Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

--------------


PHẠM THỊ TUẤN


CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự Việt Nam - 1


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Quốc Toản


Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn là chính xác và trung thực. Các kết quả trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


TÁC GIẢ


Phạm Thị Tuấn


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7

1.1. Khái niệm và đặc điểm của các tội xâm phạm chế độ gia đình 7

1.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm chế độ gia đình 7

1.1.2. Đặc điểm của các tội xâm phạm chế độ gia đình 14

1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các quy định về các tội xâm phạm chế độ gia đình 15

1.2.1. Giai đoạn trước năm 1945 15

1.2.2. Giai đoạn từ sau năm 1945 cho đến trước năm 1985 17

1.3. Những quy định về các tội xâm phạm chế độ gia đình trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới 26

Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

......................................................................................................................... 32

2.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm chế độ gia đình và đường lối xử lý hình sự 32

2.1.1. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147 BLHS 1999) 32

2.1.2. Tội loạn luân (Điều 150 BLHS 1999) 42

2.1.3. Tội ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 BLHS 1999) 48

2.1.4. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152 BLHS 1999) 54

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 trong xét xử các tội xâm phạm chế độ gia đình 60

2.3. Một số tồn tại, hạn chế trong xét xử các tội xâm phạm chế độ gia đình và nguyên nhân 68

2.3.1. Những hạn chế trong quy định của pháp luật về các tội xâm phạm chế độ gia đình 68

2.3.2. Những hạn chế trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội xâm phạm chế độ gia đình 74

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM NÀY 78

3.1. Quan điểm hoàn thiện các quy định pháp luật về các tội xâm phạm chế độ gia đình và nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm này ... 78

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm chế độ gia đình 80

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm chế độ gia đình 88

3.3.1 Nâng cao hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra 88

3.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động truy tố của Viện kiểm sát 90

3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án 93

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BLHS : Bộ luật hình sự HNVGĐ : Hôn nhân và gia đình NXB : Nhà xuất bản TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao VKS : Viện kiểm sát

TNHS : Trách nhiệm hình sự CTTP : Cấu thành tội phạm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được xét xử sơ thẩm 61

Bảng 2.2 Số vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình trong tổng số vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình 62

Bảng 2.3: Số vụ án, bị cáo về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, được xét xử sơ thẩm 63

Bảng 2.4: Số vụ án, bị cáo về tội loạn luân, được xét xử sơ thẩm 64

Bảng 2.5: Số vụ án, bị cáo về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, được xét xử sơ thẩm 65

Bảng 2.6. Kết quả xét xử các vụ án về các tôi xâm phạm chế độ gia đình 67


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN). Gia đình tốt, thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.

Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã thiết lập chế độ hôn nhân gia đình mới tiến bộ, thay thế cho chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, lạc hậu. Quyết tâm xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) mới của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện rất rõ trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Điều 64, Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận:

Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử với các con.

Để đảm bảo thực hiện đúng đắn, đầy đủ chế độ HN&GĐ mới tiến bộ và tuân thủ triệt để Hiến pháp, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985, cũng như BLHS năm 1999 đều đã quy định cụ thể các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, góp phần ngăn chặn, hạn chế và từng bước xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến, lạc hậu.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp; tình trạng suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, kể cả trong lĩnh vực HN&GĐ nói riêng. Đáng chú ý, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ không có xu hướng gia tăng, nhưng tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong xã hội. Trong các tội xâm phạm chế độ


HN&GĐ thì các tội xâm phạm chế độ gia đình được quy định tại Chương XV BLHS là các tội thường xuyên xảy ra nhất các tội này bao gồm các Điều 147, 150, 151, 152 BLHS năm 1999.

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình nói chung và đặc biệt là các tội xâm phạm chế độ gia đình nói riêng cho thấy, mặc dù đây là các tội phạm mà tính chất nguy hiểm cho xã hội không cao, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống gia đình; trên thực tế, các tội phạm này xảy ra rất nhiều, song việc xử lý bằng các chế tài hình sự còn rất hạn chế. Thực tiễn áp dụng các tội xâm phạm chế độ gia đình cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc, đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu, giải quyết để làm sáng tỏ về mặt lý luận như: khái niệm các tội xâm phạm chế độ gia đình, ý nghĩa của việc quy định các tội phạm này trong pháp luật hình sự... Trong khi đó, xung quanh những vấn đề này, vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, "Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự Việt Nam", mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu

Các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là nhóm tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học trong nước quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình như: Bùi Anh Dũng đã có công trình "Tìm hiểu các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình", Nxb Lao động, Hà Nội, 2003; Tác giả Trịnh Tiến Việt đã có các công trình: "Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng các quy định tại chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự 1999", Tạp chí khoa học Pháp lý, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, số 1/2003, "Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023