Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 11

hợp hủy án, sửa án khi giải quyết các vụ án hình sự về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người một số trường hợp còn định sai tội danh.

Vụ án sau là một điển hình: Vụ giết người xảy ra tại thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, các Cơ quan tiến hành tố tụng huyện Bến Cát đã điều tra, truy tố, xét xử về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 3, Điều 104, BLHS, sau đó tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương hủy án và trả hồ sơ điều tra, truy tố xét xử lại theo Điều 93 - tội giết người. Nội dung sự việc như sau:

Khoảng 11 giờ ngày 07/02/2011, tại phòng trọ số 7 nhà trọ Vạn Lợi,

thuôc

Khu phố 4, thị trấn Mỹ Phước , huyên

Bến Cát , tỉnh Bình Dương,

Nguyên

Văn Bền sn : 1991, HKTT: huyên

Đầm Dơi , tỉnh cà Mau tổ chức

uống rươu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

cùng hai người bạn là Trương Văn Khỏe và Lý Hoàng Sáng. Cũng

tại thời điểm này, tại phòng trọ số 5 cùng khu nhà trọ này các anh Nguyên

Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 11

̃u Phần , sn:1985, HKTT: huyên Cái Bè , tỉnh Tiền Giang , Thái Minh Tấn ,

sn: 1985, HKTT: xã Tân Bình, huyên tân Uyên , tỉnh Bình Dương và anh Võ

Minh Hoàng (không rõ năm sinh địa chỉ) đến uống rượu.

Do có quen biết từ trước nên Khỏe và Sáng sang phòng trọ số 5 mời mỗi người 01 ly rượu, Phần và Hoàng uống còn Tấn từ chối không uống. Sau đó, Khỏe và Sáng trở lại phòng trọ số 7 tiếp tục uống rượu với Bền.

Các tiệc rượu tiếp tục diễn ra cho đến khoảng 14 giờ cùng ngày thì Nguyễn Hữu Phần và Võ Minh Hoàng và Thái Minh Tấn không uống nữa, Hoàng ra về. Đến 13 giờ, Tấn và Phần cùng rũ nhau sang nhà Võ Minh Hoàng để chơi. Khi đi ngang qua phòng trọ số 7 thì Khỏe và Sáng mời Phần và Tấn vào phòng uống rượu. Lúc này chỉ có Phần vào uống còn Tấn không vào mà đứng trước phòng trọ nghe nói chuyện điện thoại. Trong lúc nói chuyện điện thoại, Tấn nói chuyện lớn tiếng và chửi thề. Nghĩ là Tấn chửi mình và nhóm bạn đang nhậu đồng thời bực tức việc Tấn không nhận lời mời vào uống rượu nên Bền đi ra khỏi phòng cách khu nhà trọ khoảng 30m chờ để đánh Tấn dằn

mặt. Khoảng 10 phút sau, khi Tấn chở Phần bằng xe mô tô chạy ngang, Bền đã xông vào dùng tay đấm mạnh 02 cái vào mặt làm Tấn té ngã xuống đường và ôm ngực. Thấy vậy, Bền tiếp tục dùng chân đạp 02 cái vào ngực Tấn. Khỏe và

Phần chạy đến can ngăng và đưa Tấn đi cấp cứu. Thái Minh Tấn đươcthân đưa đi cấp cứ u nhưng chết trên đường đến bêṇ h viên.̣

người

Theo kết quả khám nghiệm, giám định pháp y, Thái Minh Tấn tử vong

là do tác động của ngoại lực vào vùng ngực gây đa chấn thương, dập phổi, bể nhĩ trái, chảy mất máu không hồi phục.

Sau quá trình điều tra, truy tố, xét xử, ngày 26//12/2011, tại bản án sơ thẩm số 245/2011/HSST, TAND huyện Bến Cát đã tuyên phạt Nguyễn Văn Bền 14 năm tù theo Khoản 3, Điều 104, BLHS.

Ngày 11/1/2012, Nguyễn Văn Bền có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngày 5/01/2012, đại diện gia đình người bị hại kháng cáo toàn bộ nội dung bản án, đề nghị tòa phúc thẩm xử Nguyễn Văn Bền về tội giết người.

Ngày 27 tháng 3 năm 2012, tại phiên tòa phúc thẩm, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân huyện Bến Cát để điều tra lại theo thủ tục chung.

Qua nghiên cứu tình tiết vụ án cho thấy, hành vi của bị cáo Bền là đặc biệt nghiêm trọng vì sau khi đánh bị hại Thái Minh Tấn 02 cái vào mặt, bị hại đã ngã xuống đất nhưng bị cáo Bền vẫn không ngừng tay mà tiếp tục tấn công vào vùng nguy hiểm của bị hại dẫn đến hậu quả chết người xảy ra. Hội đồng xét xử đã không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Bền xin giảm nhẹ hình phạt mà chấp nhận kháng cáo gia đình bi hại, trả hồi sơ để điều tra, xét xử lại theo tội danh giết người là đúng người, đúng tội.

Một dẫn chứng nữa cũng cho thấy tồn tại này: Khoảng 23 giờ ngày 21/9/2010, Kim Tấn Trường, cùng Định Văn Thuận, Tôn Thất Tân, Trần Thanh Nhàn, Huỳnh Tấn Dũng, Hồ Bảo Khánh, Phạm Quốc Dũng và Nguyễn

Phi Vũ đi từ xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh đến trung tâm thành phố Thủ Dầu Một để ăn tối. Trên đường đi trường nhân được điện thoại của Trần Thị Thanh Tuyền báo tin Lê Huỳnh Lộc – người có mâu thuẫn với Trường đang đi uống sữa cùng với Tuyền tại quán 471, đường Cách Mạng Tháng Tám, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Sau khi điện cho Kim Tấn Trường, Tuyền tiếp tục nhắn tin rủ Lộc đi uống nước.

Biết được thông tin trên, Kim Tấn Trường đã rủ cả nhóm đi chém Lộc; kêu Tân đến chở Nguyễn Thanh Trung đến nhà Trường lấy 02 thanh kiếm Nhật mang đến cho Trường. Trường giữ 01 cây, giao cho Khánh giữ 01 cây. Trường kêu Thuận chở Trường, Nhàn chở Khánh, Tấn Dũng chở Tân đến Bình Dương chém Lộc, còn Vũ, Quốc Dũng và Trung đi về.

Khi đi đến nơi Lộc đang ngồi uống nước cùng với Tuyền, Khánh chém Lộc vào Tay, Trường chém Lộc vào vùng đầu, cổ làm bị hại chết tại chỗ. Khi cả bọn tẩu thoát, Tôn Thất Tân dùng giàn ná bắn vào đám đông nhằm nhăn cản sự truy đuổi.

Sau khi chém Lộc, các bị cáo chạy về tập trung tại quán cà phê của Nguyễn Thanh Tùng tại ấp 2, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, tp Hồ Chí Minh, tại đây Trường và Khánh để kiếm cạnh chỗ ngồi và nói cho Nguyễn Tấn Khoa, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Quang Bình, Phạm Quốc Tuấn, Trần Hồng Trang, Nguyễn Thanh Trung, Kim Tấn Toàn, Phan Quốc Dũng nghe toàn bộ sự việc. Cả nhóm còn thấy máu và tóc của Lộc dính trên kiếm của Trường. Lúc này Trường gọi điện cho người quen ở bệnh viện biết được Lộc đã chết, cả bọn giải tán.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 35/2011/HSST ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên phạt quyết định: Kim Tấn Trường và Hồ Bảo Khánh 16 năm tù giam; Trần Thị Thanh Tuyền 12 năm tù; Đinh Văn Thuận 10 năm tù, Tôn Thất Tân 09 năm tù, Trần Thanh

Nhàn 09 năm tù, Huỳnh Tấn Dũng 07 năm tù về tội giết người theo Điều 93 BLHS. Xử phạt Trần Quang Bình, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Quốc Tuấn, Kim Tấn Toàn 10 tháng tù về tội không tố giác tội phạm theo Điều 314, BLHS.

Sau kết quả xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương kháng nghị yêu cầu phúc xử theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo Đinh Văn Thuận từ 12 đến 14 năm tù và bị cáo Tôn Thất Tân từ 14 đến 16 năm tù. Các bị cáo Trần Thị Thanh Tuyền, Tôn Thất Tân, Trần Thanh Nhàn, Đinh Văn Thuận, Phạm Quốc Tuấn, Nguyễn Hữu Vinh, Trần Quang Bình, Kim Tấn Toàn, Huỳnh Tấn Dũng kháng cáo xin được giảm nhẹ hình phạt. Kim Tấn Trường và Hồ Bảo Khánh không kháng cáo.

Xét kháng cáo của bị cáo Huỳnh Tấn Dũng, Tòa phúc thẩm có quan điểm: Tại cơ quan Điều tra, trước phiên toàn sơ thẩm bị cáo Huỳnh Tấn Dũng có nhiều lời khai khác nhau, không thống nhất, có lúc bị cáo khai có nghe Trường rủ đi chém Vũ Em, có lúc bị cáo khai khi Trường bảo dừng lại thì bị cáo tách nhóm để gọi điện thoại cho bạn gái nên không bàn bạc gì về việc chém Vũ Em. Kim Tấn Trường khai không trực tiếp rủ ai trong nhóm đi chém Vũ Em mà chỉ nói chung chung, không rõ Dũng có nghe không.

Áp dụng Khoản 2 Điều 245; Điểm p Khoản 1, Khoản 2 Điều 46 BLHS, Toàn phúc thẩm xử phạt bị cáo Huỳnh Tấn Dũng 02 năm tù về tội “gây rối trật tự công cộng”.

Với hai cấp xét xử cho thấy việc áp dụng hình phạt, định tội danh đối với Huỳnh Tấn Dũng đã thay đổi từ tội danh từ giết người theo Điều 93 sang tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245. Quan điểm cá nhân nhận thấy rằng Tòa phúc thẩm thay đổi tội danh là chưa hợp lý bởi lẽ bị cáo Dũng về mặt chủ quan, tình tiết vụ án cho thấy Dũng đã biết rõ âm mưu của Trường sẽ chém Lộc, biết rõ sự nguy hiểm của thanh kiếm nhật, biết rõ mâu thuẫn giữa Trường và Lộc…; đã tham gia chở Tân đến hiện trường để chém bị hại với

chủ ý chờ ra tay giúp sức, có thể bị cáo Dũng không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng mặc cho hậu quả xảy ra.

Với việc sửa tội danh của bị cáo Tấn Dũng cũng cho thấy quá trình điều tra còn chưa tỷ mỉ, đầy đủ để đủ chứng buộc tội bị cáo.

Thứ hai là sai lầm trong việc áp dụng Điều 60, BLHS về án treo.

+ Cho hưởng án treo không đúng:

Theo Khoản 1, Điều 60, khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

Thời gian qua, theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao tỷ lệ hủy án do sai lầm trong việc cho hưởng án treo không đúng là rất cao. Sai lầm phổ biến là cho hưởng án treo không đúng theo Điều 60 của BLHS và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Quá trình nhấn mạnh đến tình tiết bị cáo đã nộp tiền phạt hay tình tiết gia đình, người thân thích của bị cáo là người có công với nước mà không căn cứ vào nhân thân của bị cáo nên có trường hợp Tòa án cho cả người phạm tội có nhân thân xấu, phạm tội nhiều lần được hưởng án treo.

Tuy nhiên theo Khoản 5 của Điều 60, việc tổng hợp hình phạt đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách không phải là vấn đề phức tạp nhưng thực tiễn xét xử vẫn còn sai lầm. Riêng đối với Tòa án tỉnh Bình Dương tỷ lệ hủy án do cho hưởng án treo không đúng là không cao.

+ Không cho hưởng án treo không đúng:

Ở chiều ngược lại, qua thực tiễn xét xử, trường hợp cho không cho hưởng an treo không đúng cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Sai lầm thường gặp trong trường hợp này là quá cứng nhắc trong việc

đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nên buộc những người phạm tội có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu và thuộc những trường hợp ít nghiêm trọng có việc làm ổ định và nơi cư trú rõ ràng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, người bị hại có đơn bão nại và xin giảm án cho bị cáo phải chịu hình phạt tù giam mặc dù họ có đầy đủ Điều kiện để được hưởng án treo hoặc được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Tồn tại này thời gian qua ở Bình Dương cũng không nhiều.

Thứ ba, cấp sơ thẩm chưa xem xét đánh giá hết các tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo nên áp dụng mức hình phạt chưa nghiêm hoặc quá nghiêm khắc.

Theo Điều 45 của BLHS, khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, thời gian qua, cấp sơ thẩm chưa xem xét đánh giá hết các tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo nên áp dụng mức hình phạt quá nặng, quá nghiêm khắc hoặc cho hình phạt nhẹ chưa tương xứng với hành vi phạm tội, đủ sức răng đe tội phạm, tạo sự đồng thuận trong dư luận.

Trở lại vụ án Kim Tấn Trường và đồng bọn giết người dẫn chứng ở trên, bị cáo Tôn Thất Tân là người được Trường rủ rê nhưng đã đồng ý đi lấy hung khí theo yêu cầu của Trường và Trường, Khánh đã sử dụng hung khí này để chém Lộc; Ngoài ra bị cáo Tân còn được Dũng chở chạy theo xe của bị cáo Trường, Khánh và dùng ná cao su bắn vào đám đông, nên vai trò của bị cáo Tân nguy hiểm hơn các bị cáo Thuận, Nhàn. Mặc dù bị cáo Tân có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng với mức án 09 năm tù mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xử đối với bị cáo là chưa nghiêm. Do đó, chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát tăng án đối với bị cáo Tân.

Áp dụng Điểm n Khoản 1, Điều 93; Điểm b, p Khoản 1, Khoản 2 Điều 46, Điều 47 (đối với Tân) BLHS xử phạt: Bị cáo Trần Thị Thanh Tuyền 12 năm tù; Bị cáo Tôn Thất Tân 10 năm tù (tăng hơn 01 năm so với án sơ thẩm).

Ở một vụ án khác thể hiện bản án quá nghiêm khắc so với tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo:

Ngày 21/9/2008, Trần Đình Đông sinh năm 1989, ngụ xã Lập Thọ, Thọ Xuân, Thanh Hóa, tạm trú tại thị trấn huyện Bến Cát sau khi cùng một số người bạn uống rượu trên đường về nhà đã gây sự với một số người đang ngồi nhậu tiệc sinh nhật. Được các người bạn can ngăn đưa về nhà nhưng do men rượu kích thích nên Đông cầm dao quay lại bàn tiệc để tiếp tục gây gỗ đánh nhau. Thấy Đông cầm dao đến anh Nguyễn Văn Rum – một trong những người đang nhậu đã cầm 02 võ chai bia đi ra với ý định đánh lại Đông. Trong lúc anh Rum đang lom khom đập chai bia để làm hung khí chống trả thì Đông xông vào đâm anh Rum một nhát vào ngực và một nhát vào đùi. Mọi người xunh quanh can ngăn, đưa anh Rum đi cấp cứu và khống chế đưa Trần Đình Đông về nhà. Đông cởi bỏ quần áo dính máu rồi tiếp tục lấy dao đi gây sự. Nhóm bạn nhậu chung với Đông phải dùng vũ lực làm đối tượng ngất xỉu rồi cũng đưa đến bệnh viện cấp cứu. Anh Rum đã chết ngay sau đó do vết thương quá nặng.

Sau khi gây án, bị tam giam, Đông đã thể hiện sự thành khẩn khai báo, thể hiện sự ăn năn hối cải và bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại. Ông nội của Trần Đình Đông là đảng viên 60 năm tuổi Đảng. Cha bị cáo là thương binh.

TAND tỉnh Bình Dương đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Trần Đình Đông tù chung thân về tội giết người theo Điểm n, Khoản 1, Điều 93. Áp dụng các tình tiết giảm nhẹ theo điểm p, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 46 BLHS. Qua xem xét các tình tiết, tòa phúc thẩm đã tuyên phát bị cáo 20 năm tù

giam. Tòa phúc thẩm áp dung thêm tình tiết giảm nhẹ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 46, BLHS.

Thứ tư là, khi xét xử áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, áp dụng hình phạt chưa chính xác, chưa phù hợp.

Điển hình là xét xử vụ giết người xảy ra tại thị trấn Uyên Hưng huyện Tân Uyên hồi tháng 5 năm 2011. Tình tiết vụ án và quá trình truy tố xét xử như sau:

Khoảng 23 giờ 30 ngày 14/5/2011, Lê Trường Xuân, Đào Đức Hậu, Phạm Xuân Hào, Đinh Quốc Tuấn, Trần Hùng, Lê Trung Hiếu, Trần Ngọc Hoàng Minh cùng 03 người bạn gái đến một quán nhậu tại thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên để nhậu. Cả nhóm ngồi được 15 phút thì Đặng Minh Tâm và Trần Văn Công Điều khiển xe 02 mô tô, Công chở thêm một người bạn là Nguyễn Dương Quý Sơn chạy ngang. Khi đi ngang qua quán mà nhóm Lê Trường Xuân Đang ngồi nhậu, Đặng Minh Tâm đã nẹt bô và chạy cất đầu. Hào trong nhóm của Xuân đã lớn tiếng chửi Đặng Minh Tâm nhưng Tâm không nghe mà tiếp tục nẹt bô và cùng Công chạy thêm 30 m rồi dừng lại tại một quán cà phê. Lúc này, Xuân đứng dậy ra đường quan sát nhìn thấy Tâm đang đứng đó nên quay vào cùng với Hào, Hậu, Tuấn, Hùng, Hiếu đi đánh nhóm của Tâm. Khi đi Hậu chở Xuân. Trước khi lên xe, Xuân lấy một cục gạch đinh hình vuông loại 02 lỗ và một khúc cây dài 70cm mang theo. Hùng chở Hiếu. Hào chở Tuấn.

Khi phát hiện bị đuổi đánh, Công đã lên xe chạy thoát, còn Tâm Điều khiển xe mô tô chở Sơn chạy sau. Khi Hậu chở Xuân đuổi kịp xe của Tâm, tên Xuân đã ném cục gạch, dùng cây mang theo ném, đánh vào đầu Tâm, làm tâm loạng choạng. Tiếp đó tên Hậu kè đến đạp xe của Tâm, làm Tâm và Sơn té ngã. Tâm nằm úp mặt xuống đường, Sơn kịp đứng dạy chạy một đoạn rồi cũng ngã tiếp. Lúc này cả bọn dừng lại, Xuân chạy đến dùng cây đánh tiếp

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí