cán bộ tín dụng phần lớn chú trọng đến việc thẩm định hồ sơ vay vốn hơn so với việc giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn sau cho vay và hiệu quả kinh doanh, phương án sử dụng vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện rất nhiều tổ chức tín dụng đang hoạt động; việc cạnh tranh, tranh giành khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Do đó, với tâm lý e ngại phiền lòng khách hàng, cho nên việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng thực hiện qua loa, sơ sài. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng với mục đích đề nghị, do đó có thể làm cho khoản vay tồn tại tiềm ẩn rủi ro. Theo kết quả hồi quy Logistic, yếu tố mục đích sử dụng vốn vay có tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng tại Vietcombank Cần Thơ. Khi khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, phản ánh tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng đang diễn ra đúng với kế hoạch ban đầu, cho nên không có sự thay đổi. Hơn thế, việc này cũng phản ánh sự tuân thủ đúng với cam kết, phương án sử dụng vốn ban đầu của khách hàng. Do đó, để khách hàng tuân thủ đúng với cam kết cần:

- Về phía Ngân hàng: cần tích cực và chủ động hơn nữa trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Theo đó, Ngân hàng cần đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện việc giám sát và đánh giá, sau đó báo cáo về Ngân hàng tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Điều này cũng gián tiếp tạo nhận thức tuân thủ cam kết cho khách hàng. Mặt khác, nếu phát hiện trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng với mục đích đề nghị vay vốn, Ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hệ quả này. Từ đó, Ngân hàng và khách hàng sẽ cũng thảo luận cách thức

51


giải quyết phù hợp, để khách hàng có thể thuận tiện thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và Ngân hàng cũng hạn chế được khoản nợ quá hạn. Hơn thế, Ngân hàng nên chủ động tạo mối liên hệ tốt với khách hàng, để 2 bên có thể thuận tiện và tin tưởng nhau trong việc trao đổi thông tin về việc sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

- Về phía khách hàng, xuất phát từ nhận thức, uy tín của khách hàng mà khách hàng tuân thủ các cam kết với khách hàng. Theo đó, khách hàng cần phải tuân thủ đúng với những cam kết trong khoản vay đối với Ngân hàng. Nếu có trường hợp đặc biệt, cần phải thay đổi thì khách hàng nên chủ động liên hệ với Ngân hàng, để cùng nhau thảo luận đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Tránh trường hợp, khi có tác động xấu, khách hàng tự thay đổi mục đích sử dụng vốn dẫn đến ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của việc sử dụng vốn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn làm giảm khả năng trả nợ và khách hàng sẽ bị lưu trữ lịch sử vay nợ xấu, gây khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng về sau.

5.2.4 Tích cực kiểm tra giám sát các khoản vay

Theo kết quả nghiên cứu, việc kiểm tra, giám sát khoản vay có tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng tại Vietcombank Cần Thơ. Thật vậy, quá trình kiểm tra và giám sát khoản vay được thực hiện sau khi các khoản vay đã được giải ngân. Được thực hiện nhằm mục đích theo dòi và đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng, nếu nhận thấy có nguy cơ khoản nợ trả không đúng hạn, thì có những hướng xử lý. Theo đó, thời gian qua một số khoản nợ quá hạn tại Ngân hàng cũng xuất phát từ nguyên nhân này, cho nên Ngân hàng không được chủ quan mà phải thực hiện đúng với quy trình khoản vay. Theo đó, Ngân hàng phải định kỳ theo dòi và giám sát các khoản vay. Nếu nhận thấy dấu hiệu khách hàng giảm khả năng thanh toán, cần thực hiện các biện pháp để kịp thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn có thể thực hiện. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo cho khoản vay cũng cần được kiểm tra định kỳ, đánh giá lại để xác định giá trị hiện tại, từ đó có những hướng giải quyết nếu có rủi ro xảy ra.

Mặt khác, thông qua bước kiểm tra, giám sát khoản vay cũng giúp cho Ngân hàng nắm bắt rò những khoản nợ sắp đến hạn và lên kế hoạch thu hồi. Đối với những

52


khoản nợ quá hạn, Ngân hàng cần xem xét lại hồ sơ vay vốn, phân tích, đánh giá tình hình khoản vay, nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, tìm hiểu thiện chí trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở đó, đề xuất phương án cụ thể với từng trường hợp để có thể thu hồi nợ nhanh nhất có thể.

5.2.5 Tăng hiệu quả việc xét duyệt tài sản đảm bảo

Trong mỗi khoản cho vay, Ngân hàng luôn xem xét và quan tâm hàng đầu về khả năng trả nợ vay. Theo đó, bên cạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của phương án sử dụng vốn, thì yếu tố tài sản bảo đảm dùng để đảm bảo cho khoản vay cũng là một điều kiện cần để Ngân hàng cân nhắc xem xét cho vay. Vì trong hoạt động kinh doanh luôn ẩn chứa những rủi ro nhất định, làm cho khách hàng giảm đi khả năng thanh toán nợ vay, thì tài sản đảm bảo được xem như là một phương tiện để Ngân hàng thu hồi nợ vay. Tuy không thể lệ thuộc toàn bộ vào tài sản đảm bảo để thực hiện cho vay, nhưng đây là một giải pháp tốt để xử lý những khoản nợ rủi ro. Hơn thế, theo kết quả nghiên cứu giá trị của tài sản cũng góp phần làm giảm nợ quá hạn cho Vietcombank Cần Thơ. Cho nên, Ngân hàng cân nhắc, xem xét thật kỹ tài sản đảm bảo, lựa chọn tài sản đảm bảo phù hợp với yêu cầu của khoản vay, xác định chính xác giá trị của tài sản đảm bảo. Theo đó, khi xem xét tài sản đảm bảo, cần phải xác định rò quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lưu thông, tính pháp lý và sự tồn tài của tài sản đảm bảo. Mặt khác, cần chú ý đặc biệt đến thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo, thời gian sử dụng phải dài hơn thời hạn vay vốn. Hơn thế, giá trị của tài sản đảm bảo cũng cần phải lớn hơn giá trị của khoản vay.

5.2.6 Nâng cao trình độ, truyền tải kinh nghiệm cho cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc khách hàng và đưa ra những nhận định, đề xuất đối với khoản cho vay; do đó, cán bộ tín dụng cần phải có những trình độ nhất định cũng như những kinh nghiệm để có thể đưa ra những nhận định chuẩn xác. Theo kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng cũng là một trong những yếu tố tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ. Chính vì thế, việc thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm sẽ góp phần không nhỏ giúp cho đội ngũ cán bộ tín

53


dụng trong công tác thẩm định, xem xét hồ sơ vay vốn. Theo đó, Vietcombank Cần Thơ cần thường xuyên hơn nữa, tích cực triển khai, truyền tải thông tin cũng như hướng dẫn cách thức áp dụng đến đội ngũ cán bộ tín dụng bằng cách thường xuyên mở các buổi tập huấn, hội thảo để tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng có thể gặp gỡ, trao đổi, cập nhật những quy trình, quy định, chính sách, điều lệ, luật pháp mới,…, chia sẻ kinh nghiệm từ những cán bộ tín dụng giàu kinh nghiệm, thực hiện công tác lâu năm hỗ trợ những cán bộ tín dụng trẻ còn thiếu kinh nghiệm, có thể nhận định thiếu sót dẫn đến khoản nợ quá hạn. Việc chia sẻ kinh nghiệm này theo tác giả là một yếu tố rất quan trọng, giúp cho cả đội ngũ có thể nâng cao tay nghề, kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, việc tuyển dụng cán bộ tín dụng cần được thực hiện nghiêm ngặt, “đúng người, đúng việc” để có thể lựa chọn ra những cán bộ phù hợp với vị trí công tác.

5.2.7 Xây dựng chiến lược hoạt động tín dụng phù hợp

Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế - tài chính, văn hóa, du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho nên việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố sẽ ảnh hưởng đến cả vùng. Thành phố Cần Thơ chủ trương phát triển các lĩnh vực về dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thủy sản,… Do đó, đây là những ngành nghề nhận được nhiều ưu đãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua đó, Vietcombank Cần Thơ cần thường xuyên và chủ động xem xét lại các chính sách cho vay của Ngân hàng, từ đó đề xuất các danh mục đầu tư và danh mục hạn chế cho vay. Theo đó, Ngân hàng cần phải đưa ra các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngành cụ thể cho từng giai đoạn, sau đó cần chủ động theo dòi thường xuyên để có những thay đổi kịp thời để hạn chế, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, các hệ thống văn bản về quy chế, quy trình,… cần phải được nghiên cứu để xây dựng, thường xuyên xem xét tính phù hợp với thực tế. Hơn thế, những cơ chế mới đề xuất cần được tập huấn và quán triệt thực hiện, đảm bảo cán bộ phải nắm rò và thực hiện đầy đủ cũng như chính xác.

54


5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Do còn hạn chế về khả năng thu thập số liệu, cho nên tác giả chưa thể so sánh tình hình hoạt động tín dụng của các chi nhánh của Vietcombank và các ngân hàng thương mại khác trong khu vực, để có thể đối chiếu xem tình hình nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng khác. Do đó, trong nghiên cứu chỉ có thể nhận định được tình hình nợ quá hạn của riêng Vietcombank Cần Thơ.

Chính vì thế, các nghiên cứu thực hiện sau có thể tăng cường khả năng thu thập thông tin của nhiều ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, để có cái nhìn khách quan hơn về tình hình nợ quá hạn, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng tại các ngân hàng thương mại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022