Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 7


thuộc: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ [50, tr. 10- 11];

Thứ hai, quân nhân tại ngũ luôn mặc trang phục của quân nhân và mang quân hàm theo cấp bậc được phong. Còn quân nhân dự bị chỉ mặc trang phục của quân nhân và mang quân hàm theo cấp bậc được phong trong thời gian tập trung huấn luyện .

Khi có lệnh tổng động viên, động viên cục bộ hoặc khi có nhu cầu chiến đấu để bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục bộ, quân nhân dự bị được gọi nhập ngũ và biên chế vào các đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Khi đó, quân nhân dự bị trở thành quân nhân tại ngũ.

Theo Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP – BQP ngày 11 tháng 8 năm 2003 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của Bộ luật hình sự, thì các trường hợp sau đây được coi là quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện: tập trung huấn luyện chính trị, quân sự thường kỳ hàng năm; tập trung diễn tập; tập trung kiểm tra tình trạng sẵn sàng động viên; tập trung kiểm tra tình trạng sẵng sàng chiến đấu. Thời điểm bắt đầu của thời gian tập trung huấn luyện tính từ thời điểm có mặt nơi tuyển dụng, nơi tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phối thuộc chiến đấu với quân đội, nơi được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý. Thời gian tập trung huấn luyện kết thúc vào thời điểm kết thúc thời hạn tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phối thuộc chiến đấu với quân đội hoặc thời điểm hết hạn tập trung làm nhiệm vụ do các đơn vị


quân đội trực tiếp quản lý trong trường hợp không có quyết định của cơ quan quân sự có thẩm quyền về việc kéo dài thêm thời hạn này.

Trong thời gian tập trung huấn luyện, quân nhân dự bị được biên chế trong đơn vị quân đội và chịu sự quản lý, chỉ huy của đơn vị quân đội. Mặc dù, không phải là quân nhân tại ngũ nhưng họ phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và được hưởng mọi chế độ như quân nhân. Cho nên, hành vi vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của họ bị coi là hành vi vi phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân. Việc xử lý người thực hiện hành vi vi phạm đó phải như việc xử lý quân nhân vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm. Do vậy, quân nhân dự bị là chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong thời gian tập trung huấn luyện.

Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ là các lực lượng cấu thành Lực lượng vũ trang nhân dân; mỗi lực lượng có vị trí khác nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân. Trong đó: Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, có nhiệm vụ phối hợp với Quân đội nhân dân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng [47, tr. 119-122]. Khi phối hợp với Quân đội nhân dân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng cũng như lúc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng của mình, Công an nhân dân phải thực hiện nguyên tắc chỉ huy theo quy định tại Điều 19 Luật Công an nhân dân là: “Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất của Công an nhân dân. Chỉ huy Công an nhân dân cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy Công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị Công an được giao phụ trách. Chỉ huy Công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy huy Công an cấp trên và trước cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng cấp.” Như vậy, không có trường hợp nào Quân đội nhân dân chỉ huy Công an nhân dân. Công an nhân dân cũng không


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân. Cho nên, Công an nhân dân không phải là chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.

+ Dân quân, tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng, không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của Lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự các cấp [53, tr. 2]. Dân quân tự vệ có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu độc lập hoặc phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân. Khi phối hợp với các đơn vị quân đội là nhiệm vụ chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu, đơn vị dân quân tự vệ được biên chế trong trong đội hình tác chiến của các đơn vị quân đội và chịu sự chỉ huy của Thủ trưởng đơn vị quân đội. Đó là sự phối thuộc với các đơn vị quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu. Khi đó, dân quân, tự vệ phải chấp hành các quy định của điều lệnh quân đội như quân nhân tại ngũ. Do vậy, hành vi vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của họ bị coi là vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Cho nên, người thực hiện hành vi vi phạm đó phải bị xử lý như quân nhân vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm. Đó là lý do Nhà nước quy định dân quân, tự vệ là chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu.

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 7

Thời điểm bắt đầu phục vụ trong Quân đội được tính từ thời điểm đã đăng ký tại nơi phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Thời gian phục vụ trong Quân đội được kết thúc vào thời điểm kết thúc thời hạn phối thuộc chiến đấu với quân đội [62, tr. 77].

+ Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội là những người được trưng tập, điều động vào phục vụ trong quân đội khi: đất nước có nguy cơ sảy ra chiến tranh hoặc có chiến tranh, theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; hoặc có nhu cầu chiến đấu để bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ


quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục bộ, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặc dù khi phục vụ trong quân đội họ không phải là quân nhân nhưng họ phải chịu sự chỉ huy của người chỉ huy đơn vị quân đội nơi họ được trưng tập hoặc được điều động vào để phục vụ. Họ có nghĩa vụ và trách nhiệm như mọi quân nhân trong đơn vị đó. Do vậy, hành vi quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự do họ thực hiện là hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và họ được quy định là chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong thời gian được trưng tập vào phục vụ trong quân đội.

Thời điểm bắt đầu phục vụ trong Quân đội tính từ thời điểm đăng ký tại nơi tuyển dụng làm nhiệm vụ quân sự, nơi được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự và chịu sự quản lý của các đơn vị quân đội. Thời gian phục vụ trong Quân đội kết thúc vào thời điểm hết hạn làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động [62, tr. 77-78].

Như vậy, việc pháp luật hình sự quy định những người nêu trên phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân xuất phát từ chính nghĩa vụ, trách nhiệm của họ khi thực hiện các hoạt động quân sự. Việc xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn bị coi là chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định tội phạm và người phạm tội trong các vụ án về tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, đúng như TS. Lê Đăng Đệ khẳng định “khi không có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm, trong rất nhiều trường hợp nói chung trách nhiệm hình sự của bị cáo không loại trừ mà chỉ loại trừ việc định tội danh theo điều luật của pháp luật hình sự mà ở đó đề cập tới chủ thể đặc biệt của tội phạm” [17, tr. 77].


Theo Luật nghĩa vụ quân sự, công dân từ đủ 18 tuổi mới được gọi nhập ngũ; công dân nam giới đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong quân đội, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thì có thể được nhận vào học ở trường quân sự và được công nhận là quân nhân tại ngũ” [48, tr. 11]. Cho nên, về độ tuổi thì quân nhân tại ngũ phải là những người từ 17 tuổi trở lên. Quân nhân dự bị bao gồm: hạ sỹ quan, binh sỹ, quân nhân chuyên nghiệp xuất ngũ; sỹ quan dự bị (sỹ quan thôi phục vụ tại ngũ, cán bộ, công chức, sinh viên và những người tốt nghiệp đại học trở lên ngoài quân đội được đào tạo và phong hàm sỹ quan dự bị) [48, tr. 13, 48, tr. 83]. Tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của quân nhân dự bị phụ thuộc vào quân hàm mà họ được phong trong ngạch dự bị: nếu là hạ sỹ quan và binh sỹ dự bị, thì tuổi phục vụ tối đa là hết 45 tuổi; nếu là sỹ quan dự bị, thì tuổi phục vụ tối đa là hết 60 tuổi [48, tr. 81; 49, tr. 12- 13]. Do vậy, về độ tuổi thì quân nhân dự bị đương nhiên phải là những người từ đủ 18 tuổi trở lên cho đến hết tuổi phục vụ trong ngạch dự bị tuỳ theo cấp bậc quân hàm mà họ được phong. Theo quy định của pháp luật dân quân tự vệ, thì công dân nam từ đủ 18 tuổi trở lên đến hết 45 tuổi và công dân nữ từ đủ 18 tuổi trở lên đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân, tự vệ [53, tr. 3]. Do vậy, về độ tuổi thì dân quân, tự vệ phải là những người từ đủ 18 tuổi trở lên cho đến hết tuổi phục vụ theo quy định của pháp luật về dân quân, tự vệ.

Như vậy, chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu có năng lực trách nhiệm hình sự và đến 17 tuổi đối với học viên các trường quân sự, từ đủ 18 tuổi trở lên đối với quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập


trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu.

Trong bốn nhóm chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có tới ba nhóm chỉ là chủ thể của tội phạm “quân sự” trong phạm vi thời gian nhất định như trong thời tập trung huấn luyện, trưng tập phục vụ trong quân đội, phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu. Vậy ngoài những thời gian nêu trên họ không phải là chủ thể (với vai trò là người thực hành) của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Tuy nhiên, những người này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân nếu họ đồng phạm với những người thuộc diện quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự phạm một trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Bởi lẽ, tội phạm là một thể thống nhất, được thực hiện là do nỗ lực hợp tác chung của tất cả những người cùng tham gia. Hành vi của mỗi người là bộ phận cần thiết trong hoạt động chung đó. Hậu quả của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những người đồng phạm [31, tr. 185].

Từ kết quả nghiên cứu về các nhóm chủ thể nêu trên; có thể khái niệm chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như sau:

Chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những người sau đây có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi do pháp luật quy định: quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trọng quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu.

Ngoài các đặc điểm chung nêu trên, chủ thể của một số tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có thêm dấu hiệu riêng biệt khác nữa. Trong đó:


Chủ thể của tội chống mệnh lệnh, tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh là người được giao mệnh lệnh; chủ thể của tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên là người bị chỉ huy hoặc cấp dưới; chủ thể của tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới là người chỉ huy hoặc cấp trên. Người chỉ huy và sỹ quan còn được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của tội chống mệnh lệnh, tội đầu hàng địch, tội khai báo hoặc tự nguyện làm vịêc cho địch khi bị bắt làm tù binh, tội bỏ vị trí chiến đấu, tội đào ngũ, tội trốn tránh nhiệm vụ, tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm và tội quấy nhiễu nhân dân.

Việc xác định đồng phạm trong các vụ án về tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân không chỉ có ý nghĩa đối với việc định tội danh mà còn có nghĩa rất lớn đối với việc quyết định hình phạt. Bởi lẽ, theo quy định của Bộ luật hình sự, thì khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm [45, tr. 43]. “Tính chất tham gia phạm tội của từng đồng phạm được quyết định bởi vai trò mà người đồng phạm đó thực hiện, bởi tính đặc thù về chức năng của người đó trong hoạt động cùng chung phạm tội. Làm sáng tỏ tính chất tham gia vào việc cùng chung phạm tội có nghĩa là xác định người đồng phạm tội cụ thể đó là ai: người tổ chức, người thực hành, người xúi dục hay người giúp sức” [97, tr. 311]. Việc xác định ai là người tổ chức, ai là người xúi giục, ai là người giúp sức trong các vụ án cụ thể có đồng phạm nói chung và vụ án đồng phạm về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân không vướng mắc nhiều cả trong lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật. Nhưng việc xác định vai trò của người đồng thực hành trong các vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân là một vấn đề không đơn giản vì các tội phạm này có chủ thể đặc biệt. Mặc dù, “cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm


hình sự của người thực hành là điều luật quy định về đồng phạm và điều luật quy định về tội phạm cụ thể” [94, tr. 54]. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm được hiểu dưới hai dạng là tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc tự mình không thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm nhưng sử dụng hoặc lợi dụng người khác để chính người này thực hiện hành vi khách quan gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội [31, tr. 172- 173, 55, tr. 70 - 73]. “Đối với những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt, thì người thực hành hay những người đồng thực hành phải thoả mãn những dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Còn những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không đòi hỏi phải thoả mãn những dấu hiệu đó. Ví dụ: Đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, người thực hành phải là quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội. Những người khác không thuộc diện trên mà đồng phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chỉ có thể với vai trò người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức” [55, tr. 76]. Chúng tôi đồng tình với quan điểm nêu trên của TS. Trần Quang Tiệp, bởi lẽ việc xác định người thực hiện (người đồng thực hiện) tội phạm trong hầu hết các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo quan điểm nêu trên là chính xác. Tuy nhiên, đối với một số tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có dấu hiệu đặc biệt (khác nữa) về chủ thể như: tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên; tội làm nhục hoặc dùng nhục hình với cấp dưới; tội làm nhục, hành hung đồng đội thì cần phải nghiên cứu. Xin nêu một số ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Quân nhân Nguyễn Văn H xin phép Đại đội trưởng Nguyễn Văn A ra ngoài doanh trại để gặp bạn gái nhưng không được vì đơn vị đang

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí