Đặc Điểm Của Các Tội Xâm Phạm Chế Độ Gia Đình


pháp luật (Điều 149); tội loạn luân (Điều 150); tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151); tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151); tội từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152); tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152).

Từ những phân tích trên về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong luật hình sự Việt Nam cũng như những phân tích ở đặc điểm của chế độ gia đình chúng ta có thể hiểu các tội xâm phạm chế độ gia đình trong luật hình sự Việt Nam như sau: Các tội xâm phạm chế độ gia đình là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, xâm phạm chế độ gia đình Việt Nam XHCN được bảo hộ bằng các quy định của Bộ luật hình sự.

Vì mỗi tội phạm bao giờ cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể. Cho nên, để hiểu và nhận thức một cách sâu sắc nội dung khái niệm các tội xâm phạm chế độ gia đình, cần làm rõ bốn yếu tố của CTTP nói trên.

Trước hết, việc nghiên cứu khách thể của các tội xâm phạm chế độ gia đình là một trong những vấn đề trọng tâm khi tìm hiểu khái niệm các tội xâm phạm chế độ gia đình, bởi nó là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, bị các hành vi phạm tội xâm hại.

Khách thể của các tội phạm này chính là những nguyên tắc cơ bản thiết lập chế độ gia đình mới, tiến bộ XHCN. Theo Luật HN&GĐ Việt Nam, các nguyên tắc này là: hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và pháp luật bảo vệ; vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; cha mẹ có


nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ tôn kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Mọi hành vi xâm phạm những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở, nền tảng cho chế độ hôn nhân gia đình XHCN - khách thể của tội phạm đều có thể bị xử lý hình sự, sau khi đã áp dụng các chế tài hành chính nhưng không có hiệu quả.

Nếu như khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị các tội phạm xâm hại gây nên những thiệt hại nhất định, thì việc gây nên những thiệt hại đó bao giờ cũng được thực hiện bởi hành vi cụ thể tác động vào đối tượng bị tác động làm thay đổi trạng thái bình thường của quan hệ xã hội đó. Sự tác động đó có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, bằng các công cụ, phương tiện khác nhau để gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đó chính là mặt khách quan của tội phạm. Hành vi khách quan của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ có khác nhau về hình thức thể hiện, nhưng đều có tính chất gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại trực tiếp cho các quan hệ HN&GĐ mới tiến bộ XHCN. Những hình thức thể hiện của hành vi khách quan có thể là:

- Hành vi vi phạm nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giáo dục của cha mẹ đối với con cái và ngược lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Hành vi quan hệ tình dục giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

- Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác (mặc dù đang có vợ có chồng hoặc chưa có vợ, có chồng nhưng biết rõ người mà mình kết hôn hoặc sống chung đang có vợ, có chồng)...

Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự Việt Nam - 3

Các hành vi khách quan này, nhìn chung được thực hiện bằng hình thức hành động. Các tội phạm này có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhưng nó chỉ là dấu hiệu bắt buộc nếu được quy định cụ thể trong từng CTTP.


Trong số các tội này, có ba điều luật quy định hậu quả hoặc đã bị xử phạt hành chính là dấu hiệu cơ bản thuộc về mặt khách quan (Điều 147, Điều 151 và Điều 152); đối với các tội còn lại, nhà làm luật quy định xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật là dấu hiệu bắt buộc bên cạnh các dấu hiệu khác được mô tả trong luật. Dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm được hiểu là trước đó đã có lần vi phạm, đã bị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng một trong các hình thức xử phạt hành chính như cảnh cáo, phạt tiền nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính mà lại có vi phạm chính hành vi đó hoặc thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong điều luật tương ứng đó. Cần lưu ý rằng, việc xử phạt hành chính chỉ có hiệu lực trong thời hạn một năm, do vậy nếu hành vi vi phạm xảy ra sau thời hạn một năm kể từ ngày bị xử phạt, thì không được coi là một trong những dấu hiệu để truy cứu TNHS.

Tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi những con người cụ thể, bởi vì chỉ có con người cụ thể mới có thể thực hiện được hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự, mới thể hiện được yếu tố lỗi, chịu trách nhiệm cá nhân, cũng như có thể gánh chịu các biện pháp trừng trị, giáo dục, cải tạo mà Nhà nước quy định. Chủ thể của các tội xâm phạm chế độ gia đình phải là những con người cụ thể đã đạt đến một độ tuổi nhất định và có năng lực TNHS.

Ngoài ra, có những tội phạm đòi hỏi chủ thể, ngoài những dấu hiệu của chủ thể thường, phải có thêm những dấu hiệu đặc biệt khác. Điều đó có nghĩa, nếu thiếu các dấu hiệu đặc biệt đó thì không thể trở thành chủ thể của những tội phạm cụ thể đó. Ví dụ, chủ thể của các tội: tội loạn luân, hay tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình phải là chủ thể đặc biệt.

Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành


vi đó gây ra. Những dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm bao gồm dấu hiệu lỗi, dấu hiệu động cơ, dấu hiệu mục đích... Tất cả các tội xâm phạm chế độ gia đình đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Điều đó có nghĩa, những chủ thể của các tội phạm này khi thực hiện hành vi xâm phạm những quan hệ HN&GĐ XHCN đều nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Nhìn chung, tất cả các tội xâm phạm chế độ gia đình đều không có cấu thành giảm nhẹ và chỉ duy nhất tội xâm phạm chế độ một vợ một chồng có cấu thành tăng nặng. Ngoài hình phạt chính được áp dụng đối với loại tội này thì đa phần là không có hình phạt bổ sung (trừ tội đăng ký kết hôn trái pháp luật). Một điểm đặc trưng của nhóm tội này là mức hình phạt được quy định không cao với các chế tài lựa chọn mà cụ thể là mức hình phạt tối đa ở hầu hết các tội chỉ đến ba năm tù (chỉ có tội loạn luân có mức hình phạt tù có thời hạn tối đa là năm năm).

1.1.2. Đặc điểm của các tội xâm phạm chế độ gia đình

Các tội xâm phạm chế độ gia đình có đối tượng đặc biệt là các quan hệ gia đình được pháp luật XHCN bảo vệ. Xuất phát từ tính chất đặc biệt đó, các tội xâm phạm chế độ gia đình có những đặc điểm sau.

Thứ nhất, các tội xâm phạm chế độ gia đình nằm trong nhóm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được quy định tại Chương XV của BLHS năm 1999 phần lớn là các tội có tính chất ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Mức hình phạt đối với các tội phạm này chủ yếu là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù không quá ba năm. Như vậy, ta có thể thấy chính sách hình sự nhất quán của Nhà nước ta đối với các tội phạm này chủ yếu vẫn là tuyên truyền, giáo dục để mọi người tôn trọng và chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ HN&GĐ không thực hiện những hành


vi mà pháp luật cấm. Khi đã nhắc nhở, giáo dục mà vẫn tiếp tục thực hiện thì mới xử lý bằng biện pháp hình sự, tuy nhiên cũng chỉ xử lý mang tính răn đe.

Thứ hai, các tội xâm phạm chế độ gia đình xảy ra không phổ biến. Thứ ba, chủ thể của các tội phạm này là chủ thể đặc biệt.

1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các quy định về các tội xâm phạm chế độ gia đình

1.2.1. Giai đoạn trước năm 1945

Hôn nhân và gia đình là một vấn đề hệ trọng đối với con người, gia đình là nền tảng của xã hội. Vì vậy, ngay từ thời phong kiến, vấn đề gia đình luôn luôn là lĩnh vực được Nhà nước rất quan tâm điều chỉnh bằng pháp luật.

Trong Bộ luật thành văn đầu tiên của Nhà nước ta - Bộ Hình thư, được ban hành năm 1042 dưới thời Lý Thái Tông, vấn đề gia đình chiếm giữ một vị trí quan trọng và được quy định trong nhiều điều luật. Nét đặc trưng chủ yếu của các quy định này là quyền uy tập trung trong tay người chồng, mà mọi thành viên có bổn phận phục tùng; người chồng được phép bỏ vợ trong trường hợp người vợ phạm một trong các tội "thất xuất", còn người vợ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nếu ruồng bỏ chồng; con cái không làm tròn đạo hiếu sẽ bị trừng phạt. Trách nhiệm giáo dục con cái tuân theo đạo lý thuộc về cha mẹ, nếu lơ là trách nhiệm thì chính cha mẹ cũng bị trừng phạt [28, tr. 59].

Trong Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) - Bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê, mười tội ác (thập ác) đã được quy định tại Điều 3, trong đó có tới bốn tội liên quan đến chế độ hôn nhân và gia đình, đó là các tội:

4. Ác nghịch, là đánh và mưu giết ông bà, cha mẹ, bác chú, thím, cô, anh, chị em, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng...

7. Bất hiếu, là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo, nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui chơi ăn mặc


như thường; nghe thấy tang ông bà, cha mẹ mà không cử ai (tang lễ); nói dối là ông bà, cha mẹ chết.

8. Bất mục, là giết hay đem bán những người trong họ phải để tang 3 tháng trở lên, đánh đập hoặc tố cáo chồng, cùng những họ hàng từ tiểu công trở lên...

9. Bất nghĩa, là giết quan bản phủ và các quan đương chức tại nhiệm, giết thầy học; nghe thấy tin chồng chết mà không cử ai, lại vui chơi ăn mặc như thường, cùng là tái giá [36, tr. 36-37].

Ngoài ra, trong Quốc triều hình luật còn có hẳn một chương hộ hôn (hôn nhân gia đình) gồm 58 điều luật, trong đó có một số điều quy định những trường hợp bị cấm kết hôn, nếu vi phạm sẽ phải chịu hình phạt, đó là các trường hợp: đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ, khi ông bà, cha mẹ bị giam cầm tù tội mà lấy vợ, lấy chồng... Ví dụ: Điều 317 quy định: "Người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ thì xử tội đồ, người khác biết mà vẫn cứ kết hôn thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa" [36, tr. 122]. Bộ luật này còn có một số quy định thể hiện tư tưởng phong kiến coi khinh nghề hát xướng như quy định tại Điều 323: "Các quan và thuộc lại lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ cả, vợ lẽ, đều xử phạt 70 trượng, biếm ba tư; con cháu các quan viên mà lấy những phụ nữ nói trên, thì xử phạt 60 trượng; về đều phải ly dị" [36, tr. 123].

Dưới thời thực dân Pháp xâm lược nước ta, Việt Nam vẫn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, chính quyền thực dân và giai cấp địa chủ phong kiến vẫn duy trì chế độ hôn nhân phong kiến đã tồn tại từ nhiều thế kỷ, thừa nhận sự cưỡng ép kết hôn của cha mẹ đối với con cái, bảo vệ chế độ nhiều vợ (đa thê), duy trì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình. Điều thứ 128 Luật hình An Nam thi hành ở Bắc Kỳ quy định: "Người vợ hay vợ lẽ


hiện đương có chồng mà phạm tội thông gian, xét ra quả thực, phải phạt giam từ ba tháng đến hai năm và phạt bạc từ bốn mươi đồng đến bốn trăm đồng, người gian phu bị phạt cũng thế" [55, tr. 21]. Điều thứ 135 của Bộ luật còn quy định:

Người vợ hay vợ lẽ hiện đương có chồng, chưa tuyên cáo sự ly hôn, mà đi lấy chồng khác, phải phạt giam từ một năm đến năm năm và phạt bạc từ năm đồng đến hai trăm đồng.

Người có vợ chưa tuyên cáo sự tiêu hôn mà đi lấy vợ khác, phải phạt giam từ ba tháng đến một năm và phạt bạc từ hai đồng đến một trăm đồng [55, tr. 22].

Bộ luật hình canh cải áp dụng tại Nam Kỳ cũng quy định những tội phạm và hình phạt thích ứng để bảo vệ chế độ một chồng nhiều vợ. Theo Bộ luật này, bị coi là phạm tội thông gian khi một người đàn bà đã có chồng rồi mà còn ân tình với một người đàn ông khác, còn đối với đàn ông có vợ thì hành vi ngoại tình không coi là tội phạm [38, tr. 202].

1.2.2. Giai đoạn từ sau năm 1945 cho đến trước năm 1985

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn, đó là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm và "Đảng ta xác định giữ vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu" [18, tr. 468]. Vì vậy, từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến năm 1954 là thời điểm ký Hiệp định Giơnevơ, Quốc hội ta là Quốc hội kháng chiến, Chính phủ ta là Chính phủ kháng chiến, pháp luật ta cũng là pháp luật kháng chiến. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Nhà nước ta vẫn rất quan tâm xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới tiến bộ, từng bước xóa bỏ những quy định khắt khe của chế độ thực dân, phong kiến đối với phụ nữ (Sắc lệnh số 97/SL ngày 12-05-1950). Tuy nhiên, do phải tập trung quy định các tội phạm


liên quan đến sự an nguy của chính quyền nhân dân như các tội phản bội Tổ quốc, tội gián điệp, tội hối lộ, tham ô..., cho nên, trong giai đoạn này, Nhà nước ta chưa có quy định về các tội xâm phạm chế độ gia đình cụ thể nào.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai thống trị. Từ khi Luật HN&GĐ được ban hành năm 1959, đời sống HN&GĐ đã có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, những hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ vẫn xảy ra phổ biến ở mức độ nghiêm trọng, Trước tình hình đó, TANDTC đã có Thông tư số 332-NCPL ngày 04-04-1966 hướng dẫn về xử lý hình sự đối với tám hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật HN&GĐ, đó là các hành vi: tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do và tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, lấy nhiều vợ - lấy vợ lẽ, thông gian, đánh đập hoặc ngược đãi vợ, đánh đập hoặc ngược đãi con, ngược đãi bố mẹ. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên hướng dẫn xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật HN&GĐ kể từ khi Cách mạng tháng Tám thành công. Thông tư số 332-NCPL ngày 04-04-1966 đã đề cập về từng hành vi vi phạm trong chế độ gia đình như sau:

Thứ nhất, đối với hành vi lấy nhiều vợ - lấy vợ lẽ, Thông tư hướng dẫn: Đối với người lấy nhiều vợ, lấy vợ lẽ (từ sau ngày ban hành Luật HN&GĐ) chủ yếu vẫn là giáo dục, phê bình, để ngăn ngừa và chấm dứt. Cá biệt, nếu có tình tiết nghiêm trọng thì có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc tù treo hay tù giam về tội "lấy nhiều vợ" (hoặc tội lấy vợ lẽ). Nếu bị cáo đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc tù treo mà vẫn không chịu cắt đứt với người vợ lẽ thì phải

phạt tù giam.

Tình tiết nghiêm trọng ở đây có thể là: đã được giáo dục, giải thích mà vẫn cố tình vi phạm; đã được Tòa án tuyên bố cuộc kết hôn là bất hợp pháp mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng; hành vi có tính chất lừa dối cơ

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí