Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

- Có trường hợp bản án chỉ phản ánh kết luận giám định “giả” về hình thức nhưng Tòa án lại định tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả.

Vụ án thứ nhất: Bản án hình sự sơ thẩm số 35/2019/HS-ST ngày 14/8/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế: do mục đích vụ lợi, Nguyễn Văn R đã mua 3.037 chiếc đồng hồ đeo tay không có nguồn gốc xuất xứ với giá mỗi chiếc từ

50.000 đồng đến 60.000 đồng và cất giấu tại nhà của mình. Sau đó, R vào trang mạng xã hội Facebook lập tài khoản “Thế giới đồng hồ 2D” và đăng thông tin bán đồng hồ chính hãng của các nhãn hiệu Rolex, Tissot, Longines, Edifice, Emporio, Armani nhằm tìm kiếm khách hàng để bán lại kiếm lời. Bản án xét xử R có ghi rằng tại bản kết luận giám định số 4556/ C54-P6 ngày 22/11/2016 của Viện khoa học hình sự Bộ Công an kết luận: 3.037 chiếc đồng hồ đeo tay gửi giám định là giả nhãn hiệu. Với hành vi nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo Nguyễn Văn R về tội “Buôn bán hàng giả” theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 156 BLHS năm 1999.

Có thể thấy, ở vụ án thứ nhất, kết luận giám định chỉ xác định đồng hồ mà R buôn bán là hàng hóa giả nhãn hiệu (yếu tố giả thuộc về hình thức của hàng hóa), không có kết luận xác định rằng hàng hóa vi phạm có giả về về chất lượng, tiêu chí kỹ thuật… (yếu tố giả thuộc về nội dung của hàng hóa). Với kết luận giám định như vậy, chưa đủ căn cứ khẳng định R phạm tội buôn bán hàng giả. Trong kết quả định tội nêu trên có thể xảy ra hai trường hợp: một là, có sự nhận thức chưa đúng về dấu hiệu định tội của “hàng giả” trong tội buôn bán hàng giả (nói cụ thể hơn là hàng hóa vi phạm trong tội này phải có dấu hiệu giả về nội dung); hoặc hai là, có sự thiếu sót về chứng cứ khi chưa có kết luận giám định hàng hóa giả mạo về nội dung để khẳng định đây là tội buôn bán hàng giả. Hai điểm này đều là những hạn chế cần phải khắc phục.

- Có những vụ án tình tiết và kết luận giám định tương tự nhau nhưng kết quả định tội khác nhau.

Vụ án thứ hai: Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 70/2017/HSST ngày 18/7/2017 của TAND Thành phố Hải Phòng, nhận thấy người tiêu dùng thích dùng sản phẩm giày, dép có gắn nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng nên V.P.C quyết định sản xuất thêm giày, dép có gắn logo, nhãn mác giả các thương hiệu nổi tiếng với cách thức như sau: C đi mua hoặc sưu tầm trên mạng internet các sản phẩm giày dép gắn nhãn hiệu nổi tiếng để lấy mẫu thiết kế cho công nhân sản xuất hàng loạt. C có chỉ đạo công nhân may, khâu, gắn, đóng các logo, nhãn mác giả rời được bán trên thị trường lên sản phẩm hoặc in cao tần (dập nổi) logo, nhãn mác giả lên các

sản phẩm. Theo kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền thì mẫu vật giám định lấy từ 14.395 đôi giày, dép với tổng giá trị 146.300.000 đồng.

Cơ quan điều tra thu giữ là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Converse, Dolce&Gabbana, Adidas, Nike, Gucci, Tommy Hilfiger, Versace, Hugo boss, Hermes, Puma, Prada. Các nhãn hiệu này đều được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam theo các đăng ký quốc tế và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đang còn hiệu lực. Trong bản án nêu rõ: “Đại diện các hãng Dolce&Gabbana, Adidas, Gucci, Tommy Hilfiger, Versace, Hugo boss, Hermes, Puma, Nike khẳng định sản phẩm giày, dép do Vũ Phúc C sản xuất là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ, đồng thời kiến nghị xử lý hàng hóa và chủ cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật―Theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định thì hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng giả.” Hội đồng xét xử xác định C phạm tội sản xuất hàng giả theo khoản 1 Điều 156 BLHS năm 1999.

Nghiên cứu về trường hợp này cho thấy một số vấn đề cần xem xét lại:

+ Kết luận trong bản án chỉ mới khẳng định hàng hóa vi phạm là hàng giả về hình thức, cụ thể là hàng giả mạo nhãn hiệu; không có kết luận giám định về nội dung. Theo logic, trường hợp này chưa đủ căn cứ để định tội sản xuất hàng giả (tương tự như phần phân tích trong vụ án thứ nhất).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

+ Mặc dù kết quả xác định tội danh là sản xuất hàng giả nhưng giá trị hàng hóa vi phạm lại tính là giá lô hàng đó trên thị trường chứ không phải là được tính bởi “giá hàng thật tương đương về số lượng”. Cách tình như vậy không đúng với quy định trong CTTP tội sản xuất hàng giả.

Vụ án thứ ba: Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 146/2019/HS-ST ngày 22/11/2019 của TAND Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh: T.Q.K và vợ là

Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam - 17

N.N.L.P góp vốn thành lập công ty TNHH may H.K.P - K là người đại diện theo pháp luật của công ty. Công ty của K có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quần jean “Gravali” và kinh doanh mặt hàng này. Khoảng cuối năm 2018, K mua của những khách hàng đến chào bán một số quần jean hiệu “Levi‟s” và đưa số hàng này vào cơ sở kinh doanh của mình bán lại kiếm lời. K khai nhận không kê khai kinh doanh quần jean có nhãn hiệu “Levi‟s” vào hoạt động kinh doanh của công ty. Xác minh

tại Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ: Kết quả quần jean nhãn hiệu “Levi‟s” có chủ sở hữu là Công ty “L”. Đại diện theo ủy quyền của Công ty “L” hiện nay tại Việt Nam xác định: Toàn bộ số quần jean nhãn hiệu “Levi‟s” thu giữ của Công ty TNHH may H.K.P đều là giả mạo nhãn hiệu “Levi‟s”, không phải là hàng hóa do “L” sản xuất hoặc ủy quyền sản xuất. Kết luận giám định số 624/KLGĐ-TT ngày 11/4/2019 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy:

―Bản in trên 02 nhãn hiệu mẫu quần jean hiệu ―Levi Strauss Co‖ cần giám định ký hiệu 1, 2 (đã nêu ở mục II.1) so với bản in trên 02 nhãn hiệu Levi Strauss Co dùng làm mẫu so sánh ký hiệu M1, M2 (đã nêu ở mục II.2) không phải do cùng một chế bản in ra.‖ Kết quả Hội đồng xét xử xác định K phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo khoản 1 Điều 226 BLHS 2015.

Cả hai vụ án thứ hai và thứ ba đều có đặc điểm chung về yếu tố làm ra hoặc buôn bán các mặt hàng thời trang có gắn với các nhãn hiệu nổi tiếng. Đồng thời, kết luận giám định chỉ khẳng định yếu tố giả mạo nhãn hiệu, nhưng có Tòa án xác định đây là tội phạm về hàng giả, có Tòa án xác định đây là tội xâm phạm quyền SHCN.37 Thực tế này phản ánh sự không thống nhất trong định tội danh.

*Hai là, khó xác định dấu hiệu “quy mô thương mại”.

“Quy mô thương mại” một dấu hiệu pháp lý định tính phức tạp trong CTTP các tội xâm phạm SHTT. Việc nhận thức và giải thích dấu hiệu này có thể gây ra sự lúng túng cho đội ngũ áp dụng.

Ví dụ: Giữa năm 2017, Công ty TNHH Gạch men Hoàng Gia gửi đơn tố cáo với các cơ quan chức năng về việc sản phẩm gạch men ốp lát cao cấp mang nhãn hiệu “ROYAL” đang bị làm giả bởi Công ty Cổ phần Đầu tư ROYAL Việt Nam khi công ty này cũng lưu hành trên thị trường sản phẩm gạch men cũng mang nhãn hiệu “ROYAL”. Nhãn hiệu này của công ty TNHH Gạch men Hoàng gia đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 69802 đang có hiệu lực đến ngày 14-10-2022 theo Quyết định gia hạn số 40401/QĐ-SHTT. Công ty TNHH Gạch men Hoàng Gia đã tiến hành trưng cầu kết quả giám định và cho ra kết luận Sản phẩm gạch men và bao bì mang nhãn hiệu “ROYAL” của Công ty CP Đầu tư



37 Cả hai vụ án đều xảy ra trước thời điểm Nghị định 98/2020/NĐ-CP được ban hành, tức là khi văn bản hướng dẫn khái niệm “hàng giả” vẫn bao gồm cả “hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ”.

ROYAL Việt Nam là hàng giả mạo sản phẩm gạch men và bao bì mang nhãn hiệu “ROYAL” của Công ty TNHH Gạch men Hoàng Gia.38

Khi cơ quan chức năng vào việc, các đối tượng làm giả gạch men ROYAL đã sử dụng nhãn hiệu mới là CROWN ROYAL nhưng bên trong sản phẩm vẫn in nhãn hiệu ROYAL. Tổng số lượng sản phẩm gạch men mang dấu hiệu “ROYAL & hình” (vi phạm các quy định về SHCN và chất lượng sản phẩm, hàng hóa) được phát hiện tại kho của Công ty ROYAL Việt Nam là 33.712 hộp có tổng giá thành sản xuất là 1.963.945.000 đồng.

Căn cứ kết quả thanh tra và biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Đầu tư ROYAL Việt Nam lập ngày 16/10/2017, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 62/QĐ-XPVPHC ngày 25/10/2017 số tiền 530 triệu theo quy định tại Khoản 12 và Khoản 13 Điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN; buộc công ty tự loại bỏ yếu tố vi phạm đối với 33.712 hộp sản phẩm vi phạm. [46]

Nghiên cứu các tình tiết của vụ việc tại thời điểm hành vi được thực hiện cũng như thời điểm áp dụng biện pháp hành chính cho thấy việc xác định hành vi nêu trên là vi phạm chứ không CTTP đến từ hai lý do:

- Nghị định số 99/2013/NĐ-CP không quy định mức tối đa giá trị hàng hóa xâm phạm. Ranh giới giữa vi phạm hành chính và hình sự trong vụ án tại thời điểm này không rõ ràng.

- Quy định tại Điều 171 BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009 lại mô tả dấu hiệu định tội bắt buộc là xâm phạm với “quy mô thương mại”. Dấu hiệu “quy mô thương mại” là một dấu hiệu định tính, chưa được giải thích trong các văn bản pháp luật nên khó có thể khẳng định hành vi có xâm phạm trên quy mô thương mại không.

Nhận định lại vụ án này, hiện nay, một số cơ quan chức năng vẫn đánh giá yếu tố “quy mô thương mại” chưa được làm rõ chính là nguyên nhân cơ bản để không xử lý hình sự được vụ án này [11]. Tuy nhiên, nếu áp dụng quy định của BLHS 2015 hiện hành cho một vụ án tương tự, việc xử lý hình sự là hoàn toàn có khả năng bởi với giá trị hàng hóa vi phạm trên đã đủ thỏa mãn dấu hiệu định lượng

mới được quy định trong tội xâm phạm quyền SHCN. Song vẫn cần khẳng định rằng dấu hiệu “quy mô thương mại” tiếp tục được quy định và chưa được giải thích cụ thể.

*Ba là, khó khăn trong việc xác định dấu hiệu “đang được bảo hộ tại Việt Nam”, dấu hiệu “lỗi cố ý” của người phạm tội.

Dấu hiệu “đang được bảo hộ tại Việt Nam” là dấu hiệu bắt buộc để CTTP các tội xâm phạm SHTT. Tuy vậy, để xác định đúng dấu hiệu này, đòi hỏi người áp dụng pháp luật phải có năng lực chuyên môn nhất định về SHTT. Việc không đáp ứng được đòi hỏi trên có thể khiến vụ án bị kéo dài hoặc bị gián đoạn trong quá trình xử lý. Mặt khác, nhận thức được hay không một đối tượng của quyền SHTT đang được bảo hộ tại Việt Nam cũng là cơ sở để khẳng định chủ thể có lỗi cố ý hay không trong việc thực hiện hành vi phạm tội.

Liên quan đến nội dung này có thể kể tới trường hợp: Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt ký hợp đồng hợp tác sản suất và mua bán hàng hóa với chủ cơ sở sản xuất bia Biva về việc sản xuất ra bia mang nhãn hiệu BIA SAIGON VIETNAM cung cấp ngược lại cho Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam. Kiểu dáng nhãn hiệu sản phẩm này có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa với nhãn hiệu “Bia Sài Gòn” đã được bảo hộ, thuộc sở hữu của Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Thực hiện hợp đồng đã ký nói trên, cơ sở sản xuất bia Biva đã sản xuất cho Công ty Bia Sài Gòn Việt Nam một số lô hàng thành phẩm. Đến ngày 23/6/2020, khi hai bên đang giao nhận lô hàng thứ ba tại cơ sở Biva thì cơ quan chức năng kiểm tra và lập biên bản; đã tạm giữ 4.712 thùng bia Sài Gòn Việt Nam thành phẩm, 116.700 vỏ lon bia cùng loại và 3.300 vỏ thùng bia chưa sử dụng.

Quá trình giải quyết vụ án xác định được rằng Cục SHTT từng chấp nhận đơn hợp lệ về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm “BIA SAIGON VIETNAM” của Công ty bia Sài Gòn Việt Nam theo Quyết định số 9856w/QĐ- SHTT ngày 15/7/2020.39 Ngày 27/8/2020, Cục Sở hữu Trí tuệ có văn bản trả lời Cơ


39 Ngày 14/7/2020, Cục SHTT đã có Công văn số 32126/SHTT-NN về việc thông báo kết quả thẩm định nội dung cho đơn số 4-2019-20338 với nội dung: Đơn của Công ty bia Sài Gòn Việt Nam chưa đủ yếu tố, không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ và sẽ bị từ chối đối với toàn bộ nhãn hiệu và sản phẩm vì tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 144888, 144893, 225589, 144677.

Ngoài ra, nhãn hiệu đăng ký còn có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được đăng ký theo Đơn số 4-2018- 32545 nếu nhãn hiệu này đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ (hiện tại Đơn số 4-2018-32545 đang trong quá trình

quan CSĐT hiện nay chưa xác lập quyền SHCN với nhãn hiệu của Công ty bia Sài Gòn Việt Nam. Ngày 28/8/2020, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đã ra bản Kết luận giám định sở hữu công nghiệp NH497-20TC.TP/KLGĐ kết luận: dấu hiệu “BIA SAIGON VIETNAM và hình khiên đứng + hình con rồng” gắn trên mặt trước, sau lon bia như mẫu giám định là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ của Sabeco.

Trong vụ án này, vấn đề khó khăn khi chứng minh hành vi có thỏa mãn CTTP tội xâm phạm quyền SHCN hay không tập trung ở một số điểm:

- Việc xác định dấu hiệu “đối tượng đang được bảo hộ tại Việt Nam” đặt ra các vấn đề xác định trình tự, thủ tục bảo hộ một nhãn hiệu: Bị cáo và người bào chữa của bị cáo cho rằng Quyết định chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ hợp lệ từ Cục SHTT được “coi như” đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công. Tuy nhiên, tác giả đồng tình với phản hồi ngày 27/8/2020 của Cục SHTT về việc đã nộp đơn hay quyết định chấp nhận đơn hợp lệ không phải là căn cứ chính thức khẳng định nhãn hiệu đã được bảo hộ. Vì vậy, nếu một nhãn hiệu đã nộp đơn mà chưa được bảo hộ lại trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đang được bảo hộ thì cần phải coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN.

- Việc xác định yếu tố “lỗi cố ý” của người phạm tội gắn liền với nhận thức một nhãn hiệu nào đó có đang được bảo hộ hay không. Trong vụ việc nêu trên, Sabeco yêu cầu được xác định là nhãn hiệu nổi tiếng. Yêu cầu này có được chấp nhận hay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc có chứng minh được “lỗi cố ý” phạm tội hay không. Bởi nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (khoản 20 Điều 4 Luật SHTT). Khi được xác định là nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu của Sabeco có mức độ bảo hộ rất cao, được thừa nhận với một diện phổ biến người tiêu dùng biết đến nên việc chứng minh lỗi cố ý của người phạm tội đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để xác định được nhãn hiệu nổi tiếng, cần đánh giá rất nhiều yếu tố định tính như thông tin về phạm vi, quy mô, mức độ, tính liên tục của việc sử dụng nhãn hiệu… (xem Điều 75 Luật SHTT năm 2005 và Điều 42.3 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ Khoa



thẩm định nội dung). Nhưng theo ý kiến của lãnh đạo Trung tâm thẩm định nhãn hiệu, Cục SHTT đây chỉ là văn bản mang tính chất ý nghĩa dự định từ chối bảo hộ vì có một số yếu tố có khả năng gây nhầm lẫn.

Ngày 27/7/2020, Công ty bia Sài Gòn Việt Nam gửi Văn bản số 10-07/CV-BSGVN đến Cục Sở hữu trí tuệ trình bày và nêu ý kiến không đồng ý với nội dung thẩm định nêu trong Công văn 32126 ngày 14/7/2020 nêu trên; đồng thời, tiếp tục đề nghị Cục SHTT xem xét, chấp thuận đơn đăng ký nhãn hiệu số 4-2019-20338 nhằm bảo hộ tổng thể, toàn bộ nhãn hiệu. [14]

học và công nghệ). Do vậy, hội đồng xét xử phải trả hồ sơ điều tra bổ sung do không thể kết luận ngay nếu không có việc xác định từ tổ chức giám định SHTT. Mặt khác, yêu cầu này đặt ra khi vụ án đã được khởi tố, tính phổ biến liệu có được chấp nhận hay không cũng là một vấn đề.

Thứ hai, xác định TNHS đối với pháp nhân thương mại

TNHS của pháp nhân thương mại là một chế định lớn và mới trong BLHS năm 2015. Một vài năm trở lại đây, các Tòa án mới bắt đầu xét xử những vụ án hình sự đầu tiên có truy cứu TNHS pháp nhân thương mại nhưng còn có phần dè dặt. Năm 2019, lần đầu tiên một pháp nhân thương mại ở Việt Nam đã phải chịu TNHS do xâm phạm quyền SHCN.

Nội dụng vụ án: Theo bản Bản án hình sự sơ thẩm số 02/2020/HS-ST ngày 14/1/2020 của Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ, từ đầu năm 2018 đến tháng 4-2019, Vũ Văn P là giám đốc của 2 công ty là Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp (Hà Nội), Công ty cổ phần sản xuất nhôm Xingfa- Nhà máy Nhôm Xingfa, đồng thời là người đứng đầu Chi nhánh Công ty nhôm Việt Pháp – Phú Thọ đã chỉ đạo 02 công ty trên và chi nhánh sản xuất, gia công các sản phẩm nhôm thanh định hình, dán các loại tem nhãn trong đó có tem “NHÔM VIỆT PHÁP SHAL” trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty CP Nhôm Việt Pháp SHAL (tại Ninh Bình) để bán ra. Từ đầu năm 2018 đến tháng 4 năm 2019, Vũ Văn P đã chỉ đạo chi nhánh Công ty cổ phần nhôm Việt Pháp - Phú Thọ sản xuất nhôm thanh định hình dán tem nhãn “Nhôm Việt Pháp Shal” với tổng số lượng 316.045,05kg, đã bán 144.770,05kg cho một số công ty. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm đã bán ra thị trường là: 11.106.592.233 đồng. Tang vật thu được trong quá trình điều tra: 42.405 thanh nhôm định hình trị giá 11.995.758.450 đồng. Kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH 174-19TC/KLGD ngày 22/4/2019 xác định tang vật sản phẩm nhôm thanh định hình gắn dấu hiệu “NHÔM VIỆT PHÁP SHAL” được xác định là là hàng hóa giả mạo đối với nhãn hiệu “NHÔM VIỆT PHÁP SHAL” đã được bảo hộ theo GCNĐKNH số 292021 của Công ty CP Nhôm Việt Pháp SHAL – Nhà máy nhôm Việt Pháp. Kết quả xét xử, công ty nhôm Việt Pháp - Nhà máy nhôm Việt Pháp và bị cáo Vũ Văn P bị tuyên phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 BLHS năm 2015.

Những tình tiết của vụ án khá rõ, các dấu hiệu của CTTP cơ bản đều được thỏa mãn, do vậy, việc định tội danh không gặp khó khăn. Tuy nhiên, có thể nói đây

là một trong những cột mốc quan trọng cho thấy quy định TNHS của pháp nhân thương mại thực sự đi vào đời sống xã hội. Hơn thế nữa, tội danh pháp nhân thương mại phải chịu TNHS trong vụ án là tội thuộc nhóm xâm phạm SHTT, cho thấy tính đúng đắn, kịp thời của việc bổ sung quy định truy cứu TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội trong lĩnh vực SHTT.

Bên cạnh đó, nghiên cứu các trường hợp thực tế, liên quan đến đến nhận thức các dấu hiệu truy cứu TNHS của pháp nhân thương mại chưa thực sự đúng đắn của nhà áp dụng, cần làm rõ như trường hợp vụ án thứ ba (Bản án hình sự sơ thẩm số 146/2019/HS- ST ngày 22/11/2019 của Tòa án nhân dân Quận Tân Bình): Xác minh tại Chi cục thuế quận Tân Phú: ―không xác định được công ty TNHH may Hai Kim P có thực hiện việc kê khai thuế đối với hàng hóa là quần jean nhãn hiệu ―Levi s‖ hay không. Ngoài ra, K khai nhận không kê khai kinh doanh quần jean có nhãn hiệu ―Levi s‖ vào hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, không đủ yếu tố để xem xét khởi tố Công ty TNHH may Kim Hai P có hành vi ―xâm hại quyền sở hữu công nghiệp.

Nội dung trên khẳng định việc không truy cứu TNHS của pháp nhân thương mại do hàng hóa vi phạm không có trong đăng ký kinh doanh của pháp nhân thương mại. Nói cách khác, muốn truy cứu TNHS của pháp nhân thương mại trong những trường hợp tương tự, hàng hóa giả phải nằm trong lĩnh vực và đối tượng kinh doanh mà pháp nhân thương mại đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Tác giả cho rằng điều kiện này là không cần thiết. Một hành vi đủ dấu hiệu CTTP cơ bản của tội phạm và thỏa mãn điều kiện tại Điều 75, Điều 76 BLHS cũng đồng thời có đủ cơ sở để truy cứu TNHS của pháp nhân thương mại. Một pháp nhân thương mại vẫn có thể phải chịu TNHS về một hành vi được thực hiện nằm ngoài lĩnh vực mà pháp nhân đã đăng ký kinh doanh. Lĩnh vực đăng ký kinh doanh không phải là điều kiện giới hạn phạm vi truy cứu TNHS. Trường hợp hành vi phạm tội đúng với lĩnh vực đã đăng ký kinh doanh của pháp nhân thương mại chỉ là đặc điểm thường thấy trong thực tiễn; khi có đặc điểm này, pháp nhân thương mại có cơ sở thuận lợi hơn để thực hiện hành vi phạm tội nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm.

4.1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Trong lĩnh vực SHCN, tác giả tiến hành nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật chủ yếu thông qua các số liệu thống kê vụ án và bản án hình sự đã xét xử nhằm làm rõ các vấn đề vướng mắc tồn tại trong hoạt động định tội danh và quyết định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023