hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) | ||
13 | Bảng 4.11 | Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các |
14 | Bảng 4.12 | Bảng 4.11 Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) |
15 | Bảng 4.13 | Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) |
16 | Bảng 4.14 | Kết quả kiểm định lựa chọn giữa mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) |
17 | Bảng 4.15 | Bảng tổng hợp Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các ngân hàng |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1
- Uỷ Ban Basel Về Giám Sát Ngân Hàng
- Cấu Trúc Vốn Tối Ưu - Optimal Capital Structure
- Các Tài Liệu Nghiên Cứu Nước Ngoài
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
DANH MỤC HÌNH
Hình | Nội dung | |
1 | Hình 3.1 | Quy trình phương pháp nghiên cứu |
2 | Hình 3.2 | Mô hình nghiên cứu định lượng |
Trong giai đoạn 2018 – 2019, các Ngân hàng không ngừng thực hiện an toàn vốn đáp ứng tiêu chuẩn Basel, mà nhiều nhất là thông qua việc phát hành trái phiếu để tăng nguồn vốn cấp 2 đảm bảo an toàn vốn và huy động nguồn vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thị trường. Chính lý do đó, luận văn này nhằm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam để xem xét tác động của các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các yếu tố nội tại của các ngân hàng đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại. “Tác giả đã thực hiện nghiên cứu về tác động của các nhân tố nội tại ngân hàng gồm quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), rủi ro tín dụng, tính thanh khoản và tiền gửi khách hàng của từng ngân hàng và các nhân tố vĩ mô nền kinh tế gồm tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát; tác động đến an toàn vốn của 20 ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2018. Bằng các phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống, gồm hồi quy OLS gộp (Pooled OLS), mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), tác giả đã thu được một số kết quả chính như sau: cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều có tác động cùng chiều đến an toàn vốn. Trong khi đó, có 3 nhân tố nội tại tác động đến an toàn vốn, cụ thể: ROA có tác động cùng chiều; ROE và quy mô tổng tài sản có tác động ngược chiều đến an toàn vốn.”
Từ khóa: An toàn vốn, Basel, Ngân hàng thương mại, Hệ số an toàn vốn, rủi ro tín dụng.
In the period of 2018 - 2019, the banks are constantly implementing capital adequacy to response Basel standards, mostly through issuing bonds to increase tier 2 capital to ensure capital adequacy and mobilize long-term capital to response loan needs of the market. So that, this thesis is for research purposes the factors affecting capital adequacy of Vietnam Joint Stock Commercial Banks to consider the impact of macro elements of the economy and the internal elements of banks to capital adequacy of commercial banks. The author relized a reason on the impact of internal factors including bank size, return on assets (ROA), return on equity (ROE), credit risk, liquidity and customer deposits of each bank and macro factors including economic growth, inflation rate; impact on capital adequacy of 20 joint stock commercial banks in Vietnam from 2007 to 2018. By traditional table data analysis methods, including pooled OLS regression, Fixed Effects Model (FEM), Random Effects Model (REM), the author has obtained some main results as follows: both economic growth and inflation have the same positive effects capital adequacy. Meanwhile, there are 3 internal factors that are the positive effect on capital adequacy: ROA has the positive; ROE and size of total assets have the opposite effect on capital adequacy.
Keywords: Capital adequacy, Basel, Commercial Bank, CAR, Credit Risk.
GIỚI THIỆU
Lý do thực hiện đề tài
Đối với mọi nền kinh tế, trong mỗi giai đoạn nhất định, hệ thống Ngân hàng luôn đóng một vai trò quan trọng với chức năng chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Vai trò của hệ thống Ngân hàng thương mại là các trung gian tài chính, giúp luân chuyển các dòng vốn nhàn rỗi từ các chủ thể này đến các chủ thể khác – các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Nhờ đó, các dòng vốn được chu chuyển một cách liên tục, đáp ứng một cách kịp thời nhất nhu cầu của các chủ thể cần vốn, từ đó góp phần đảm bảo quá trình vận hành của các nền kinh tế diễn ra một cách trơn tru nhất, đảm bảo sự ổn định tăng trưởng của các nền kinh tế. Vai trò của hệ thống ngân hàng sẽ đặc biệt trở nên quan trọng ở các quốc gia có hệ thống thị trường tài chính còn chậm phát triển như Việt Nam.
Trong những năm trở lại đây, số lượng các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã có sự gia tăng nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng, dẫn tới sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong nước. Bên cạnh đó, trong xu hướng hội nhập chung của thị trường tài chính và bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thị trường vốn trong nước ngày càng được mở rộng. Khi đó, các ngân hàng thương mại trong nước còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt từ các ngân hàng nước ngoài với quy mô vốn lớn, kinh nghiệm hoạt động lâu năm. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại trong nước đã và đang không ngừng đổi mới, gia tăng nguồn lực trong hoạt động của mình nhằm nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong ngành.
Vấn đề an toàn vốn đã trở thành một trong những chủ đề quan trọng được đề cập tới khá nhiều trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn 2018 – 2019, các Ngân hàng không ngừng thực hiện an toàn vốn đáp ứng tiêu chuẩn Basel, mà nhiều nhất là thông qua việc phát hành trái phiếu. Đơn cử như tính đến tháng 9/2019, Agribank có 2 đợt phát hành trái phiếu, đợt 1 là 4.000 tỷ đồng, đợt 2 là 5.000 tỷ đồng; Vietinbank phát hành 10.000 tỷ đồng; Ngân hàng Á Châu phát hành 2.500 tỷ đồng,… để tăng nguồn vốn cấp 2 đảm bảo an toàn vốn và
huy động nguồn vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thị trường. Tăng trưởng tín dụng là gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng; tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển đó, các Ngân hàng hiện nay đều đưa ra các quy định về an toàn vốn cho chính tổ chức tín dụng của mình cũng như thực hiện theo các quy định an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm kiếm, xem xét tác động của các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại trong nhiều nền kinh tế. Như vậy, vấn đề an toàn vốn đã nhận được nhiều sự quan tâm trong các nghiên cứu về hệ thống ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước đang phát triển đến các nước đã phát triển. Chính lý do đó, trong luận văn này, tác giả sẽ thực hiện đề tài nghiên cứu về: “Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam” nhằm xem xét “tác động của các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các yếu tố nội tại của các ngân hàng đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại. Kết quả của bài nghiên cứu không chỉ đưa ra thêm một bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến an toàn vốn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam mà còn giúp cho các nhà quản trị, các nhà hoạch định chính sách cân nhắc, xem xét trong việc điều hành các hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo vừa đáp ứng được yêu cầu về tăng trưởng tín dụng, vừa đảm bảo an toàn vốn trong các hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
“Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào việc xem xét các nhân tố nội tại và các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế có tác động đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể, đối với các nhân tố nội tại, bài nghiên cứu tập trung xem xét các nhân tố: quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), rủi ro tín dụng, tính thanh khoản và tiền gửi khách hàng của từng ngân hàng. Đối với các nhân tố vĩ mô, bài nghiên cứu tập trung vào việc xem xét các yếu tố tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thứ nhất, phân tích sự tác động của các nhân tố vĩ mô đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Thứ hai, phân tích tác động của các nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Thứ ba, phân tích tác động của nhân tố vĩ mô và nhân tố nội tại đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để cụ thể hóa cho mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, tác giả sẽ đặt ra 03 câu hỏi sau cho bài nghiên cứu:
- Thứ nhất, trong mối quan hệ đa biến giữa các nhân tố vĩ mô nhân tố nào tác động đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam? Nếu có, mức độ tác động của các nhân tố vĩ mô như thế nào?
- Thứ hai, trong mối quan hệ đa biến giữa các nhân tố nội tại nhân tố nào tác động đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam? Nếu có, mức độ tác động của các nhân tố như thế nào?
- Thứ ba, trong mối quan hệ đa biến giữa các nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại, những nhân tố nào có tác động đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam? Nếu có, tác động đó là tác động cùng chiều hay ngược chiều? Độ lớn của các tác động như thế nào? Nhân tố nào có tác động lớn đến an toàn vốn?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: “Nghiên cứu về 06 nhân tố nội bao gồm quy mô của ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần, rủi ro tín dụng, tính thanh khoản và tiền gửi khách hàng tại ngân hàng và 02 nhân tố vĩ mô của nền kinh tế bao gồm tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát có tác động đến an toàn vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được thực hiện bao gồm 20 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước hoạt động liên tục tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 – 2018. Với dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo
thường niên, các bản cáo bạch tài chính, các báo cáo tình hình quản trị được công bố trên các hệ thống website của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hoặc trên các trang lấy số liệu được công bố trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2018.”
Phương pháp nghiên cứu
“Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định lượng, dữ liệu nghiên cứu sẽ có dạng dữ liệu bảng (Panel data). Trong quá trình phân tích định lượng, tác giả thực hiện các phương pháp phân tích số liệu như sau:
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp đối chiếu số liệu, từ đó đưa ra các nhận định ban đầu.
- Phương pháp hồi quy: Thực hiện hồi quy dữ liệu bảng theo các phương pháp OLS gộp (Pooled OLS), FEM, REM. Từ 03 mô hình trên, lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhất đối với trường hợp mẫu dữ liệu, từ đó, tác giả lựa chọn và phân tích kết quả mô hình hồi quy phù hợp nhất. Từ các số liệu thu thập trên phần mềm Excel, tác giả sử dụng phần mềm Stata để hồi quy mô hình nghiên cứu.
Đóng góp điểm mới của đề tài
Luận văn được thực hiện với mục tiêu đo lường và cung cấp thêm những kết quả thực nghiệm về mối quan hệ của các nhân tố nội tại ngân hàng và các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế có tác động đến an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Từ đó, luận văn sẽ cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng có 3 nhân tố nội tại các ngân hàng và 2 nhân tố vĩ mô có tác động đến an toàn vốn ở các ngân hàng, trong đó các nhân tố nội tại có tác động khá lớn đối với an toàn vốn. Kết quả nghiên cứu này có thể sẽ rất hữu ích cho các chủ thể có quan tâm hoặc có lợi ích gắn với các ngân hàng thương mại như các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng, các nhà đầu tư, ....”
Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 5 phần như sau: Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây