Các Sản Phẩm Tín Dụng Dành Cho Khách Hàng Cá Nhân

15


2.3 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Thông qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Vietcombank Cần Thơ cho thấy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng khá thuận lợi, khi hoạt động cho vay luôn tăng, nhưng nợ xấu và nợ quá hạn lại có giá trị không cao và giảm đi trong giai đoạn 2016 – 2018. Tuy nhiên, việc giảm đi nợ xấu và nợ quá hạn chủ yếu do Ngân hàng xử lý nợ xấu qua dự phòng rủi ro tín dụng, chứ không thông qua thu hồi nợ. Mặt khác, các khoản nợ quá hạn tại Vietcombank Cần Thơ lại tập trung vào khách hàng cá nhân. Chính vì thế, tác giả muốn tìm hiểu những yếu tố nào tác động đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ.

16


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Qua phân tích ở chương 2 cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018 luôn phát triển tốt. Bên cạnh nhu cầu của thị trường tăng trưởng giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiệu quả, thì còn nhờ vào sự định hướng đúng đắn từ Ban lãnh đạo của Ngân hàng và sự nổ lực, phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng. Mặt khác, hoạt động tín dụng, hoạt động tạo ra nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng cũng luôn tăng trưởng ổn định trong suốt giai đoạn phân tích. Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn tại Vietcombank Cần Thơ không được khả quan, nợ quá hạn chỉ tập trung vào các khoản vay của khách hàng cá nhân. Hơn thế, nợ quá hạn tuy có giảm đi, nhưng phần lớn vẫn do việc xử lý nợ xấu từ dự phòng rủi ro. Vì thực tế, các khoản vay quá hạn sẽ khó có khả năng thu hồi. Chính vì thế, tác giả xác định được vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ.

17


Chương 3

TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN

CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1.1 Tín dụng cá nhân

3.1.1.1 Đặc điểm của tín dụng cá nhân

Theo Đường Thị Thanh Hải (2014) thì tín dụng cá nhân có một số đặc điểm như sau:

- Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng vay lớn.

- Các khoản tín dụng cá nhân có mức lãi suất cho vay chưa linh hoạt. Lãi suất tín dụng cá nhân thường được ấn định tại một mức nhất định.

- Tín dụng cá nhân có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng. Bởi quy mô của mỗi khoản vay thường nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lại rất lớn. Hơn nữa, việc cập nhật các thông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác. Do vậy, ngân hàng phải thực hiện rất nhiều bước trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ.

- Tín dụng cá nhân có mức độ rủi ro cao. Rủi ro trong cho vay đối với khách hàng cá nhân cao hơn cho vay doanh nghiệp bởi vì:

+ Rủi ro về lãi suất. Đối với cho vay doanh nghiệp, ngân hàng và khách hàng thường có sự thỏa thuận là lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳ hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay doanh nghiệp sẽ thấp hơn so với cho vay cá nhân.

+ Cho vay khách hàng cá nhân dễ gặp rủi ro đạo đức. Khả năng hoàn trả vốn vay phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên có thể do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà khách hàng không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hoãn trả nợ gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

18


- Lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn. Lãi suất của các khoản tín dụng cá nhân phần lớn đều cao hơn các khoản tín dụng khác của NHTM. Điều này xuất phát từ các khoản tín dụng cá nhân có chi phí cao và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của NHTM.

3.1.1.2 Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân

Tùy theo năng lực, cung cầu vay vốn, đối thủ cạnh tranh và chiến lược kinh doanh mà các ngân hàng có những sản phẩm tín dụng đặc thù dành cho khách hàng cá nhân, dưới đây là những sản phẩm vay vốn cơ bản dành cho khách hàng cá nhân:

- Phân loại theo nhu cầu vay vốn:

+ Cho vay phục vụ nhu cầu nhu cầu đời sống

+ Cho vay phục vụ nhu cầu kinh doanh

+ Cho vay mua đất, mua nhà, xây, sửa nhà

+ Cho vay mua ô tô, xe máy

+ Cho vay du học

+ Cho vay chứng minh tài chính

+ Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo

+ Có vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo

+ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

+ Cho vay thấu chi

+ Bảo lãnh

+ Các sản phẩm cho vay khác

- Phân loại theo thời gian cho vay: cho vay ngắn hạn; cho vay trung và dài hạn.

3.1.2 Khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn

Chưa có một khái niệm nào cụ thể về trả nợ ngân hàng đúng hạn, nhưng có một số khái niệm liên quan. Theo Điều 2, Thông tư Số: 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng. Bên cạnh đó, cũng tại Thông tư này, theo Điều 20, tổ chức tín dụng chuyển nợ

19


quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn.

Như vậy, có thể hiểu trả nợ ngân hàng đúng hạn những khoản vay của khách hàng tại ngân hàng được hoàn trả trong thời gian vay ghi trong hợp đồng, nếu đến hạn mà khách hàng chưa hoàn trả cho ngân hàng thì khách hàng trả nợ không đúng hạn và khoản nợ đó được ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn.

3.1.3 Đo lường khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn

Có nhiều cách thức đánh giá khoản nợ vay ngân hàng như: mô hình 6C; mô hình điểm số Z; Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor. Tuy nhiên, để đánh giá nợ quá hạn thì Điều 10, Thông tư Số: 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 là phản ánh rò ràng nhất. Theo đó, dư nợ tại ngân hàng được phân chia 05 nhóm:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. Là những khoản nợ còn trong thời hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả thu hồi cả nợ gốc và lãi;

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý. Là những khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày, nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu;

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn. Là những khoản nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày, nợ gia hạn lần đầu,…;

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ. Là những khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày, Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu,…;

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn. Là những khoản nợ trên 360 ngày, Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu,…

Theo đó, dư nợ thuộc nhóm 1 là những khoản nợ sẽ trả nợ đúng hạn; ngược lại, các khoản nợ thuộc nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 sẽ những khoản nợ trễ hạn.

3.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Bùi Hữu Phước và cộng sự (2018) thực hiện nghiên cứu thông qua thu thập thông tin của 120 hồ sơ vay vốn của ngân hàng, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng

20


đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank Kiên Giang. Phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu là mô hình logic nhị phân và mô hình logic đa thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 06 yếu tố trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê kinh tế. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank Kiên Giang bao gồm: năng lực tài chính khách hàng, tài sản đảm bảo, sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, kiểm tra, giám sát vốn vay.

Trần Thế Sao (2017) thực hiện nghiên cứu thông qua cuộc khảo sát 250 nông hộ nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của nông hộ trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu là Binary Logistic. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 06 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của nông hộ trên địa bàn huyện Bến Lức tỉnh Long An, bao gồm: trình độ học vấn, số người phụ thuộc, diện tích đất canh tác, thu nhập phi nông nghiệp, số tiền vay, thời gian trả nợ. Bên cạnh đó, 04 yếu tố không có ý nghĩa thống kê, bao gồm: tuổi, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm, số lần đến thăm của cán bộ tín dụng.

Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) thực hiện khảo sát 316 khách hàng để thực hiện nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP có sở hữu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu là hồi quy logit nhị thức và hồi quy logit đa thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 07 yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP có sở hữu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, bao gồm: tài sản đảm bảo, khả năng tài chính của người vay, lịch sử vay vốn, sử dụng vốn vay, lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kiểm tra và giám sát khoản vay. Bên cạnh đó, yếu tố đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của là một yếu tố được đề cập trong mô hình nghiên cứu, nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) thực hiện nghiên cứu thông qua thu thập thông tin của 438 hồ sơ vay vốn tại Vietcombank Cần Thơ nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Vietcombank Cần Thơ. Phương

21


pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu là mô hình Probit. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank Cần Thơ bao gồm: khả năng tài chính của khách hàng đi vay, việc sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, số lần kiểm tra, giám sát của cán bộ tín dụng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng đi vay. Bên cạnh đó, yếu tố kinh nghiệm của khách hàng đi vay và yếu tố tài sản đảm bảo không có ý nghĩa thống kê dù có đề xuất ở mô hình nghiên cứu.

Trương Đông Lộc (2011) thực hiện nghiên cứu với mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích của nghiên cứu được thu thập thông qua việc phỏng vấn 436 nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Phương pháp phân tích để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ là hồi quy Probit. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố: mục đích sử dụng vốn, thu nhập, lãi suất, ngành nghề tạo thu nhập, số thành viên trong gia đình, học vấn có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang.

Trương Đông Lộc (2010) thực hiện thu thập thông tin của 202 hồ sơ vay vốn của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại Nhà nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu là hồi quy Logistic. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 06 yếu tố đề cập ở mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: khả năng tài chính của người vay, đảm bảo nợ vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ, kiểm tra giám sát, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kinh nghiệm của người vay.

3.2.2 Tổng hợp các nghiên cứu lược khảo

Thông qua tham khảo 6 nghiên cứu về khả năng trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ vay tại ngân hàng cho thấy, đây là một vấn đề không mới, nhưng luôn cần thiết đối với các tổ chức tín dụng. Vì, khi các khoản nợ vay không được thu hồi sẽ ẩn

22


chứa một hệ quả không nhỏ đối với các tổ chức tín dụng. Hơn thế, khi tính chất hệ thống xảy ra còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Cho nên, các nghiên cứu về nợ quá hạn, nợ xấu, rủi ro tín dụng luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà quản lý ngân hàng, các nhà nghiên cứu. Bảng 3.1 thể hiện tổng hợp các nghiên cứu trước đây vừa được lược khảo.

Bảng 3.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước đó



Tác giả

Nội dung nghiên cứu

Phương pháp thực hiện


Các yếu tố ảnh hưởng


Bùi Hữu Phước và cộng sự (2018)


Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank Kiên Giang


Hồi quy logic nhị phân và hồi quy logic đa thức

Năng lực tài chính khách hàng, tài sản đảm bảo, sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, kiểm

tra, giám sát vốn vay


Trần Thế Sao (2017)

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của nông hộ trên địa bàn huyện Bến Lức,

tỉnh Long An


Hồi quy

Logistic


Trình độ học vấn, số người phụ thuộc, diện tích đất canh tác, thu nhập phi nông nghiệp, số tiền vay, thời gian trả nợ

Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành

(2017)


Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP có sở hữu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang


Hồi quy logit nhị thức và hồi quy logit đa thức

Tài sản đảm bảo, khả năng tài chính của người vay, lịch sử vay vốn, sử dụng vốn vay, lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kiểm tra

và giám sát khoản vay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - 4

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí