Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 15


kiểm điểm và những chủ trương, biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ QP, QS địa phương còn mờ nhạt so với các lĩnh vực khác của đời sống XH. Việc ban hành các nghị quyết, nhất là các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ QP, QS và xây dựng KVPT có nơi chưa kịp thời, chủ yếu đi sâu vấn đề chỉ đạo tổ chức thực hiện, chưa thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, sự chủ động và quyết tâm của tỉnh ủy. Cụ thể: Thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW chỉ có 2/9 tỉnh ủy có Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc; 7/9 tỉnh ủy xây dựng Chương trình hành động; mặt khác Nghị quyết 28 ban hành ngày 22/9/2008 nhưng tỉnh sớm nhất (Nam Định) đến ngày 04/9/2009 mới xây dựng Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết, tỉnh muộn nhất Ninh Bình ngày 28/7/2010 mới có Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 28.

Hai là, việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng KVPT thông qua phát huy vai trò

của chính quyền tỉnh có lúc, có nơi chưa mạnh mẽ, rõ ràng, hiệu quả chưa cao

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước và điều hành các hoạt động xây dựng KVPT có lúc còn lúng túng; việc giải quyết mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương với tổ chức quản lý, điều hành của chính quyền chưa nhịp nhàng, đồng bộ. Thiếu các quy chế, quy định, hướng dẫn, kiểm tra cụ thể, do đó ở một số địa phương còn có hiện tượng cấp ủy bao biện làm thay, “lấn sân” của chính quyền; ngược lại, trong tổ chức điều hành của chính quyền có lúc còn ỉ lại cho cấp ủy hoặc có biểu hiện lạm quyền, vượt quyền, không chấp hành đúng các nguyên tắc, cơ chế trong thực hiện nhiệm vụ QP, AN và tổ chức xây dựng, hoạt động KVPT.

Ba là, công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân về nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT có nơi chưa được quan tâm đúng mức, chưa kịp thời, thiếu sắc bén, tính thuyết phục chưa cao

Một số tỉnh ủy ở ĐBSH chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị


tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục. Tiến hành công tác tư tưởng có thời điểm còn biểu hiện mất cảnh giác, chưa lường trước được diễn biến tâm lý của nhân dân và những âm mưu kích động của các thế lực thù địch. Việc tuyên truyền, giáo dục, vận động thuyết phục chưa thường xuyên, liên tục, hiệu quả chưa cao. Trong báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng KVPT theo Nghị quyết 28, tỉnh ủy Nam Định đánh giá: “Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng KVPT trong các cấp, các ngành, đoàn thể, tầng lớp nhân dân có thời điểm chưa được tiến hành thường xuyên, sâu rộng; tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức phòng chống “diễn biến hòa bình” của một số cán bộ, đảng viên và một bộ phận nhân dân còn chủ quan, xem nhẹ.” [133, tr.11].

Bốn là, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT có lúc, có nơi chưa được phát huy đúng mức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Hệ thống tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các cơ quan quân sự, công an, bộ đội biên phòng và các đơn vị LLVT có vai trò nòng cốt trong tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của tỉnh ủy về KVPT. Tuy nhiên, thời gian qua, ở một số địa phương công tác xây dựng đảng bộ các cơ quan quân sự, công an, bộ đội biên phòng ở địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù đồng chí bí thư tỉnh ủy là bí thư đảng ủy quân sự tỉnh, nhưng do bận nhiều việc nên sự tham gia sinh hoạt chưa thường xuyên; công tác lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có nơi có biểu hiện buông lỏng; công tác tổ chức cán bộ còn nhiều hạn chế, nhất là trong lãnh đạo xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ quân sự cấp huyện, cấp xã. Việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức đảng và công tác phát triển đảng viên trong DQTV, DBĐV chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chất lượng chưa cao.


Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 15

Năm là, việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoàn chỉnh các phương án, kế hoạch, vận hành cơ chế lãnh đạo xây dựng và hoạt động KVPT theo các trạng thái QP ở một số địa phương còn có những bất cập

Trong thời gian qua, trên cơ sở hệ thống văn bản của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về xây dựng, hoạt động KVPT, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền tỉnh, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, công an tỉnh quán triệt, xây dựng các phương án, kế hoạch xây dựng và hoạt động của KVPT theo các tình huống như: khủng bố, biểu tình, bạo loạn, phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn và các trạng thái QP… Tuy nhiên, việc lãnh đạo, chỉ đạo bổ sung, hoàn thiện các phương án, kế hoạch đó cho phù hợp với sự phát triển của tình hình nhiệm vụ chưa được quan tâm đúng mức; chưa lường hết các tình huống có thể xảy ra trong thực tế, tính dự báo chưa cao. Trong tổ chức các cuộc diễn tập, luyện tập và xử lý một số tình huống phức tạp thì sự vận hành cơ chế lãnh đạo còn nhiều lúng túng, hoạt động phối hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, các lực lượng chưa nhịp nhàng; vai trò quản lý, điều hành của chính quyền và vai trò chủ trì, chỉ huy của người đứng đầu cơ quan công an và chỉ huy trưởng cơ quan quân sự tỉnh trong giải quyết các tình huống QP, AN chưa được phát huy đúng mức.

Sáu là, vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ QP, AN xây dựng KVPT ở một số địa phương có lúc, có nơi còn mờ nhạt

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội của một số tỉnh ủy ở ĐBSH có lúc chưa được coi trọng, chưa thực sự quan tâm và tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động hiệu quả, nhất là trong thực hiện các phòng trào hành động cách mạng như: phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, vận động nhân dân phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm, xây dựng nền quốc phòng toàn dân… Việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện XH của MTTQ và các tổ chức chính


trị - xã hội trong lĩnh vực QP, AN còn nhiều hạn chế, nhất là trong công tác quản lý, sử dụng đất và các công trình QP, thực hiện các dự án phát triển KT - XH ở các địa bàn quan trọng trong KVPT.

Bảy là, công tác kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT có lúc chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng, hiệu quả chưa cao Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của một số tỉnh ủy trong

thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT so với các lĩnh vực khác còn thấp; còn có biểu hiện né tránh những vấn đề khó khăn, phức tạp hoặc lấy lý do “bí mật quân sự”, “bí mật quốc gia” để bao che, không kết luận, công bố các khuyết điểm, sai phạm của tổ chức, cá nhân. Việc kiểm tra, giám sát trong một số hoạt động như: Thực hiện các chính sách XH, chính sách quân đội và hậu phương quân đội, chính sách đối với thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng, chính sách xóa đói, giảm nghèo… còn có biểu hiện buông lỏng, chưa kiên quyết trong xử lý để các sai phạm kéo dài gây bức xúc cho nhân dân.

3.2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm

3.2.2.1. Nguyên nhân

* Nguyên nhân của ưu điểm

Thứ nhất, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; sự hướng dẫn, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các bộ, ban, ngành ở Trung ương và các quân khu 1, 2, 3 đối với nhiệm vụ QP, AN, xây dựng KVPT

Hơn 30 năm qua, từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có những tư duy mới và ngày càng nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Trên cơ sở đường lối, chủ trương đúng đắn đó và căn cứ vào sự phát triển của tình hình nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các quân khu đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, các văn bản luật, pháp luật, pháp lệnh, hướng dẫn về nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT đồng thời thường xuyên theo dõi, chỉ


đạo, giúp đỡ các địa phương trong từng mặt hoạt động. Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự hướng dẫn, giúp đỡ của các ban, ngành Trung ương, đảng ủy, Bộ Tư lệnh các quân khu 1, 2, 3 là cơ sở, chỗ dựa vững chắc để các tỉnh ủy ở ĐBSH đề ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT trong thời gian qua.

Thứ hai, những tiềm năng, ưu thế và những thành tựu quan trọng đã đạt được trong công cuộc đổi mới, là cơ sở, tiền đề thuận lợi để các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo nhiệm vụ QP, AN, xây dựng KVPT

Môi trường thuận lợi với những tiềm năng, lợi thế vượt trội về nhiều mặt so với các địa phương khác và sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của các cấp ủy Đảng, sự đồng thuận, nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã giúp các tỉnh ĐBSH thu được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, tạo ra thế và lực mới để các tỉnh ĐBSH tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH và củng cố QP, AN trong thời gian tới. Những thành tựu quan trọng đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Đây là nguyên nhân quan trọng trong sự thành công của các tỉnh ủy ở ĐBSH đối với lãnh đạo xây dựng KVPT thời gian qua.

Thứ ba, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã quán triệt và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quan điểm, đường lối chủ trương, chính sách QP, AN, xây dựng KVPT của Đảng, Nhà nước sát với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Quán triệt sâu sắc các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về QP, AN; bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự hướng dẫn, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương. Các tỉnh ủy ở ĐBSH đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chủ động ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành


động lãnh đạo xây dựng KVPT đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Các chủ trương, giải pháp đúng đắn, đồng bộ cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và hiệu quả của các tỉnh ủy là nguyên nhân trực tiếp của những thành công trong lãnh đạo xây dựng KVPT ở các tỉnh ĐBSH.

Thứ tư, các tỉnh ủy ở ĐBSH luôn đoàn kết, thống nhất, chủ động, chấp hành nghiêm các nguyên tắc trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng KVPT

Kết quả lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ĐBSH những năm qua đến từ sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ tỉnh ủy. Trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc, nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng, phát huy cao độ trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm của từng đồng chí tỉnh ủy viên, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy; đặc biệt là vai trò của đồng chí bí thư và đồng chí trong thường vụ tỉnh ủy phụ trách QP, AN; giải quyết tốt mối quan hệ giữa lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy với vai trò quản lý điều hành của chính quyền và vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành ở địa phương. Đây là nguyên nhân quan trọng, tạo ra sức mạnh nội sinh giúp các tỉnh ủy giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo, trung tâm đoàn kết trong đảng bộ tỉnh, là nơi quy tụ sức mạnh của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong xây dựng KVPT.

Thứ năm, sự tích cực, chủ động, trách nhiệm cao trong tham mưu và tổ chức thực hiện của các ban, ngành, đoàn thể, LLVT và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân

Những năm qua, theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể nhất là đảng ủy, cơ quan quân sự, công an, bộ đội biên phòng đã tích cực, chủ động, phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, thực sự là nòng cốt trong tham mưu, đề xuất để các tỉnh ủy xác định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo xây dựng KVPT sát, đúng, phù hợp với điều kiện, khả năng và tình hình thực tiễn của địa phương.

Trước những khó khăn, phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, trong nước, những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường và tệ nạn XH


khác, LLVT địa phương luôn xây dựng được bản lĩnh chính trị vững vàng, thường xuyên nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong xây dựng KVPT. Cùng với đó, các tầng lớp nhân dân ở các tỉnh ĐBSH luôn phát huy những truyền thống, giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của địa phương. Mặc dù có lúc, có nơi còn có sự khác nhau về nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận quần chúng nhân dân, nhưng nhìn chung đại đa số các tầng lớp nhân dân ở các tỉnh ĐBSH luôn tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, hăng hái thi đua lao động sản xuất và tích cực đóng góp sức người, sức của trong thực hiện các nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT.

* Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm

Thứ nhất, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới khu vực, tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường và sự chống phá quyết liệt của các thế lực phản động, thù địch

Những năm vừa qua, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến hết sức phức tạp; những tranh chấp về lợi ích quốc gia, dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trên biên giới và biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, có tác động lớn tới việc duy trì hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; đặc biệt, đối với các tỉnh ĐBSH, là địa bàn chiến lược, có nhiều đồng bào theo đạo, 4/9 tỉnh có đường biên giới trên đất liền và trên biển.

Ở trong nước, tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống XH: Phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn; sự xuống cấp về đạo đức, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng ngày càng có xu hướng gia tăng; tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tệ nạn XH chưa được ngăn chặn đẩy lùi. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội, phản động đang lợi dụng


những mặt tồn tại của XH, điên cuồng chống phá cách mạng nước ta, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Chúng phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định con đường đi lên CNXH; thổi phồng khuyết điểm, bóp méo, bôi đen hiện thực, xuyên tạc lịch sử, reo rắc hoài nghi, làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Lợi dụng các chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, “tự do ngôn luận”… để kích động, chống đối nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; chia rẽ, gây mẫu thuẫn giữa Đảng, Nhà nước, LLVT với nhân dân, tạo các “điểm nóng” cục bộ đe dọa sự ổn định chính trị ở các địa phương. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đễn những tồn tại, hạn chế trong lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ủy ở ĐBSH thời gian qua.

Thứ hai, hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển của tình hình

Quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách QP, AN, xây dựng và hoạt động KVPT còn nhiều vấn đề chưa được thể chế hóa thành các văn bản pháp quy của Nhà nước, hệ thống pháp luật ban hành còn chậm, chưa toàn diện, đồng bộ, thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể, nhất là các vấn đề nảy sinh trong kết hợp phát triển KT - XH với củng cố QP, AN, xây dựng KVPT. Sự phối hợp và trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn của một số bộ, ngành và cơ quan Trung ương về xây dựng KVPT còn hạn chế; “Còn có ban, bộ, ngành Trung ương chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm và chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng và tổ chức hoạt động của khu vực phòng thủ” [106]

Thứ ba, một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả tỉnh ủy viên chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về nhiệm vụ xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc trong tình hình mới

Mặc dù đã được học tập, quán triệt những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức QP,

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí