Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Tâm Lý Xã Hội Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế


yếu tố này đến hành vi tuân thủ thuế với hộ KD cá thể (làm nghề và kinh doanh nghề nghề tại các làng nghề) để thu hẹp khoảng trống nghiên cứu trên.

Thứ năm, ảnh hưởng của nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế, niềm tin vào CQ thuế đến hành vi tuân thủ thuế cũng chưa hoàn toàn đồng thuận; và các kết quả nghiên cứu trước chưa trả lời cho câu hỏi phải chăng chính nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế thấp dẫn đến hành vi TTT của người nộp thuế không cao dù gia tăng các cuộc kiểm tra, thanh tra thuế? Đây cũng chính là căn cứ đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án.

2.5.2. Mô hình nghiên cứu

2.5.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý xã hội đến hành vi tuân thủ thuế

Tinh thần thuế

Tiếp cận theo lý thuyết TPB, thì thái độ đối với hành vi TTT đóng vai trò quan trọng việc thực hiện hành vi TTT của người nộp thuế. Gốc rễ của thái độ đối với hành vi TTT không chỉ ở các yếu tố kinh tế, thể chế và chính trị thuần túy mà còn xuất phát tù nghĩa vụ đạo đức hoặc nghĩa vụ công dân của người nộp thuế (Torgler, 2002, 2007; Robbins và Kiser, 2020). Trong khi đó, Alm và Torgler (2006) định nghĩa tinh thần thuế là động cơ nội tại để nộp thuế; và động cơ nội tại để nộp thuế xuất phát từ quan điểm đạo đức của người nộp thuế khi nhìn nhận đóng thuế là một nghĩa vụ đóng góp cho xã hội (Cummings và cộng sự, 2009). Cũng chính vì thế, thái độ đối với hành vi TTT gắn liền với tinh thần thuế, hay có thể hiểu tinh thần thuế là thái độ đối với hành vi TTT của người nộp thuế.

Tinh thần thuế được định nghĩa là động cơ nội tại để nộp thuế (Alm và Torgler, 2006). Hay có thể hiểu, khi người nộp thuế có tinh thần thuế cao thì họ thường tự nguyện nộp thuế ngay cả trong điều kiện cưỡng chế thuế thấp do động cơ nội tại của họ, bắt nguồn từ nhận thức rằng nộp thuế là nghĩa vụ (Cummings và cộng sự, 2009). Điều đó chỉ ra tinh thần thuế có ảnh hưởng thuận chiều với hành vi TTT của người nộp thuế (Taing và Chang, 2020; Devos, 2013; Alabede và cộng sự, 2011) và tinh thần thuế ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi tuân thủ thuế tự nguyện của người nộp thuế (Malik và Younus, 2020).

Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở châu Âu và châu Mỹ đã chỉ ra mối tương quan tiêu cực giữa tinh thần thuế và hành vi tuân thủ trong nền kinh tế bóng tối: ở những khu vực này, động lực nộp thuế cao nhưng tính tuân thủ lại thấp (Torgler, 2005; Alm và Torgler, 2006 ; Barone và Mocetti, 2009). Guerra và cộng sự (2018) hướng đến so sánh sự nhất quán về tinh thần thuế và hành vi tuân thủ thuế ở một số một nhóm công


việc mới nổi trong môi trường thử nghiệm. Kết quả chỉ ra rằng những người tự báo cáo tinh thần thuế cao có tỷ lệ trốn thuế cao hơn những người có tinh thần thuế thấp; do đó, nghiên cứu phát hiện ra rằng tinh thần thuế (tự báo cáo thuế) của cá nhân chưa thể dự đoán được hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Hay như, Fjeldstad và cộng sự (2020) trong nghiên cứu về tuân thủ thuế VAT ở Tanzania. Thông qua việc khảo sát 314 cặp doanh nghiệp-khách hàng, các nhà nghiên cứu đã kết luận tuân thủ thuế của DN không tương quan với tinh thần thuế và sự công bằng, hoặc sự hài lòng với các dịch vụ công, tất cả các yếu tố thường được xem là quan trọng trong việc giải thích hành vi tuân thủ thuế.

Như vậy, chưa có sự thống nhất hoàn toàn về ảnh hưởng của tinh thần thuế và hành vi tuân thủ thuế ở các nghiên cứu trước (Xem bảng 1.3). Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:


Giả thuyết 1 (H1):

Tinh thần thuế ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi TTT tự nguyện và nghịch chiều đến hành vi TTT bắt buộc của hộ

KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 10

Niềm tin vào cơ quan thuế

Niềm tin vào cơ quan thuế là nhận thức của người nộp thuế rằng cơ quan thuế đáng tin cậy và làm việc vì lợi ích chung (theo Kirchler và cộng sự, 2008). Torgler (2007) chỉ ra mối quan hệ của người nộp thuế với cơ quan thuế, bao gồm cả sự tin tưởng của họ vào cơ quan thuế, là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi kiểm tra việc tuân thủ thuế.

Jackson và Milliron (1986) và Levi (1998) cũng chỉ ra niềm tin vào cơ quan thuế có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tuân thủ thuế. Torgler (2003a, 2003b, 2004) nhận thấy rằng niềm tin vào cơ quan thuế có liên quan tích cực đến mức độ sẵn sàng tuân thủ luật thuế của các cá nhân ở các quốc gia khác nhau. Các nghiên cứu khác đã xác nhận mối quan hệ tích cực giữa niềm tin vào cơ quan thuế và sự tuân thủ ở nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Richardson (2008, 47 quốc gia), Song và Yarbough (1978, Hoa Kỳ) và Vogel (1974: Thụy Điển). Gần đây, Malik và Younus (2020), trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế tự nguyện ở Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định là niềm tin vào cơ quan thuế là yếu tố quyết định rất quan trọng đối với hành vi tuân thủ thuế tự nguyện của cả hai quốc gia.

Kogler và cộng sự (2013) và Turner (2005) chỉ ra rằng việc người nộp thuế tự nguyện tuân thủ chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi lòng tin của họ với chính phủ, đặc biệt là đối với hệ thống thuế. Như vậy, sự gia tăng niềm tin dẫn đến sự gia tăng sự tuân thủ tự nguyện (Wahl, Kastlunger và Kirchler, 2010; Benk và cộng sự, 2012;


Kastlunger và cộng sự, 2013; Yasa và Martadinata, 2018; Abba Ya’u và Natrah Saad, 2019; Da Silva và cộng sự, 2019). Benk và cộng sự (2012) cũng đồng thuận với điều này và cho rằng quyền lực thúc đẩy tuân thủ thuế bắt buộc và sự tin tưởng thúc đẩy tuân thủ thuế tự nguyện.

Tuy nhiên, Taing và Chang (2020) chỉ ra chưa có cơ sở để khẳng định về mối quan hệ giữa niềm tin vào cơ quan thuế và hành vi tuân thủ thuế của người dân ở Campuchia.

Như vậy, chưa có sự thống nhất hoàn toàn về mối quan hệ giữa niềm tin vào cơ quan thuế và hành vi tuân thủ thuế nhất (Xem bảng 1.3). Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất:


Giả thuyết 2 (H2):

Với niềm tin vào cơ quan thuế tăng lên, hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam có xu hướng gia tăng hành vi TTT tự

nguyện và giảm hành vi TTT bắt buộc

Chuẩn mực chủ quan

Các nhà nghiên cứu đã mô tả tuân thủ thuế là một vấn đề xã hội (Hasseldine và Li 1999; King và Sheffrin 2002), tuân thủ thuế không chỉ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cụ thể do cơ quan thuế áp dụng, mà còn bởi các chuẩn mực xã hội hiện có và hành vi của những người nộp thuế khác ở thực tế hoặc theo cảm nhận của người nộp thuế (theo Prinz, Muehlbacher và Kirchler, 2014). Khi đó, chuẩn mực chủ quan là nhận thức của một cá nhân về áp lực xã hội đối với việc nên hay không nên thực hiện một hành vi tuân thủ thuế (theo Ajzen, 1991). Hay có thể hiểu, chuẩn mực chủ quan là nhận thức của một cá nhân về cách mà hầu hết mọi người quan trọng (người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh) đối với người đó cho rằng anh ta /cô ta nên hay không nên thực hiện hành vi tuân thủ thuế (Fishbein và Ajzen, 1975).

Bobek và Hatfield (2003) trong nghiên cứu của mình về người nộp thuế ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng chuẩn mực chủ quan có tác động tích cực đến ý định tuân thủ thuế. Tương tự, Natrah Saad (2012) trong nghiên cứu về tuân thủ thuế ở Malaysia và New Zealand, bằng phương pháp lấy mẫu phân tầng, thông qua kết quả khảo sát ở hai quốc gia đã chỉ ra chuẩn mực chủ quan là yếu tố quan trọng thứ hai giải thích hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế giữa hai quốc gia. Như vậy, chuẩn mực chủ quan có mối quan hệ tích cực đến ý định và hành vi tuân thủ thuế (Andi Nurwanah và cộng sự, 2018; Lidija Hauptman và cộng sự; 2015; Damayanti và cộng sự; 2015).

Robbins và Kiser (2020) đã kết luận là gốc rễ của việc tuân thủ thuế tự nguyện bắt nguồn từ thái độ đạo đức (tinh thần thuế) và sự đánh giá của mọi người (chuẩn mực chủ quan) đối với thuế và việc đánh thuế. Hay như, Malik và Younus (2020) dựa trên


lý thuyết SSF và TPB trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế tự nguyện đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại hai quốc gia là Pakistan và Turkey, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng (khảo sát điều tra với mẫu là 121 chủ DNVVN từ Pakistan và 137 từ Thổ Nhĩ Kỳ) đã kết luận chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế tự nguyện.

Tuy nhiên, Abdul Hamid (2014) chỉ ra thái độ là những biến số quan trọng nhất, tiếp theo là độ nhạy cảm về đạo đức, văn hóa và nhận thức kiểm soát hành vi có những phát hiện trái chiều, trong khi chuẩn mực chủ quan không có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tuân thủ pháp luật thuế ở cả hai quốc gia. Adellia và cộng sự (2020) thì cho rằng chưa có cơ sở để khẳng định chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng đến hành vi TTT của người nộp thuế.

Như vậy, chưa có sự thống nhất hoàn toàn về ảnh hưởng của chuẩn mực chủ quan đến hành vi TTT của người nộp thuế ở các nghiên cứu trước (Xem bảng 1.3). Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:


Giả thuyết 3 (H3):

Chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi TTT (tự nguyện hoặc bắt buộc) của hộ KDCT trong các làng nghề

ở Việt Nam

Nhận thức về tính công bằng

Hầu hết các công dân thường đề cập đến tính công bằng khi được hỏi họ nghĩ gì về hệ thống thuế (Braithwaite, 2003; Rawlings, 2003; Taylor, 2003), vì vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế hệ thống thuế là tính công bằng (Smith, 1776), Trong đó, tính công bằng của hệ thống thuế bao gồm hai khía cạnh: công bằng theo chiều dọc (những người có cùng thu nhập hoặc tài sản sẽ đóng góp một khoản thuế bằng nhau) và công bằng theo chiều ngang (số thuế phải nộp sẽ tăng khi cơ sở tính thuế tăng, nghĩa là những người có khả năng đóng góp thuế nhiều hơn sẽ nộp nhiều thuế hơn) (dẫn theo Phạm Mỹ Linh, 2019).

Mukhlis và cộng sự (2014) cho rằng tuân thủ thuế là kết quả của sự công bằng tổng thể trong xã hội. Palil và Mustapha (2011) cho rằng hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế bị ảnh hưởng đáng kể bởi tính công bằng của hệ thống thuế. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra tính công bằng của hệ thống thuế tạo nên hành vi tuân thủ giữa những người nộp thuế (Spicer và Becker, 1980; Alm và cộng sự, 1992; Hite và Roberts, 1992; Shih-Ying và Mei-Jane, 2005; Azmi và cộng sự, 2008; Merima và cộng sự, 2013; Siahaan, 2012). Faizal và Palil (2015) khẳng định mối quan hệ tích cực giữa nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế và hành vi tuân thủ thuế của người nộp


thuế. Gần đây, các kết quả nghiên cứu của Fany Inasius (2018), Doreen Musimenta và cộng sự (2017), Gobena và cộng sự (2016) cũng đồng thuận với khẳng định trên.

Fadjar (2012) chỉ ra công bằng thuế đối với việc tuân thủ tự nguyện là tích cực và đáng kể. Manchilot Tilahun (2018) cũng chỉ ra nhận thức về tính công bằng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ tự nguyện của người đóng thuế.

Tuy nhiên, Benk và cộng sự (2011) dựa trên lý thuyết TPB, trong nghiên cứu về ý định tuân thủ thuế của người nộp thuế cá nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, với phương pháp khảo sát điều tra 369 cá nhân nộp thuế đã kết luận các kỳ vọng quy chuẩn về việc tuân thủ và mức độ hình phạt là những yếu tố ảnh hưởng đáng kể nhất đến tuân thủ thuế. Tuy nhiên, nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế không có ý nghĩa thống kê. Deyganto (2018), Fjeldstad và cộng sự (2020) chỉ ra tuân thủ thuế không tương quan với nhận thức của doanh nhân sự công bằng - yếu tố thường được xem là quan trọng trong việc giải thích việc tuân thủ thuế.

Như vậy, ảnh hưởng của nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế đến hành vi TTT của người nộp thuế ở các nghiên cứu trước có kết quả chưa hoàn toàn thống nhất (Xem bảng 1.3). Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất:


Giả thuyết 4 (H4):

Nhận thức hệ thống thuế là công bằng dẫn đến gia tăng hành vi TTT tự nguyện và giảm hành vi TTT bắt buộc của hộ KDCT

trong các làng nghề ở Việt Nam

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa người nộp thuế và cơ quan thuế là một sự tương tác phức tạp, có đi có lại và cần đảm đảm bảo tính công bằng (Feld và Frey, 2007). Sự tương tác giữa người nộp thuế và cơ quan thuế ảnh hưởng đến tinh thần thuế của người nộp thuế (Hart và Frey, 1994). Feld và Frey (2007) cho rằng tinh thần thuế được hình thành bởi các yếu tố như “(i) trao đổi tài chính ở nơi người nộp thuế nhận được các dịch vụ công với mức thuế mà họ phải nộp; (ii) thủ tục hành chính để thực hiện các hoạt động trao đổi này; và (iii) mối quan hệ cá nhân giữa người nộp thuế và người quản lý thuế”. Và tinh thần thuế sẽ cao hơn khi người nộp thuế thuế nhận thấy số thuế đã nộp và các dịch vụ do chính phủ được thực hiện là công bằng (Torgler, 2007). Hay có thể hiểu, nếu các khoản thuế đã nộp và các dịch vụ công do chính phủ cung cấp được người nộp thuế nhận thức là công bằng thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến tinh thần thuế của người nộp thuế và có xu hướng gia tăng hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Mặt khác, khi người nộp thuế có tinh thần thuế cao thì họ thường tự nguyện nộp thuế ngay trong điều kiện cưỡng chế thấp (Malik và Younus, 2020), bởi tinh thần thuế là động cơ nội tại để nộp thuế, và xuất phát từ quan điểm đạo đức của người nộp thuế khi


nhìn nhận đóng thuế là một nghĩa vụ đóng góp cho xã hội (Cummings và cộng sự, 2009). Vì vậy, giả thuyết sau được đề xuất:


Giả thuyết 5 (H5):

Nhận thức hệ thống thuế là công bằng dẫn đến tăng tinh thần

thuế và qua đó gia tăng hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Không những thế, nhận thức về tính công bằng thuế và niềm tin vào cơ quan thuế có ảnh hưởng quan trọng đến việc tuân thủ thuế (Jimenez và Iyer, 2016). Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nhận thức tính công bằng của hệ thống thuế, niềm tin vào cơ quan thuế và hành vi tuân thủ thuế cũng là chủ đề nhận được những quan điểm trái chiều. Cụ thể như sau:

Niềm tin vào cơ quan thuế của người nộp thuế chịu ảnh hưởng bởi chính nhận thức của người đó về hệ thống thuế là công bằng (Alm và cộng sự, 2012). Hay có thể hiểu, trong một xã hội mà cơ quan thuế tôn trọng người nộp thuế và áp dụng các thủ tục minh bạch, công bằng thì sẽ tăng niềm tin (tin tưởng) của người nộp thuế và tính tuân thủ thuế cũng cao hơn (Lisi, 2014). Như vậy, khi cơ quan thuế hành động công bằng đối với người nộp thuế, sẽ nuôi dưỡng lòng tin trong họ và qua đó kích thích sự tuân thủ tự nguyện (Kogler và cộng sự, 2013). Hay có thể khẳng định, nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế giúp gia tăng niềm tin vào cơ quan thuế của người nộp thuế và qua đó gia tăng hành vi tuân thủ thuế (Alm và cộng sự, 2012; Kogler và cộng sự, 2013; Lisi, 2014)

Mặt khác, niềm tin vào cơ quan thuế có ảnh hưởng đáng kể đến cả nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế và các quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế (Jimenez và Iyer, 2016). Ở một khía cạnh nào đó, niềm tin vào cơ quan thuế điều chỉnh mối quan hệ giữa nhận thức công bằng và tuân thủ thuế (Fadjar O.P. Siahaan,2012; Abba Ya’u và Natrah Saad, 2019).

Vì vậy, giả thuyết sau được đề xuất:


Giả thuyết 6 (H6):

Nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế giúp tăng niềm tin vào cơ quan thuế và qua đó gia tăng hành vi tuân thủ thuế

của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế

Quyền lực của cơ quan thuế cho biết khả năng của CQT trong việc thực thi tuân thủ thuế, điều này phụ thuộc vào cách cơ quan thuế đối xử với công dân của mình bằng cách sử dụng quyền lực cưỡng chế và hợp pháp (Hartl, Hofmann, Gangl, Hartner- Tiefenthaler, và Kirchler, 2015; Kastlunger, Lozza, Kirchler, và Schabmann, 2013).


Nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế được định nghĩa là nhận thức của người nộp thuế “về năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện và trừng phạt tội phạm về thuế” (Wahl và cộng sự, 2010).

Mas’ud và cộng sự (2014) chỉ ra sự tin tưởng và quyền lực của các cơ quan chức năng tương tác chặt chẽ trong việc giải thích hành vi tuân thủ thuế. Trong đó, sự gia tăng niềm tin dẫn đến sự gia tăng sự tuân thủ tự nguyện, và gia tăng quyền lực dẫn đến giảm sự tuân thủ tự nguyện (Wahl, Kastlunger và Kirchler, 2010; Da Silva và cộng sự, 2019). Benk và cộng sự (2012) cũng đồng thuận với điều này và cho rằng quyền lực thúc đẩy tuân thủ thuế bắt buộc và sự tin tưởng thúc đẩy tuân thủ thuế tự nguyện.

Tuy nhiên, Taing và Chang (2020) lại chỉ ra nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế không cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với ý định tuân thủ thuế. Hay như, Mas’ud và cộng sự (2019) chỉ ra quyền lực của các cơ quan thuế không ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tuân thủ thuế.

Olsen và cộng sự (2018) chỉ ra năng lực thực thi của các cơ quan chức năng (tức là quyền lực cao) gây ra cảm xúc tiêu cực dẫn đến nâng cao tuân thủ bắt buộc và sự sẵn sàng trốn tránh. Trong khi đó, Yasa và Martadinata (2018) chỉ ra quyền lực của cơ quan thuế trong việc giám sát quá trình đóng thuế không ảnh hưởng đến sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế. Như vậy, phải chẳng nhận thức quyền lực của cơ quan thuế ảnh hưởng đến hành vi TTT bắt buộc và không ảnh hưởng đến hành vi TTT tự nguyện? Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất:


Giả thuyết 7 (H7):

Khi nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế tăng lên, hành

vi TTT bắt buộc của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam có xu hướng tăng lên

Nhận thức về thuế

Nhận thức về thuế được thể hiện dưới dạng trạng thái ý thức hiểu hoặc biết về thuế (Suyanto & Trisnawati, 2016). Nhận thức về thuế là sự hiểu biết của người nộp thuế về các luật và quy định về thuế về các vấn đề thuế cụ thể có liên quan (Taing và Chang, 2020). Hay có thể hiểu, nhận thức về thuế là điều kiện để người nộp thuế biết, hiểu và áp dụng tốt, tự giác và nghiêm túc các quy định về thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế (Lestari và Wicaksono, 2017). Chính vì thế, gia tăng nhận thức về thuế của người nộp thuế là biện pháp cần thiết để cải thiện sự tuân thủ của người nộp thuế mà các chỉnh phủ các nước thường áp dụng (Jatmiko, 2006) và nâng cao nhận thức về thuế của người nộp thuế là không thể thiếu trong việc nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế (Jatmiko, 2006).


Suryarini và Tarmudji (2009) nhấn mạnh rằng người nộp thuế với nhận thức về thuế của mình lẽ ra phải nộp thuế một cách chính xác (tất cả thu nhập đã được báo cáo). Nhưng trong thực tế, người nộp thuế lại có xu hướng tránh nộp thuế. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực và quan trong của nhận thức về thuế đến hành vi TTT của người nộp thuế (Palil, Rusyidi, và Ahmad, 2013; Andinata,2015; Andreas và Savitri, 2015; Fajriyan và cộng sự, 2015; Agustiningsih & Isroah, 2016).

Tuy nhiên, Nugroho và cộng sự (2016) lại nhấn mạnh rằng nhận thức về thuế không giải thích nhiều đến hành vi tuân thủ thuế. Hay như, Taing và Chang (2020) trong nghiên cứu với chủ đề về các yếu tố ảnh hưởng ý định tuân thủ thuế của người nộp thuế đã chỉ ra nhận thức về thuế không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, chưa có sự thống nhất hoàn toàn về mối quan hệ giữa nhận thức về thuế và hành vi tuân thủ thuế. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:


Giả thuyết 8 (H8):

Khi sự nhận thức, hiểu biết về các luật và quy định về thuế tăng lên, dẫn đến gia tăng hành vi TTT tự nguyện và giảm hành vi

TTT bắt buộc ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

2.5.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến hành vi tuân thủ thuế

Sự phức tạp về thuế

Tính đơn giản là một mục tiêu quan trọng trong thiết kế hệ thống thuế. Một hệ thống thuế đơn giản có thể dẫn đến giảm độ phức tạp - một trong những biến số được xác định có ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế (Jackson và Milliron, 1986).

Sự phức tạp về thuế có nhiều khía cạnh và có thể được định nghĩa một cách hợp lý theo nhiều cách khác nhau. Slemrod (1984) định nghĩa sự phức tạp của hệ thống thuế là tổng chi phí tuân thủ (do các cá nhân và doanh nghiệp trực tiếp gánh chịu) và chi phí hành chính (do chính phủ gánh chịu). Chi phí tuân thủ bao gồm thời gian người nộp thuế dành để chuẩn bị và nộp các biểu mẫu thuế, tìm hiểu về luật và duy trì việc lưu trữ hồ sơ cho các mục đích thuế.

Đối với người nộp thuế, mức độ phức tạp của thuế được xem xét từ thời điểm thực hiện và chi phí phát sinh để tuân thủ các luật thuế liên quan. Độ phức tạp về thuế có thể có nhiều dạng như độ phức tạp về tính toán, độ phức tạp của biểu mẫu, độ phức tạp về tuân thủ, độ phức tạp của quy tắc, độ phức tạp về thủ tục và mức độ dễ đọc thấp (Pau và cộng sự, 2007; Saad, 2014; Saw và Sawyer, 2010).Saad (2014) xem xét tài liệu về tính phức tạp của thuế và phân loại sự phức tạp của hệ thống thuế thành các loại “tính toán, biểu mẫu thuế, chi phí tuân thủ, quy tắc và thủ tục”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023