Phân Biệt Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng Của Con Người Với Một Số Tội Phạm Khác

ban hành Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình” của BLHS năm 1999. Trong Thông tư liên tịch có hướng dẫn hai tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người của chương này là Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146) (mục 2 Thông tư) và Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151) (mục 7 Thông tư).

Ngày 25/12/2001 Bộ tư pháp, Bộ công an, VKSNDTC, TANDTC đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/TTLT-TANDTC-VKXNDTC-BCA- BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS năm 1999. Thông tư liên tịch này đã hướng dẫn cụ thể các tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (mục 3.4 phần I). Những tình tiết này giúp xác định rõ hơn các tội xâm phạm tính mạng và nó không những được áp dụng trong Chương XIV mà còn ở cả các chương khác trong Phần các tội phạm BLHS 1999.

Ngày 17/4/2003 Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS. Nghị quyết hướng dẫn một số điều về các tội có hành vi xâm phạm sức khoẻ con người như sau: Hướng dẫn về tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 104 BLHS (mục 1 phần I); hướng dẫn về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 BLHS (mục 4 phần I); hướng dẫn các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” và “gây cản trở giao thông nghiêm trọng” quy định tại Điều 245 BLHS (mục 5 phần I) và hướng dẫn về TNHS đối với người phạm tội đua xe trái phép gây thiệt hại cho tính

mạng, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác (mục 3 phần II).

Ngày 11/8/2003 Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ quốc phòng, VKSNDTC, TANDTC đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC- VKXNDTC-BCA-BTP-BQP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân”của BLHS năm 1999. Thông tư liên tịch này đã hướng dẫn cụ thể các tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định từ Điều 326 – 329 (mục 6 Phần II); Tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 319), Tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới (Điều 320), Tội làm nhục, hành hung đồng đội (Điều 321) (mục 2 phần III).

Ngày 17/4/2003 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. Trong đó hướng dẫn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ như thế nào là “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

Ngày 24/12/2007, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ban hành thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999. Theo hướng dẫn này, người phạm các tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nếu làm lây nhiễm HIV, gây chất nhiều người thì bị tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Qua một số văn bản pháp luật trên có thể thấy sự nguy hiểm của các tội

có hành vi xâm phạm tính mạng con người, cũng như mức độ phức tạp của loại tội này. Tuy chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với loại tội phạm này là nghiêm khắc, nhưng việc xử lý các tội này còn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn từ sự phức tạp về hành vi, chủ thể của nhóm tội này, khó khăn do những thiếu sót bất cập của chính sách hình sự. Chính vì vậy, để đảm bảo các tội phạm này được xử lý đúng kịp thời cần có sự hướng dẫn đầy đủ, chính xác hơn từ phía cơ quan, Nhà nước. Tuy nhiên, theo tác giả, Đảng nhà nước cần quan tâm đề ra giải pháp làm sao để văn bản luật là tập trung nhất, không nên để phải ban hành quá nhiều các văn bản hướng dẫn gây hiểu nhầm, hiểu sai, hoặc hiểu không hết làm thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của người dân.

Hệ thống pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm của Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay phải được xây dựng sao cho phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Đây là vấn đề mang tính tất yếu khi đất nước ta từng bước hòa nhập vào cộng đồng thế giới với phương châm cùng hợp tác, cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, giúp nhau tiến bộ, xây dựng cộng đồng thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển…

1.3. Phân biệt các tội xâm phạm tính mạng của con người với một số tội phạm khác

Như đã trình bày, các tội xâm phạm tính mạng con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi, xâm phạm đến quyền sống của con người. Khi nghiên cứu, so sánh các yếu tố cấu thành các loại tội phạm này với nhau và với nhiều loại tội phạm khác cho thấy có nhiều điểm khác biệt khá đặc trưng, mà đó chính là dấu hiệu mà các cơ quan bảo vệ pháp luật cần lưu ý, nắm bắt để phục vụ tốt cho quá trình xác định tội phạm và định khung hình phạt, tránh nhầm lẫn, oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

Bảng 1.1: So sánh nhóm tội xâm phạm tính mạng con người và tội xâm phạm sức khỏe con người

Nhóm tội danh

Khách thể

Mặt khách quan tội phạm

Mặt chủ quan tội phạm

Chủ thể tội phạm

Hình phạt

Các tội xâm phạm tính

mạng con

người

Quyền sống con người

Hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở các dạng hành động hoặc không hành động, xâm phạm tính mạng con người.

Lỗi của người phạm tội có thể là lỗi cố ý, lỗi vô ý

Có đầy đủ điều kiện về chủ thể như qui định, một số trường hợp là chủ thể đặc biệt

Hình phạt

thấp nhất là cảnh cáo; cao nhất là tử hình

Các tội xâm phạm sức khỏe con người

Sức khỏe con người

Hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở các dạng hành động hoặc không hành động, xâm phạm sức khỏe con người. Có thể làm nạn nhân bị thương hoặc bị

thương rồi chết

Lỗi của người phạm tội có thể là lỗi cố ý, lỗi vô ý

Có đầy đủ điều kiện về chủ thể như qui định, một số trường hợp là chủ thể đặc biệt

Hình phạt

thấp nhất là cảnh cáo; cao nhất là tù chung thân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 8


Xem xét các dấu hiệu pháp lý giữa các tội xâm phạm tính mạng con với các tội xâm phạm sức khỏe con người có những điểm giống nhau và khác nhau cần lưu ý như sau:

Theo Bảng so sánh 1.1, giữa nhóm tội xâm phạm tính mạng con người và xâm phạm sức khỏe con người có nhiều điểm tương đồng về đối tượng tác động, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể của tội phạm và hình phạt. Tuy cùng đối tượng tác động là thân thể con người nhưng điểm khác biệt giữa hai nhóm tội danh này là khách thể bị xâm hại. Đó là quyền được bảo vệ về tính mạng và quyền bảo hộ về sức khỏe của con người.

- So sánh tội danh tội giết người và cố ý gây thương tích (Bảng 1.2):

Bảng 1.2: So sánh tội giết người và cố ý gây thương tích


Tiêu chí so sánh

Tội giết người

- Điều 93

Tội cố ý

gây thương tích Điều

- Điều 104

Chủ thể

Đủ điều kiện về chủ thể

Đủ điều kiện về chủ thể

Khách thể

Tính mạng con người

Sức khỏe con người

Mặt khách quan

Quyết tâm hành động hoặc không hành động nhằm tước bỏ sinh mạng của bị hại

Quyết tâm hành động hoặc không hành động nhằm gây thương tích, làm tổn hại sức

khỏe cho bị hại…

Mặt chủ quan

Cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

Lỗi cố ý trực tiếp

Hình phạt

7 năm đến tử hình

Cải tạo không giam giữ đến

chung thân.

Dụng cụ gây án

Sắc nhọn, nguy hiểm, gây sát thương

cao, thuốc độc…

Dùng hung khí nguy hiểm

Cường độ tấn công

Mạnh mẽ, quyết liệt

Cường độ mạnh mẽ nhưng ở

cấp độ nhẹ hơn tội giết người

Vị trí tấn công bị

hại

Vị trí tấn công vào vùng nguy hiểm trên

thân thể con người như đầu, ngực, bụng…

Vùng ít nguy hiểm hơn tội

giết người


Qua nghiên cứu so sánh hai tội giết người và cố ý gây thương tích ngoài sự khác biệt về khách thể bị xâm hại, mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích về hình thức thể hiện giống như tội giết người nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn, chỉ nhằm làm cho nạn nhân bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khỏe chứ không nhằm tước đoạt sinh mạng. Và vì vậy, hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích cũng nhẹ hơn.

Tuy nhiên, khi so sánh một số tội phạm cụ thể thuộc các nhóm tội này với nhau thì có rất nhiều khác biệt hết sức cơ bản. Chính những khác biệt này quyết định đến việc định tội danh và quyết định hình phạt. Nếu người tiến hành tố tụng non kém về kiến thức pháp luật, thiếu kinh nghiệm thực tế, chủ quan thì rất dễ bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội.

Để phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người cần căn cứ vào hành vi phạm tội. Đối với hành vi cố ý dẫn đến chết người, hậu quả chết người là ngoài ý muốn của người phạm tội (vô ý với hậu quả); công cụ thực hiện tội phạm ít nguy hiểm hơn so với tội giết người. Ngoài ra cũng cần xem xét đến vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân, cường độ tấn công…Đặc biệt là phải xem xét ý thức chủ quan của người phạm tội đối với những yếu tố tạo nên khả năng gây ra hậu quả chết người và thái độ của họ đối với hậu quả đó.

- So sánh tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với trường hợp phạm tội bị kích động tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra theo Điểm đ, Khoản 1, Điều 46 BLHS có những điểm khác biệt cần lưu ý:

+ Tội phạm giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh thực chất là trường hợp giảm nhẹ của tội giết người.

+ Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải đủ mạnh. Nếu chỉ là những va chạm, xung đột thông thường trong đời sống mà họ có hành vi giết người thì không phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 95 mà phạm tội giết người theo Điều 93 với tình tiết giảm nhẹ là phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra qui định tại điểm đ, khoản 1, Điều 46, Bộ luật hình sự.

- So sánh tội bức tử - Đ.100 với tội hành hạ người khác – Đ.110:

Khi nghiên cứu so sánh tội bức tử - Điều 100 và tội hành hạ người khác

– Điều 110 thấy rằng (Bảng 1.3): Về mặt khách quan, hai tội này có nhiều điểm tương đồng. Nếu cả hai hành vi gây thương tật tỷ lệ trên 11%, nạn nhân không chết thì đều phạm tội cố ý gây thương tích. Nếu tội hành hạ người khác mà hậu quả dẫn đến nạn nhân tự sát thì chuyển hóa thành tội bức tử. Vì hậu

quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội bức tử. Chính hành vi hành hạ của người phạm tội đã khiến nạn nhân có hành động tự xác. Như vậy điểm khác biệt giữa hai tội danh này là hậu quả chết người xảy ra.

Bảng 1.3: So sánh tội bức tử và tội hành hạ người khác


Tiêu chí so sánh

Tội bức tử- Điều 100

Tội hành hạ người khác – Điều 110

Khách thể

Quyền sống của con người

Sức khỏe con người

Mặt khách quan

Thể hiện là hành vi dối xử tàn ác, đánh đập, ức hiếp nạn nhân, làm nạn nhân tự sát; nếu đánh đập gây thương tích thì

phải dưới 11%

Là hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc, làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần như đánh đập,

giam hãm không cho ra khỏi nhà…

Chủ thể

Đủ các điều kiện về chủ thể

Đủ các điều kiện về chủ thể

Mặt chủ quan

Do lỗi cố ý hoặc cố ý về hành

vi, vô ý về hậu quả

Lỗi cố ý

Hình phạt

Từ 2 năm đến mười 12 năm

Từ cảnh cáo đến 03 năm


Bên cạnh có những điểm khác biệt cần phải được xác định rõ khi so sánh với tội hành hành hạ người khác, tội bức tử còn có nhiều điểm tương đồng, dị biệt với nhiều tội danh khác cần lưu ý như:

- So sánh tội bức tử với tội giết người (Đ.93 BLHS):

Dấu hiệu cơ bản để phân biệt hai tội phạm này là hành vị tự tước đoạt tính mạng của mình của nạn nhân. Nạn nhân trong tội bức tử vì thường xuyên phải chịu cảnh đối xử tàn ác, ức hiếp, ngược đãi, làm nhục của người phạm tội nên đã tự sát. Còn đối với tội giết người, nạn nhân không tự tước đoạt tính mạng của mình mà bị chết vì hành vi xâm hại của người phạm tội với dạng hành động, hoặc không hành động.

- So sánh tội bức tử với tội làm nhục người khác (Đ.121 BLHS):

Dấu hiệu phân biệt là hậu quả xảy ra. Tội làm nhục người khác không

làm cho nạn nhân tự sát và giữa nạn nhân và người phạm tội không có quan hệ lệ thuộc lẫn nhau. Nếu tội làm nhục mà dẫn đến người bị hại tự sát là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Và khi có căn cứ giữa nạn nhân và người phạm tội có quan hệ phụ thuộc thì xử lý về tội bức tử.

- So sánh tội bức tử với tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Đ.101 BLHS):

Điểm khác biệt cần lưu ý giữa hai tội phạm này là đối với tội xúi giục, hậu quả là dẫn đến hành vi tự nguyện tự sát của nạn nhân. Nếu sự xúi giục mà kèm theo hành vi dồn ép, đưa họ vào ngõ cụt không còn đường nào lựa chọn, phải chọn hành vi tự sát thì phạm tội bức tử.

Qua so sánh các tội xâm phạm tính mạng con người với nhau và giữa nhóm tội xâm phạm tính mạng con người với một số tội danh ở các chương khác, tuy chưa thể đầy đủ và toàn diện nhưng với hàng loạt những điểm khác biệt cần lưu ý nêu trên đã cho thấy tính phức tạp để điều tra, truy tố và quyết định hình phạt đối với nhóm tội phạm này trong tình hình hiện nay. Vấn đề vướng mắc bất cập sẽ ít đi nếu chính sách hình sự nói chung và Luật hình sự nói riêng ngày càng được hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cuộc sống.

Kết luận Chương 1

Xuất phát từ vai trò, vị trí đặc biệt của con người trong đời sống xã hội, việc đảm bảo các quyền căn bản, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, vật chất, trí tuệ của con người luôn là yêu cầu khách quan, nhiệm vụ trung tâm của pháp luật ở mọi thời đại.

Xuất phát từ những lý do trên, trong hệ thống chính sách hình sự nói chung và LHS các nước ta nói riêng từ sau Cách mạng tháng tám cho đến nay, chế định về các tội xâm phạm tính mạng con người không ngừng được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023