sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng đòi hỏi bảo vệ quyền con người, tiến tới hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở nước ta.
Việc xác định chính sách hình sự của Nhà nước ta với các tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người cũng như việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung như lịch sử lập pháp hình sự, khái niệm, đặc điểm, phân loại, hệ thống các tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu về thực tiễn xét xử đối với các tội có hành vi xâm phạm tính mạng con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương ở chương sau.
Chương 2
THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2008 – 2012
2.1. Đặc điểm chính trị, kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam bộ được tái lập vào năm 1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Sông Bé; phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và phía nam giáp TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Cơ cấu hành chính của tỉnh Bình Dương gồm một thành phố, 02 thị xã và 04 huyện. Cụ thể là: Thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, huyện Bến Cát, huyện Phú Giáo, huyện Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng; có 91 xã phường và thị trấn. Thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị
- văn hóa của Tỉnh.
Với vị trí địa lý đang có, Bình Dương thật sự là một cửa ngõ quan trọng của miền Đông Nam Bộ, là trạm trung chuyển nối với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, cũng như các tỉnh cao nguyên Đông Nam Bộ.
Bình Dương có diện tích tự nhiên 269.442,84 ha (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Tính đến tháng 3 năm 2013, toàn tỉnh hiện có: 267.349 hộ, 1.729.865 nhân khẩu, có 929.778 nữ, 1.428.343 nhân khẩu tuổi từ 15 trở lên. Trong đó người thường trú: 228.806 hộ, 920.066 nhân khẩu, có 483.369 nữ, 663.308 nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên; tạm trú: 809.799 nhân khẩu, có 446.409 nữ, 765.035 nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên.
Dân số tỉnh Bình Dương tương đối trẻ, độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, cụ thể là: Số người ở độ tuổi từ 20 - 44 tuổi chiếm 49,3% dân số toàn
tỉnh, trong đó số người từ 20 - 34 tuổi chiếm 35,1% dân số, riêng độ tuổi từ 10 - 19 tuổi chiếm 20,8%.
Từ năm 1998 đến nay, với sự hình thành các khu công nghiệp, Bình Dương đã giải quyết cho hơn chục nghìn lao động có việc làm. Từ việc thu hút đông đảo lao động từ các tỉnh đổ về nên tạo ra sự gia tăng dân số cơ học rất lớn và kéo theo sự hình thành hơn 4000 cơ sở cho thuê nghỉ trọ. Với tình hình này, công tác quản lý nhân khẩu, nhất là các hộ thuộc diện KT3, KT4, hộ độc thân ở tỉnh Bình Dương là hết sức khó khăn và phức tạp.
Với mật độ dân số khá cao, dân số trẻ, số người ở độ tuổi lao động đông đảo, nên có không ít người trong độ tuổi lao động không tìm được việc làm thích hợp và đã có nhiều người trong số họ đã đi vào con đường phạm tội trộm cắp, cướp tài sản, thậm chí cả giết người.
Về đặc điểm về kinh tế - xã hội, tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam Việt Nam (gồm TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương). Sau khi tái lập, phát huy thành quả đạt được từ tỉnh Sông Bé, công tác quy hoạch và phát triển các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bình Dương diễn ra với tốc độ nhanh và trên phạm vi toàn tỉnh.
Tính đến nay, toàn tỉnh Bình Dương hiện có 28 khu công nghiệp với tổng diện tích 8.751 ha (trong đó 26 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động), 8 cụm công nghiệp (tổng diện tích gần 600 ha), trong đó 03 cụm đã lấp kín diện tích, 05 cụm đang tiếp tục đền bù giải tỏa và 01 khu liên hợp dịch vụ, đô thị, công nghiệp với diện tích gần 4.200 ha, hiện nay đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình tạo lực, các khu tái định cư theo quy hoạch và nhiều công trình khác mang tầm khu vực về tính văn minh hiện đại.
Bình Dương có gần 13.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh với nhiều loại hình kinh doanh như: dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử, dệt nhuộm, xi mạ, cơ khí, chế biến thực phẩm chủ yếu với qui mô vừa và nhỏ… Trong đó, đầu tư trong nước có gần 10.800 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký: 86.413 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài có 2.150 dự án, với tổng số vốn: 13,82 tỷ USD. Tỉnh đã tiến hành Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực. Công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao. Tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%.
Với những thành tựu về phát triển công nghiệp, Bình Dương nhanh chóng trở thành là nơi được nhiều người trên khắp mọi miền tổ quốc đến tìm việc, sinh sống. Có những xã phường trước đây vốn là địa bàn thuần nông, bị tàn phá sau chiến tranh, đời sống người dân chỉ dựa vào thu nhập từ công việc đồng án nhưng với chủ trương trải thảm đỏ mời gọi đầu tư thì bỏng chốc đồng ruộng trở thành công trường, nhà máy...
Xét về mặt tích cực, những thay đổi trên đã đưa Bình Dương trở thành là một trong những địa phương có nhịp sống hết sức năng động; vươn lên vị trí tốp đầu về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tình hình an ninh trật tự nói chung và tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh nói riêng phát sinh rất nhiều vấn đề phức tạp, trong đó có sự gia tăng tội phạm xâm phạm tính mạng của con người. Tội phạm xâm phạm tính mạng con người trên địa bàn tỉnh đã liên tục gia tăng cả về số lượng, lẫn tính chất huy hiểm của hành vi, để lại hệ lụy cho biết bao gia đình và cộng đồng xã hội.
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 trong điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng con người ở tỉnh Bình Dương
2.2.1. Khái quát chung về tình hình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008- 2012
a) Về công tác điều tra
Theo báo cáo tổng hợp của Công an tỉnh giai đoạn 2005- 2012 về thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Cơ quan điều tra các cấp thuộc Công an tỉnh đã thụ lý điều tra 9.067 vụ - 16.905 bị can, trong đó Cơ quan An ninh điều tra thụ lý 73 vụ án - 215 bị can, Cơ quan Cảnh sát điều tra thụ lý 8.994 vụ án – 16.690 bị can. Số vụ án khởi tố mới là 8.855 vụ - 16.458 bị can. Đã xử lý 8.699 vụ án – 15.971 bị can, đạt tỷ lệ 95,9%, gồm: Chuyển Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) đề nghị truy tố 8.079 vụ án –
15.012 bị can (tỷ lệ 93%), đình chỉ điều tra 183 vụ - 320 bị can (tỷ lệ 2,1%), tạm đình chỉ điều tra 400 vụ - 544 bị can (tỷ lệ 4,6%), chuyển tỉnh khác 34 vụ - 86 bị can, VKSND không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can 03 vụ - 09 bị can. Số vụ án hiện còn tiếp tục thụ lý điều tra là 368 vụ - 934 bị can, riêng Cơ quan An ninh điều tra thụ lý 01 vụ - 01 bị can, cơ quan Cảnh sát điều tra thụ lý 367 vụ - 933 bị can.
Phần lớn các vụ án đình chỉ điều tra do bị hại rút yêu cầu khởi tố, bị can chết, đình chỉ điều tra do hành vi của bị can không còn nguy hiểm cho xã hội (theo Nghị quyết số 33/2009/QH12, ngày 19/6/2009 của Quốc hội về thi hành luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS). Các vụ án tạm đình chỉ điều tra đảm bảo có căn cứ, đúng quy định pháp luật và thuộc các trường hợp hết thời hạn điều tra nhưng chưa xác định được bị can hoặc chưa biết bị can hiện đang ở đâu.
Số vụ án do VKSND hai cấp trả hồ vụ án cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung là 822 vụ, chiếm tỷ lệ 10,2% trong tổng số vụ án đã chuyển VKSND đề nghị truy tố. Các trường hợp trả điều tra bổ sung chủ yếu bổ sung chứng cứ do lỗi chủ quan của điều tra viên trong quá trình thu thập chứng, đã thõa mãn với lời khai nhận tội của bị can, chưa chú trọng đến việc thu thập các chứng cứ bổ trợ khác. Số vụ án phải trả điều tra bổ sung qua các năm đều giảm so với cùng kỳ, đến nay tỷ lệ án trả điều trả bổ sung còn dưới 10%. Nhìn chung tỷ lệ án do VKSND trả điều tra bổ sung trong thời gian qua là không cao.
Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Bình Dương, từ năm 2008 đến năm 2012, Công an tỉnh đã thụ lý điều tra 4.685 vụ xâm phạm về trật tự xã hội, với 7.574 bị can, trong đó phổ biến ở các hành vi: Giết người, cướp tài sản; giết người; cố ý gây thương tích dẫn đến chết người; hiếp dâm-cướp tài sản; cướp tài sản; hiếp dâm trẻ em; vô ý làm chết người; hiếp dâm; giao cấu trẻ em; dâm ô trẻ em; cố ý gây thương tích; hành hạ người khác; cướp giật tài sản; gây rối trật tự công cộng; chống người thi hành công vụ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; hủy hoại tài sản; cố ý làm hư hỏng tài sản; gây tổn hại sức khỏe cho người khác trong khi thi hành công vụ; bắt người trái pháp luật; tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; trốn khỏi nơi giam giữ; sử dụng vũ khí quân dụng trái phép; trộm tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản,…
Nhìn chung, công tác bắt giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm của cơ quan Điều tra công an các cấp thuộc công an tỉnh luôn được củng cố và nâng cao về chất lượng. Kết quả xử lý các trường hợp tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự chuyển khởi tố điều tra chiếm tỷ lệ cao – 90%, các trường hợp chuyển xử lý hành chính có tỷ lệ thập. Việc khởi tố điều tra có sự cân nhắc, chặt chẽ về mặt chứng cứ nên kết quả xử lý chuyển VKSND đề nghị truy tố chiếm tỷ lệ
92 %. Trường hợp VKSND hủy quyết định khởi tố bị can chiếm tỷ lệ rất thấp trung bình hàng năm 0.04%. Việc xử lý đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra đảm bảo có căn cứ đúng qui định của pháp luật chiếm tỷ lệ 1,9% và 5,4 %. Tỷ lệ các vụ phải trả hồ sơ bổ sung tiếp tục được cải thiện và được kéo giảm từ 11% năm 2008 xuống còn 5,5 % năm 2012.
b) Về công tác truy tố, xét xử:
Giai đoạn 2008 - 2012, VKSND và Tòa án nhân dân (TAND) các cấp trong tỉnh Bình Dương đã truy tố, xét xử 9.628 vụ về hình sự với 16.587 bị cáo, trong đó cấp tỉnh xử lý 1.764 vụ với 2.722 bị cáo, cấp huyện giải quyết 7.864 vụ với 14.865 bị cáo (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Thống kê về án hình sự giải quyết của toàn ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương từ 2008 – 2012.
Tổng số vụ xử lý/ bị cáo | Cấp tỉnh giải quyết | Cấp huyện Giải quyết | |
2008 | 1.786/1.868 | 307/324 | 1.479/1.544 |
2009 | 2.018/3.761 | 354/543 | 1.664/3.218 |
2010 | 1.696/3.087 | 334/544 | 1.362/3.543 |
2011 | 2.027/3.773 | 373/608 | 1.654/3.165 |
2012 | 2.101/4.098 | 396/703 | 1.705/3.395 |
Tổng cộng | 9628/16587 | 1.764/2.722 | 7864/14.865 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 6
- Chính Sách Hình Sự Áp Dụng Đối Với Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng Của Con Người
- Phân Biệt Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng Của Con Người Với Một Số Tội Phạm Khác
- Tình Hình Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng, Sức Khỏe, Nhân Phẩm, Danh Dự Của Con Người Ở Tỉnh Bình Dương Từ Năm 2008 Đến 2012
- Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 11
- Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Các Tội Xâm Phạm Tính Mạng Của Con Người
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Qua số liệu thống kê cho thấy, tình hình phạm pháp hình sự, số vụ án và số bị cáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương liên tục gia tăng. Năm 2012 tăng 20% số vụ, tăng 119 % số bị cáo so với năm 2008. Bình quân số bị cáo trong mỗi vụ án gia tăng, phản ánh tình hình hoạt động của tội phạm có chiều hướng hoạt động phức tạp, tăng dần tính chất băng nhóm - có nhiều đồng phạm.
Các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện cao gấp 5 lần so với án thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Đây là con số không chỉ biểu thị tính chất của tội phạm mà còn đặt ra vấn đề về xây dựng hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn hiện nay. Đó là hướng tăng cường lực lượng cho cơ sở.
Bảng 2.2: Thống kê, phân tích số vụ án hình sự sơ thẩm toàn ngành TAND tỉnh Bình Dương đã thụ lý giải quyết từ năm 2008-2012
Tổng số vụ án hình sự sơ thẩm phải giải quyết | Số vụ chuyển hồ sơ ~ tỷ lệ % | Số vụ đình chỉ ~ tỷ lệ % | Số vụ trả hồ sơ cho VKS ~ tỷ lệ % | Số vụ đưa ra xét xử | Số vụ tồn đọng | |
2008 | 1.668 | 0 | 6~0.35% | 112~6.71% | 1.447~86.7% | 103~6.17% |
2009 | 1.811 | 0 | 26~1.43% | 108~5.96% | 1.605~88.6% | 72~3.97% |
2010 | 1.448 | 0 | 8~0.55% | 72~4.97% | 1.302~89.9% | 66~4.55% |
2011 | 1.744 | 1~0.05% | 33~1.89% | 71~4.07% | 1.302~74.6% | 337~19.32% |
2012 | 2.091 | 0 | 7~0.33% | 78~3.73% | 1.826~87.3% | 180~ 8.6% |
Qua thống kê, phân tích số liệu xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Bảng 2.2) cho thấy, công tác điều tra, truy tố, xét xử ngày càng chất lượng hơn. Tuy lượng án có chiều hướng tăng vọt trong năm 2012 so với năm 2008, song tỷ lệ vụ án bị đình chỉ, số vụ trả hồ sơ cho viện kiểm sát giảm đáng kể. Trong khi đó, số vụ hoàn tất hồ sơ đưa ra xét xử tăng về số lượng, kéo giảm số án tồn đọng hàng năm.
Những biểu hiện trên cho thấy hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh Bình Dương cơ bản triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chủ trương cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.