Tình Hình Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng, Sức Khỏe, Nhân Phẩm, Danh Dự Của Con Người Ở Tỉnh Bình Dương Từ Năm 2008 Đến 2012

2.2.2. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012

Theo số liệu thống kê (Bảng 2.3) của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương, tính từ năm 2008 đến nay, cơ quan điều tra các cấp thuộc Công an tỉnh đã thụ lý điều tra 1.270 vụ xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, qua đó đã làm rõ 1.146 vụ, đạt tỷ lệ khoảng 90%. Án xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương luôn có chiều hướng gia tăng; chủ yếu khởi tố, điều tra, xét xử ở các tội danh: Giết người, cướp tài sản; giết người; cố ý gây thương tích; hiếp dâm trẻ em; dâm ô trẻ em; giao cấu với trẻ em; hiếp dâm. Đặc biệt các vụ giết người cướp tài sản; giết người do nguyên nhân xã hội; hiếp dâm trẻ em gia tăng đáng kể.

Bảng 2.3: Thống kê số liệu điều tra các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012

Năm

Số vụ xảy ra

Số vụ điều tra làm rõ ~ tỷ lệ %

2008

250 vụ

215 vụ ~ 86%

2009

223 vụ

193 vụ ~ 86,5%

2010

231 vụ

210 vụ ~ 93,9%

2011

279 vụ

261 vụ ~ 93,5%

2012

287 vụ

267 vụ ~ 93,3 %

Tổng 5 năm

1.270 vụ

1146 vụ~90,2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 10

Theo số liệu thống kê tại Bảng 2.4, kết quả truy tố, xét xử các loại án này còn tồn động nhiều, nhất là năm 2011 gần 50%. Tỷ lệ án bị đình chỉ, trả hồ sơ cho viện kiểm sát vẫn chưa được kéo giảm. Kết quả này đặt vấn đề về chất lượng cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng và vướng mắc, bất cập của hệ thống PLHS hiện hành.

Qua nghiên cứu số liệu tổng kết hàng năm của TAND tỉnh Bình Dương nhận thấy, án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người chiếm khoảng từ 17% đến 20% tổng số vụ án hình sự được đưa ra truy tố, xét xử hàng năm tại tỉnh.

Bảng 2.4: Thống kê số liệu truy tố, xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012

Năm

Tổng số vụ án hình sự sơ thẩm phải giải quyết/bị

cao

Số vụ chuyển hồ sơ ~ tỷ lệ %

Số vụ đình chỉ

~ tỷ lệ

%

Số vụ trả hồ sơ cho VKS ~

tỷ lệ %

Số vụ đưa ra xét xử ~ tỷ lệ

%

Số vụ tồn đọng ~ tỷ lệ %

2008

253/469

0

5~ 1,9%

20 ~ 8%

194 ~76,6%

34~13,4%

2009

281/502

0

1~0,35%

18~6,4%

251~89,3%

11~3,9%

2010

282/535

0

6~2,1%

22~7,8%

243~86,1%

11~3.9%

2011

503/1186

1 ~ 0,2%

17~3,4%

18~3,6%

243~48,3%

224~44,5%

2012

356/658

0

4~1,12%

18~5%

308~86,5%

26~7,3%

Tổng

1.675/3.350

1~0,06%

33~2%

96~5,7%

1.239~73,4%

306~18,3%


2.2.3. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng của con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012

Bảng 2.5: Thống kê số liệu điều tra các tội xâm phạm tính mạng con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012.

Năm

Số vụ xảy ra

Số vụ điều tra làm rõ/ bị can ~ tỷ lệ %

2008

55

38/55~ 69%

2009

47

39/49~83%

2010

49

42/83~85,7%

2011

50

46/69~92%

2012

44

37/61~84%

Tổng

245

202/317~82%

Theo thống kê của Công an tỉnh Bình Dương, giai đoạn 05 năm 2008-2012 (Bảng 2.5), toàn tỉnh đã xảy ra 245 vụ xâm phạm tính mạng con người, đã điều tra làm rõ, chuyển VKSND truy tố 202 vụ, 317 bị can, đạt tỷ lệ điều tra 83%.

Cũng trong giai đoạn này, VKSND, TAND tỉnh Bình Dương đã truy tố, xét xử 344 vụ với 1.333 bị cáo. Các thống kê cho thấy, số vụ án trả lại cho VKSND bổ sung hồ sơ trong 5 năm là không cao chỉ 4% so với số án hình sự sơ thẩm phải xử lý, trong khi đó án tồn động là khá lớn chiếm đến 17%.


200

180

160

140

vụ

bị cáo

120

100

80

60

40

20

0

2008 2008 2009 2010 2011 2012


Bảng 2.6: Biểu đồ số liệu truy tố, xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm tính mạng của con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012.

Các tội danh xâm phạm tính mạng người thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương là hành vi giết người, cướp tài sản, giết người hiếp dâm, giết người do mâu thuẫn phát sinh trong làm ăn, sinh hoạt đời thường, mâu thuẫn vợ chồng, ghen tuông tình ái…Đặc biệt, đáng báo động hiện nay là giết người do mâu thuẫn. Đây là hệ lụy từ sự phức tạp về người nhập cư và sự xuống cấp về đạo đức trong đời sống xã hội hiện nay. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh Bình Dương xảy ra hàng chục vụ giết người, cướp đi sinh mạng của nhiều người và

không ít nạn nhân trở nên tàn phế vì thương tật. Trong tổng số các vụ giết người có 95% là do nguyên nhân xã hội: Như mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, trong tranh chấp làm ăn, mâu thuẫn trong ứng xử, do tính côn đồ, càn quấy, rượu chè, thiếu kiềm chế…Đôi khi chỉ vì những mâu thuẫn hết sức nhỏ nhặt mà những người trong cuộc vốn là họ hàng ruột thịt, đồng hương, bằng hữu thâm giao lại giết hại lẫn nhau.

Một số vụ giết người rất táo bạo, nguy hiểm, gây dư luận xấu, làm tổn thương đến đạo lý, truyền thống tốt đẹp có từ ngàn đời của dân tộc. Có vụ bị cáo thực hiện hành vi cướp tài sản xong đã bóp cổ nạn nhân cho đến chết rồi sau đó thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân; có bị cáo giết nhiều tài xế xe ôm để cướp xe; hoặc chỉ vì mâu thuẫn nhỏ với vợ, bị cáo đã giết bà ngoại vợ và gây thương tích cho 02 người dì vợ; có bị cáo vì giận chồng ngoại tình đã dùm dao đâm chết 02 con đẻ của mình rồi tự sát…

Phân tích về đặc điểm nhân thân bị cáo cho thấy, đối tượng phạm tội trong độ tuổi thanh thiếu niên từ 18 đến dưới 30 tuổi trong các vụ án giết người chiếm gần 54% số bị cáo (Bảng 2.7); phần lớn là người ngoài tỉnh, không có nơi ở và việc làm ổn định, tụ tập uống rượu rồi vô cớ gây sự, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác, có một số vụ giết người, cướp tài sản với tính chất táo bạo, nguy hiểm, dư luận quan tâm, bức xúc.

Bảng 2.7: Phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo đã xét xử


Năm

Từ đủ 14 đến

dưới 16 tuổi

Từ đủ 16 đến

dưới 18 tuổi

Từ 18 đến

30 tuổi

2008

1

5

45

2009

2

16

64

2010

1

6

68

2011

3

11

67

2012

0

13

48

Tổng số bị cáo

7

51

292

Các vụ án có tính phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng đều được TAND tỉnh đưa ra xét xử lưu động tại địa bàn gây án để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Phân tích kết quả xét xử sơ thẩm tội phạm xâm phạm tính mạng con người cho cho thấy, về hình phạt, phần lớn các bị cáo chịu hình phạt cao từ 7 đến 20 năm (Bảng 2.8). Qua đây cho thấy tính chất của hành vi phạm tội phần lớn nghiêm trọng trở lên. Trong 05 năm có đến 26 bị cáo phải chịu hình phạt tù chung thân, 13 bị cáo phải chịu mức hình phạt tử hình.

Bảng 2.8: Phân tích hình phạt cho các bị cáo qua các vụ sơ thẩm các tội xâm phạm tính mạng con người.

Năm

Án treo

Tù từ 3 năm trở xuống

Tù từ trên 3 năm đến 7

năm

Tù từ trên 7 năm đến 15 năm

Tù từ trên 15 năm đến 20 năm

Tù chung thân

Tử hình

Tổng hợp hình phạt tù từ trên 20

năm đến 30

năm

2008

5

4

3

27

15

2

4

0

2009

8

0

8

60

36

11

2

1

2010

5

19

6

41

31

5

2

1

2011

3

27

5

39

39

4

2

5

2012

6

17

7

36

37

4

3

0

Tổng

27

67

29

203

158

26

13

7


2.3. Đánh giá về những kết quả, tồn tại, hạn chế trong điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng của con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012 và nguyên nhân của nó

2.3.1. Đối với hoạt động điều tra, truy tố

Theo báo cáo đánh giá của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, kết quả, tồn tại, hạn chế trong điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng của con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012 hiện những nội dung sau:

- Về ưu điểm: Chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tỷ lệ các vụ án bị viện kiểm sát, tòa án trả điều tra bổ sung được kiềm giữ dưới 10%. Tính từ khi Pháp lệnh Điều tra hình sự có hiệu lực đến nay, Cơ quan điều tra các cấp thuộc công an tỉnh Bình Dương chưa để xảy ra trường hợp oan sai nào phải bồi thường hay xử lý theo pháp luật.

- Hạn chế: Tỷ lệ điều tra các loại án nói chung và án xâm phạm tính mạnh con người nói riêng nhất là án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng hàng năm còn ở tỷ lệ thấp, chỉ độ từ 65% đến 70 %. Điều đó thể hiện tính phức tạp của tội phạm và việc triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của ngành công an chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình tội phạm.

Chất lượng điều tra, theo tố tụng hình sự có sự chuyển biến nhưng vẫn còn thiếu sót, dẫn đến gặp khó khăn trong việc xử lý án đề nghị điều tra bổ sung, án trả điều tra lại hoặc trong trường hợp VKSND kiến nghị vi phạm tố tụng. Có trường hợp quá trình điều tra, không thu thập chứng cứ minh chứng bị can phạm tội dẫn đến VKSND không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc phải đình chỉ điều tra do hết thời hạn không chứng minh được bị can phạm tội.

2.3.2. Đối với hoạt động xét xử của Tòa án

- Ưu điểm: Qua thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND Bình Dương và đánh giá của của Tòa Hình sự, TANDTC, công tác truy tố, xét xử thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng như các địa phương nổi lên những ưu điểm như sau: Án hình sự trong những năm qua nhìn chung đều được xét xử đúng người, đúng tội, không có việc kết oan người không phạm tội hoặc bỏ lọt tội phạm, mức hình phạt mà tòa án đã tuyên cơ bản đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các vụ án có tính phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng đều được TAND tỉnh đưa ra xét xử lưu động tại địa bàn

gây án để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

- Tồn tại: Tính trong 5 năm, toàn ngành TAND tỉnh Bình Dương đã xử lý trên 40 ngàn vụ án các loại trong đó mặc dù tỷ lệ kháng cáo của đương sự, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự và kháng nghị của viện kiểm sát, tỷ lệ bị hủy án, bị sửa án không cao nhưng vẫn còn xảy ra chưa được khắc phục kéo giảm. Cụ thể (Bảng 2.9):

Bảng 2.9: Thống kê án bị đình chỉ, trả hồ sơ các tội xâm phạm tính mạng của con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012.

Năm

Tổng số vụ án hình sự sơ thẩm

phải giải quyết/bị cáo

Tổng vụ đình chỉ

~ tỷ lệ %

Số vụ trả hồ sơ cho VKS~ tỷ lệ %

Số vụ đưa ra xét xử/ bị cáo~ tỷ

lệ%

2008

56/107

0

3~5,4%

36/63~64,3%

2009

65/143

0

1~1,5%

59/126~93,7%

2010

66/132

0

3~4,5%

61/110~92,3%

2011

86/198

0

4~4,7%

58/124~67,4%

2012

71/153

0

3~4,2%

61/110~85,3%

Tổng

344/1333

0

14~4%

275/533~74%


+ Năm 2008: Toàn ngành có 635 vụ kháng cáo, 16 vụ bị kháng nghị, chiếm 10, 28 % án đã giải quyết. Trong đó: cấp tỉnh 63 vụ bị kháng cáo, 01 vụ bị kháng nghị, chiếm 7,21 %; kết quả phúc thẩm của tòa án tối cao hủy 44 vụ chiếm gần 5% trong tổng số vụ án đã giải quyết. Cấp huyện có 572 vụ kháng cáo, 15 vụ kháng nghị chiếm 11,9 %, TAND tỉnh đã giải quyết phúc thẩm 427 vụ, trong đó hủy 52 vụ, chiếm 0,95% số vụ án đã giải quyết.

+ Trong năm 2009: Toàn ngành giải quyết 7.841 vụ án các loại, có 797 vụ án bị kháng cáo và 11 vụ bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, tỷ lệ kháng

cáo chiếm 10,16%, tỷ lệ kháng nghị chiếm 0,14% trên tổng số án đã giải quyết. Toàn ngành bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: 46 vụ (tỉnh 39 vụ, huyện 07 vụ). Nhận kết quả phúc thẩm 884 vụ, kết quả giám đốc thẩm, tái thẩm: 35 vụ. Trong đó, hủy án: 116 vụ, chiếm tỷ lệ 1,48%; sửa án 251 vụ, chiếm tỷ lệ 3,2%.

Trong năm 2010, trong số 8.641 vụ án đã giải quyết các loại, có 766 vụ án bị kháng cáo (tỷ lệ 8,86%), 25 vụ bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (tỷ lệ 0,29%) và 61 vụ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (tỷ lệ 0,71%), trong đó: tỉnh 40 vụ, huyện 21 vụ. Nhận kết quả phúc thẩm:759 vụ, kết quả giám đốc thẩm: 58 vụ (tỉnh 37 vụ án dân sự, huyện: 21 vụ). Trong đó, hủy án 144,5 vụ (hủy do sai: 119,5 vụ, chiếm tỷ lệ 1,38%); sửa án 216 vụ (sửa do sai 112, chiếm tỷ lệ 1,2%).

Năm 2011, toàn ngành TAND tỉnh Bình Dương giải quyết 9.209/ 9.859 vụ án các loại, đạt tỷ lệ 93,41 %. Bình quân mỗi Thẩm phán giải quyết 10,8 vụ / tháng. Toàn ngành nhận kết quả phúc thẩm, giám đốc thẩm: 500 vụ, y án 142 vụ, hủy án 171,5 vụ (hủy do sai: 130,5 vụ, chiếm tỷ lệ 1,42 %); sửa án:185 vụ (sửa do sai: 93 vụ, chiếm tỷ lệ 1,02 %).

Năm 2012, toàn ngành giải quyết 11.011/11.735 vụ, việc các loại đã thụ lý (tạm đình chỉ 482 vụ), đạt tỷ lệ 93,83%. Trung bình mỗi Thẩm phán giải quyết 13 vụ / tháng (tỉnh: 06 vụ / tháng, huyện: 15 vụ / tháng).

Nhìn chung, qua xem xét số liệu án phúc thẩm, tái thẩm, án bị hủy, sửa của Ngành TAND tỉnh Bình Dương những năm qua cho thấy những tồn tại chủ yếu như sau:

Thứ nhất là định tội danh sai: Định tội danh sai là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng LHS. Kết án sai để lại nhiều hậu quả pháp lý mà bị cáo phải gánh chịu như xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm; thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thời hạn xóa án tích v.v… Thời gian qua, các trường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023