Kết Luận Và Hàm Ý Cho Nhà Quản Trị


2018; Sinkovics và cộng sự, 2018; UNCTAD, 2016; WTO, 2016). Rào cản kỹ thuật thương mại và năng lực công nghệ là hai yếu tố đặc biệt quan trọng trong trao đổi quốc tế đối với sản phẩm nông nghiệp như rau quả. Ở bối cảnh thị trường Việt Nam, nơi mà thể chế chưa được hoàn thiện. Vậy, các yếu tố này có đóng vai trò ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp xuất khẩu rau quả hay không? Điều này cần phải kiểm định. Đây là cách lý giải mới mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết nền, kết hợp với các công trình thực nghiệm, luận án sẽ xây dựng, bổ sung những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam.

Lý do thực hiện nghiên cứu: Bối cảnh thực hiện luận án tại Việt Nam là nước đang phát triển, môi trường kinh doanh, thể chế, văn hóa và xã hội có sự khác biệt lớn so với các nước phát triển. Kết quả nghiên cứu có thể khác biệt nhiều so với các nước đang phát triển. Vì thế, luận án đặt ra câu hỏi làm thế nào để đo lường những yếu tố ảnh hưởng kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam, từ đó có cơ sở nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu? Để có đáp án cho câu hỏi này, luận án sử dụng lý thuyết quốc tế hóa, dựa vào nguồn lực, thể chế và ngẫu nhiên luận giải sự hình thành các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu từ các yếu tố nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Hiện nay, chưa có nghiên cứu định lượng đầy đủ nào về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ dựa trên nền tảng mô hình lý thuyết để bổ sung các yếu tố phù hợp với tình hình Việt Nam. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu, kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm liên quan, luận án sẽ xây dựng, nghiên cứu khám phá và bổ sung các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ phù hợp với bối cảnh thị trường Việt Nam; xem xét cách thức doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao kết quả xuất khẩu. Dựa trên khoảng trống nghiên cứu, luận án phát triển mô hình mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố như kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ, sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh và rào cản kỹ thuật thương mại ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi giữ vai trò trung gian đầy đủ. Mô hình khái niệm đề xuất sâu hơn về


cách thức tương tác và cơ chế của các yếu tố quyết định chính được chọn ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, dựa theo các lập luận trên, nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng kết quả xuất khẩu, qua cầu nối trung gian chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi nhằm đề xuất một số gợi ý chính sách gia tăng kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam. Vì thế, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế.

1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu chung luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ phù hợp với bối cảnh thị trường Việt Nam và dựa trên đó đề tài kiến nghị một số hàm ý nghiên cứu nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Từ mục tiêu chung của luận án, 4 mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam;

(2) Lượng hóa và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp, từ đó bổ sung các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ trong điều kiện Việt Nam;

(3) Kiểm tra tác động trung gian của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi về mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

(4) Đề xuất một số hàm ý quản trị đẩy mạnh kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới dựa trên cơ sở kết quả mô hình các yếu tố tác động đã khám phá ra và điều kiện thực tiễn của XKRQ Việt Nam.

Để giải quyết được các mục tiêu cụ thể nêu trên, luận án đề xuất các câu hỏi nghiên cứu sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam - 4

(1) Mô hình về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam là gì?

(2) Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh


nghiệp XKRQ Việt Nam như thế nào?

(3) Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi có đóng vai trò trung gian về mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam hay không?

(4) Hàm ý quản trị và chính sách nào là cần thiết để gia tăng kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam trong thời gian tới?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kết quả xuất khẩu rau quả Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam.

Về đối tượng khảo sát của đề tài: Doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam xuất khẩu trực tiếp rau quả tươi và chế biến đồng thời có số năm hoạt động xuất khẩu trên 3 năm. Trong đó, người trực tiếp trả lời phiếu khảo sát là ban giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam.

Nghiên cứu của đề tài được thực hiện trong phạm vi sau đây:

- Góc tiếp cận nghiên cứu về mặt lý luận:

Kết quả xuất khẩu thường được tiếp cận dưới 2 góc độ đo lường khác nhau: khách quan/kinh tế và chủ quan/phi kinh tế (Shamsuddoha, 2004; Sousa, 2004; Sousa và cộng sự, 2008). Khi sử dụng phương pháp đo lường khách quan/kinh tế rất khó khăn triển khai trong thực tế bởi các lý do sau: (1) Các nước đang phát triển gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, doanh nghiệp thường không báo cáo chi tiết tài chính, rất khó để truy cập dữ liệu lưu trữ sẵn có và hợp lệ (Crick và cộng sự, 2011);

(2) Báo cáo tài chính chính thức thường không phân biệt rõ ràng các hoạt động giữa trong nước và xuất khẩu, doanh nghiệp coi xuất khẩu là một sự mở rộng các hoạt động trong nước (Yang và cộng sự, 1992); (3) Các phương pháp khách quan về hiệu quả là rất khó tiếp cận do không nhận được sự chấp nhận của các doanh nghiệp để tiết lộ số liệu được coi là bí mật (Appiah-Adu, 2000). Áp dụng phương pháp chủ quan đã được khuyến cáo trong trường hợp các nhà quản lý không muốn hoặc không thể truy xuất dữ liệu tài chính, hoặc gặp khó khăn trong việc đối chiếu các số liệu kế toán


(O’Cass & Julian, 2003a; Robertson & Chetty, 2000). Do đó, nghiên cứu này đo lường kết quả xuất khẩu dưới góc độ chủ quan/phi kinh tế là phù hợp và khả thi.

- Góc tiếp cận nghiên cứu về mặt không gian:

Các đối tượng nghiên cứu được tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi theo phương pháp lấy mẫu định mức tại các tỉnh khu vực Nam Bộ (Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bình Phước, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Tây Ninh), Bình Thuận và Lâm Đồng.

- Góc tiếp cận nghiên cứu về mặt thời gian:

Nghiên cứu định tính được tiến hành trong giai đoạn từ tháng 08/2018 đến tháng 10/2018 bằng việc thảo luận tay đôi cùng các giám đốc doanh nghiệp XKRQ Việt Nam, giảng viên là các nhà nghiên cứu trong cùng lĩnh vực, đại diện cơ quan nhà nước và Hiệp hội. Nghiên cứu định lượng sơ bộ thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi định lượng sơ bộ, thực hiện giai đoạn từ tháng 11/2018 đến tháng 01/2019. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua bảng hỏi định lượng chính thức, được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 02/2019 đến tháng 08/2019.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

Đề tài được triển khai tuần tự ba bước: (1) Nghiên cứu định tính, (2) nghiên cứu định lượng sơ bộ và (3) nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định tính được tiến hành qua hai giai đoạn, bằng các cuộc thảo luận tay đôi cùng các chuyên gia là giám đốc doanh nghiệp XKRQ Việt Nam, giảng viên là các nhà nghiên cứu trong cùng lĩnh vực, đại diện cơ quan nhà nước và Hiệp hội. Mục đích của phương pháp này nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam, điều chỉnh và bổ sung biến quan sát dùng để đo lường khái niệm nghiên cứu. Tiếp theo, nghiên cứu định lượng sơ bộ đã tiến hành kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại, gửi bảng hỏi qua email, với mục đích điều chỉnh và xác định lại cấu trúc thang đo để triển khai cho giai đoạn sau. Cuối cùng, nghiên cứu định lượng chính thức thực hiện kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại, gửi bảng hỏi


qua email, với mục đích đánh giá các thang đo nghiên cứu, kiểm định các giả thiết và mô hình nghiên cứu.

Thang đo nghiên cứu

Luận án sử dụng theo các thang đo Magnusson và cộng sự (2013), Navarro và cộng sự (2010b), Lages và cộng sự (2008b), Lages & Montgomery (2005), Donthu & Kim (1993), Navarro và cộng sự (2010b), O'cass & Julian (2003b), Cavusgil & Zou (1994), Knight & Cavusgil (2004), Magnusson và cộng sự (2013), Hultman và cộng sự (2009), Zeriti và cộng sự (2014), Leonidou (2004), Kahiya (2018) từ những nghiên cứu trước đây để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng những thang đo trên đã thiết lập ở thị trường ngoài nước có nhiều sự khác biệt so với trong nước. Hơn nữa, các nghiên cứu được sử dụng ở cấp độ đa ngành và các ngành hàng sản xuất sản phẩm phi nông nghiệp nên không phù hợp với trường hợp XKRQ ở Việt Nam. Do đó, luận án đã triển khai nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ để điều chỉnh thang đo phù hợp với tình hình nghiên cứu triển khai ở Việt Nam.

Xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập dữ liệu, bảng câu hỏi được rà soát, chọn lọc, tiếp theo dữ liệu sẽ được mã hóa và làm sạch. Công cụ phần mềm SPSS 25 sử dụng để thực hiện phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis), phân tích nhân tố khám phá (Exploratary Factor Analysis) và thống kê mô tả. Công cụ phần mềm SmartPLS 3.2.7 sử dụng phân tích, đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương bé nhất riêng phần (PLS-SEM), nhằm kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu

Luận án được thực hiện với kỳ vọng đóng góp thiết thực lý thuyết và thực tiễn cho các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và nhà quản lý chính sách Việt Nam. Luận án ghi nhận những đóng góp:

Thứ nhất, luận án mang đến kết quả mới về mối quan hệ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu như: Kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ, sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh và rào cản


kỹ thuật thương mại. Hơn nữa, chưa có học giả nào công bố mối quan hệ giữa các yếu tố: Năng lực công nghệ, rào cản kỹ thuật thương mại, EMS và kết quả xuất khẩu. Vì thế, các giả thuyết được chấp nhận trong luận án này là những phát hiện mới, hoàn thiện khung lý thuyết. Ngoài ra, vai trò trung gian đầy đủ của EMS được khám phá cung cấp một quan điểm bổ sung trong việc xác nhận liên kết và làm rõ vai trò và đóng góp của EMS. Luận án đã tìm ra vai trò biến điều tiết ảnh hưởng đến kết quả kiểm định khác biệt, khi kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của các nhóm doanh nghiệp được phân loại. Đây là bằng chứng thực nghiệm để khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của các lý thuyết nền trong việc giải thích quy luật của hiện tượng khoa học chủ đề nghiên cứu kết quả xuất khẩu.

Thứ hai, mô hình nghiên cứu hoàn toàn mới được thiết lập với 7 biến độc lập, 2 biến phụ thuộc, 1 biến trung gian, 2 biến điều tiết và được thiết kế theo quy trình nghiên cứu định tính kết hợp định lượng và phân tích đồng thời hai dạng thang đo nguyên nhân và kết quả còn có ý nghĩa đóng góp về phương pháp nghiên cứu. Luận án đặc trưng hóa, kiểm định, phát triển các thang đo lường khái niệm nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu tạo cơ sở tham khảo thiết thực cho các nghiên cứu hàn lâm tại Việt nam tham khảo, sử dụng hệ thống thang đo và có thể xem xét sử dụng triển khai cho các nghiên cứu ở nước đang phát triển.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp XKRQ Việt Nam tham khảo và ứng dụng khi quyết định và thực hiện các giải pháp phát triển và gia tăng kết quả xuất khẩu, thông qua những điều chỉnh liên quan đến các yếu tố cụ thể của mô hình nghiên cứu đã kiểm chứng tác động đến kết quả xuất khẩu. Đây là cở sở khoa học tham khảo đáng tin cậy cho các nhà hoạch định chính sách ứng dụng, giúp đỡ các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam. Không chỉ thế, luận án còn là tài liệu tham khảo, nghiên cứu hữu ích cho các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên và các đối tượng quan tâm khác liên quan đến chủ đề nghiên cứu.


1.7 Kết cấu luận án

Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 1 phân tích sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, điểm mới nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của luận án.

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 2 trình bày, tổng hợp, hệ thống những lý thuyết nền và khái niệm nghiên cứu. Tiếp theo, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu, luận giải mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 trình bày quy trình và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu còn diễn giải phương pháp xử lý dữ liệu định tính, định lượng và phương pháp chọn mẫu. Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ được trình bày nhằm thiết kế thang đo lường cho các khái niệm sẽ được kiểm định trong mô hình nghiên cứu.

Chương 4. Kết quả nghiên cứu

Chương 4 phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tại Việt Nam. Tiếp theo, các bước kỹ thuật phân tích bao gồm: Đánh giá mô hình đo lường và cấu trúc. Luận án kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất và thảo luận kết quả nghiên cứu.

Chương 5. Kết luận và hàm ý cho nhà quản trị

Chương 5 tổng kết kết quả nghiên cứu đạt được. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiến hành đưa ra các hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam nâng cao kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp trong thời gian tới. Ngoài ra, nghiên cứu đưa ra một số hạn chế và đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo.

Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chương:

Trong chương 2, luận án sẽ trình bày bốn lý thuyết nền bao gồm: Lý thuyết quốc tế hóa, lý thuyết dựa trên nguồn lực, lý thuyết thể chế và lý thuyết ngẫu nhiên. Một số khái niệm nghiên cứu trong mô hình như: Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi, kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ, sự khác biệt môi trường, rào cản kỹ thuật thương mại và kết quả xuất khẩu. Luận án vận dụng lý thuyết nền và một số nghiên cứu thực nghiệm trước để biện luận cho mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu. Từ đó, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất trong chương này.

2.1 Lý thuyết nền tảng của kết quả xuất khẩu

Bốn lý thuyết tiếp cận có liên quan mật thiết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (Hình 2.1). Cụ thể như sau:

2.1.1 Lý thuyết quốc tế hóa

Trong tiến trình quốc tế, các doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí giao dịch, mở rộng TTXK được thúc đẩy bởi hai xu hướng chính. Thứ nhất, toàn cầu hóa thị trường bao gồm vô số doanh nghiệp tìm nguồn cung ứng, sản xuất và tiếp thị quốc tế cũng như liên minh xuyên biên giới để phát triển và phân phối sản phẩm. Toàn cầu hóa liên quan tới sự gia tăng đồng nhất sở thích người mua trên khắp thế giới, hỗ trợ việc kinh doanh quốc tế trở nên dễ dàng hơn bằng cách đơn giản hóa phát triển sản phẩm và định vị thị trường. Thứ hai, tiến bộ công nghệ trong công nghệ thông tin và truyền thông, phương thức sản xuất, vận chuyển hậu cần, giúp giảm chi phí giao dịch và tạo điều kiện tăng trưởng. Sự phát triển của internet và các công nghệ liên quan thúc đẩy xu hướng quốc tế hóa trở thành lựa chọn khả thi và tối ưu hơn của doanh nghiệp (Knight & Cavusgil, 2004).

Sự quốc tế hóa các doanh nghiệp đã được nghiên cứu sâu rộng và điều tra thực nghiệm (Andersen, 1993; Johanson & Vahlne, 1977, 2009). Quan điểm lý thuyết quốc tế hóa được phân loại theo hai cách tiếp cận: Hành vi hoặc kinh tế. Luận án tiếp cận theo quan điểm hành vi bao gồm các mô hình giai đoạn của quốc tế hóa, trong đó

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 31/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí