Các Hình Thức Trách Nhiệm Hình Sự Của Các Tội Xâm Phạm Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Của Quân Nhân


phải trực chiến. Bốn ngày sau, khi Nguyễn Văn H cùng các bạn của mình là Nguyễn Văn G, Đặng Thế T (không phải là quân nhân) đang nhậu thì nhìn thấy Đại đội trưởng Nguyễn Văn A đi cùng với một người bạn. Nguyễn Văn H tha thiết mời Nguyễn Văn A cùng bạn vào nhậu. Trong quá trình ăn nhậu, Nguyễn Văn H lên án Nguyễn Văn A máy móc trong quản lý bộ đội rồi cùng Nguyễn Văn G, Đặng Thế T thực hiện hành vi cố ý gây thương tích mặc cho người khác can ngăn. Hậu quả làm Nguyễn Văn A bị thương 10%.

Mặc dù Nguyễn Văn H, Nguyễn Văn G và Đặng Thế T gây thương tích cho Nguyễn Văn A vì lý do công vụ của nạn nhân nhưng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Cơ quan có thẩm quyền đã truy cứu trách nhiệm hình sự Nguyễn Văn H, Nguyễn Văn G và Đặng Thế T về tội hành hung người chỉ huy theo quy định tại Điều 319 Bộ luật hình sự. Việc xác định vai trò của từng bị cáo có hai quan điểm khác nhau là: các bị cáo đều là những người đồng thực hành; chỉ có Nguyễn Văn H là người thực hành còn Nguyễn Văn G và Đặng Thế T chỉ là người giúp sức. Những người theo quan điểm thứ nhất, không đồng tình với việc xác định Nguyễn Văn G và Đặng Thế T là những người giúp sức vì: những người này cùng Nguyễn Văn H thực hiện hành vi hành hung Nguyễn Văn A được mô tả trong Điều 319 Bộ luật hình sự; Điều 20 Bộ luật hình sự chỉ quy định “Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi vì:

Về lý luận, thì trong vụ án đồng phạm về tội phạm này chỉ cần có người thực hành là quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân; còn những người đồng phạm khác tham gia phạm tội với bất kỳ vai trò gì (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức). Trong vụ án cụ thể nêu trên, Nguyễn Văn H là quân nhân cấp dưới của Nguyễn Văn A; Nguyễn


Văn G và Đặng Thế T không phải là quân nhân. Cho nên, phải coi Nguyễn Văn G và Đặng Thế T là những người đồng phạm (với vai trò giúp sức Nguyễn Văn H) thực hiện hành vi làm nhục, hành hung người chỉ huy.

Ví dụ 2: Huỳnh Văn T và Nguyễn Đức D là hai Tiểu đội trưởng của cùng một trung đội. Hoàng Ngọc Th là chiến sỹ thuộc tiểu đội do Huỳnh Văn T làm tiểu đội trưởng. Để bênh đồng hương và lấy cớ là Huỳnh Văn T nói chuyện trong giờ ngủ của đơn vị, Nguyễn Đức D và Hoàng Ngọc Th cùng nhau trùm chăn đánh Huỳnh Văn T. Hậu quả làm Huỳnh Văn T bị thiệt hại 9% sức khoẻ.

Hoàng Ngọc Th và Nguyễn Đức D đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng mỗi người bị truy tố, xét xử về một tội khác nhau. Trong đó: Hoàng Ngọc Th bị xét xử về tội hành hung ngưòi chỉ huy; Nguyễn Đức D bị xét xử về tội hành hung đồng đội, mặc dù hành vi của người này là hành vi giúp sức người kia thực hiện tội phạm (độc lập theo quy định của Bộ luật hình sự).

Từ việc phân tích các ví dụ nêu trên, chúng tôi cho rằng, quan điểm “Đối với những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt thì những người đồng thực hành chỉ có thể là những người có đủ những dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Nếu không, họ chỉ có thể là người giúp sức hoặc cá biệt có thể phạm tội khác. Ví dụ: A là đại đội trưởng và B chỉ là chiến sỹ đã cùng nhau có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự chiến sỹ C là người cùng đại đội, thì A phạm tội làm nhục cấp dưới (Điều 320 Bộ luật hình sự); còn B phạm tội làm nhục đồng đội (Điều 321 Bộ luật hình sự)” [31, tr. 173] của PGS. TS Nguyễn Ngọc Hoà là chính xác hơn cả.

Kết quả nghiên cứu các quan điểm của các nhà khoa học pháp lý hình sự về việc xác định người thực hành (người đồng thực hành) và việc phân tích các ví dụ nêu trên cho thấy:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.


Thứ nhất, mặc dù là người đồng thực hành hành vi được mô tả trong cùng một điều luật nhưng không đủ dấu hiệu của chủ thể đặc biệt, thì chỉ được coi là người giúp sức cho người thực hành (là chủ thể đặc biệt) như trong ví dụ thứ nhất nêu trên. Nhưng để không mâu thuẫn với quy định của Bộ luật hình sự về đồng phạm, thì cần nghiên cứu sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự.

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 8

Thứ hai, việc Bộ luật hình sự quy định trách nhiệm hình sự của cấp dưới trong việc làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên; của cấp trên trong việc làm nhục hoặc hành hung cấp dưới nặng hơn trách nhiệm hình sự của quân nhân làm nhục, hành hung đồng đội là cần thiết. Nhưng việc có cần thiết phải quy định thành ba tội phạm độc lập “Tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên; Tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới; Tội làm nhục, hành hung đồng đội” là điều cần nghiên cứu.

- Mặt chủ quan của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được đề cập nhiều trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Quan điểm thứ nhất cho rằng, “mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra” [39, tr. 123]. Quan điểm thứ hai cho rằng, “mặt chủ quan của tội phạm chỉ bao gồm lỗi, mục đích và động cơ, trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm” [32, tr. 126]. Quan điểm thứ ba cho rằng, “Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm có thể được hiểu là đặc điểm tâm lý bên trong của cách xử sự có tính chất tội phạm xâm hại đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó [12, tr. 376]”...


Từ việc phân tích các quan điểm nêu trên, chúng tôi cho rằng, bản chất mặt chủ quan của tội phạm là thái độ tâm lý của người phạm tội được thể hiện bởi các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.

Khái niệm mặt chủ quan của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân mới chỉ được đề cập ở khía cạnh hình thức biểu hiện của nó (bao gồm những yếu tố nào) trong sách báo pháp lý. Theo đó, đa số các tác giả cho rằng, mặt chủ quan của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bao gồm lỗi, động cơ, mục đích [20, tr. 396, 36, tr. 801, 101. tr. 565]. Tuy nhiên, cũng có tác giả cho rằng, mặt chủ quan của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội [57, tr. 89]. Vậy, mặt chủ quan của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là gì? bao gồm những yếu tố nào?

Từ việc nghiên cứu cơ sở của trách nhiệm hình sự, các quan điểm khoa học về mặt chủ quan của tội phạm và các quan điểm: “Một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi gây thiệt hại cho xã hội của mình trong trường hợp người đó đã lựa chọn hành vi này khi có đủ điều kiện lựa chọn hành vi khác không gây thiệt hại cho xã hội. Đó là những trường hợp có lỗi [23, tr. 26]; “Tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, do đó hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm được thực hiện trong thực tế khách quan chỉ có thể quy cho chủ thể nếu nó bao hàm yếu tố chủ quan của người đó [19, tr. 59]”; và “Để có cơ sở chủ quan để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội nhất thiết phải chứng minh được lỗi (cố ý hoặc vô ý) của người đó, tức là phải xác định được lý trí và ý chí của người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tương ứng [11, tr. 377]” chúng tôi cho rằng, mặt chủ quan của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể các tội


phạm này đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra, bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Trong đó:

Lỗi, thường được định nghĩa là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu biện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý [18, tr. 173, 32, tr. 128, 39, tr. 123, 56, tr. 10]. Trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, lỗi được quy định trong tất cả các cấu thành tội phạm cụ thể dưới hình thức cố ý, vô ý hoặc hỗn hợp (cả cố ý và vô ý). Theo đó, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân sau đây được thực hiện do lỗi cố ý: Tội chống mệnh lệnh; Tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm; Tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên; Tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới; Tội làm nhục, hành hung đồng đội; Tội đầu hàng địch; Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh; Tội bỏ vị trí chiến đấu; Tội đào ngũ; Tội trốn tránh nhiệm vụ; Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự; Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự; Tội báo cáo sai; Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu; Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm; Tội quấy nhiễu nhân dân; Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ [7, tr. 56].

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân sau đây được thực hiện do lỗi vô ý: Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh; Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự; Tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự; Tội vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban; Tội vi phạm các quy định về bảo vệ; Tội vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện; Tội vi phạm quy định về sử dụng vũ khí


quân dụng; Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự [7, tr. 56- 57].

Riêng tội ngược đãi tù binh, hàng binh là tội phạm vừa được thực hiện do lỗi cố ý vừa được thực hiện do lỗi vô ý [7, tr. 57].

Động cơ phạm tội cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân không hoàn toàn là động cơ xử sự khi thực hiện hành vi phạm tội này mà là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân một cách cố ý. Như vậy, chỉ các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được thực hiện do lỗi cố ý mới có dấu hiệu động cơ phạm tội trong cấu thành tội phạm. Nhưng động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được thực hiện do lỗi cố ý.

Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội và chỉ có thể nói đến mục đích phạm tội của những hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp vì chỉ trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt được những mục đích nhất định [32, tr. 145-146]. Như vậy, chỉ các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp mới có dấu hiệu mục đích phạm tội trong cấu thành tội phạm. Nhưng, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của hầu hết các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân nhân được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, chỉ có tội đào ngũ và tội trốn tránh nhiệm vụ quy định mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt chủ quan của cấu thành tội phạm.


Trên cơ sở phân tích các yếu tố nêu trên, chúng tôi khái niệm mặt chủ quan của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như sau:

Mặt chủ quan của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là trạng thái tâm lý của chủ thể các tội phạm này đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra, bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội; trong đó lỗi là yếu tố bắt buộc, còn động cơ mục đích không phải là yếu tố bắt buộc.‌

1.3. Các hình thức trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

1.3.1. Hình phạt áp dụng đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

Tại Chương XXIII của Bộ luật hình sự năm 1999 (tính đến lần sửa đổi, bổ sung thứ nhất tháng 6 năm 2009) có 25 điều luật với 62 khoản quy định về tội phạm và 83 lượt hình phạt đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân gồm: 1 lượt hình phạt cảnh cáo; 20 lượt hình phạt cải tạo không giam giữ; 56 lượt hình phạt tù có thời hạn; 4 lượt hình phạt tù chung thân; và 2 lượt hình phạt tử hình (giảm 2 lượt hình phạt tử hình so với quy định của Bộ luật hình sự năm 1985). Như vậy, các hình phạt có thể áp dụng đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình. Trong đó:

- Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất được quy định có thể áp dụng đối với tội làm nhục, hành hung đồng đội. Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự, thì chỉ có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Có nhiều tình tiết giảm nhẹ là có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên trong đó có thể có trường hợp: tất cả các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự; có một tình tiết


giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 và một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.

Vậy, trong những trường hợp nêu trên, trường hợp nào có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo? Theo chúng tôi, thì khi quyết định hình phạt nói chung và hình phạt cảnh cáo nói riêng, Toà án phải căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Việc cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự phải đảm bảo đồng bộ với các quy định khác tại Phần chung của Bộ luật hình sự như quy định tại Điều 47 chẳng hạn. Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự, thì khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Như vậy, trường hợp có hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự thì mới chỉ đủ để quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn chứ chưa đủ để miễn hình phạt. Cho nên, trường hợp chỉ có một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 và một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự thì chưa thể miễn hình phạt cảnh cáo. Do vậy, chúng tôi cho rằng, trường hợp người phạm tội làm nhục, hành hung đồng đội theo quy định tại khoản 1 Điều 321 có hai tình tiết giảm nhẹ, trong đó có (một tình tiết quy định tại khoản 1 và một tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự), thì không thể miễn hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022