Các Quy Định Về Giải Quyết Trường Hợp Hòa Giải Không Thành, Không Hòa Giải Được

2. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội [34].

Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự dựa trên sự hòa giải tự nguyện của các bên và được tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ do luật định. Mặt khác, trước khi Tòa án ra quyết định, các đương sự đã có một thời gian cần thiết là 7 ngày để suy nghĩ, cân nhắc lại những điều đã thỏa thuận, nếu xét thấy những điều đã cam kết, thỏa thuận tại phiên hòa giải có điều gì bất lợi và chưa chín chắn thì vẫn có quyền xin thay đổi để đưa ra giải pháp khác. Chính vì có khoảng thời gian an toàn đó mà quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự sau khi được ban hành có hiệu lực pháp luật ngay mà vẫn không hề vi phạm quyền của đương sự.

Như vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đã khép lại quá trình tố tụng giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, để đề phòng các sai lầm hay vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình tiến hành hòa giải, pháp luật vẫn quy định quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Nếu không có quy định này, một số Thẩm phán không minh bạch sẽ lợi dụng để ép buộc, lừa dối hoặc phân tích không đúng khiến các đương sự sợ hãi hoặc hiểu lầm mà ký vào biên bản hòa giải, sau ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không đúng với quy định của pháp luật.

Tuy vậy, hiện nay vẫn còn một vấn đề đang tranh cãi là đối với các vụ án ly hôn, khi Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự nhất trí về đoàn tụ với nhau thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành hay ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự [37]. Có quan điểm cho rằng trong trường hợp Tòa án hòa giải đoàn tụ thì cũng không thể ra quyết định công nhận hòa

giải đoàn tụ thành mà chỉ có thể ra quyết định duy nhất là quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự [7]. Tại BLTTDS và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đều không có điều khoản nào quy định về việc Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành. Thông thường, khi hòa giải đoàn tụ thành, các đương sự tự nguyện thỏa thuận không ly hôn nữa để về đoàn tụ gia đình thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phân tích cho nguyên đơn hiểu để nguyên đơn rút đơn và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Song cũng có những trường hợp nguyên đơn không làm đơn rút đơn khởi kiện thì Thẩm phán rất lúng túng trong việc ra quyết định. Nếu ra quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành thì không phù hợp với quy định của pháp luật, còn nếu ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà trong nội dung của quyết định ghi nhận việc tự nguyện thỏa thuận đoàn tụ của các đương sự thì dường như quyết định đó chỉ có ý nghĩa là để chấm dứt quá trình tố tụng chứ không có ý nghĩa trên thực tế. Do vậy, việc bổ sung các quy định về việc ra quyết định đối với trường hợp hòa giải đoàn tụ trong BLTTDS là rất cần thiết.

2.2.4. Các quy định về giải quyết trường hợp hòa giải không thành, không hòa giải được

Việc Tòa án tiến hành hòa giải là nhằm tạo điều kiện để các đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình và giải quyết nhanh chóng vụ án. Tuy nhiên, khi các đương sự kiên quyết bảo vệ yêu cầu của mình, không tự dàn xếp, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề trong vụ án thì Tòa án tôn trọng ý kiến của họ, không ép buộc họ hòa giải mà quyết định đưa vụ án ra xét xử để đảm bảo mọi tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội đều được giải quyết nhằm thực hiện công bằng, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội.

Trước đây, tại khoản 3 Điều 44 của PLTTGQCVADS quy định: Sau khi Tòa án tiến hành hòa giải mà các đương sự không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành để đưa vụ án ra xét xử [14].

Hiện nay, trong BLTTDS không có điều luật nào quy định cụ thể như vậy. Song theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 mục 7 Phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTP TANDTC thì: "Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án) và cả về án phí. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thỏa thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí thì Tòa án không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà tiến hành mở phiên tòa để xét xử vụ án.

Trong trường hợp các đương sự chỉ thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ án, còn các phần khác không thỏa thuận được thì Tòa án ghi những vấn đề mà các đương sự thỏa thuận được và những vấn đề không thỏa thuận được vào biên bản hòa giải theo quy định tại khoản 1 Điều 186 của BLTTDS và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trừ trường hợp có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án". Đương nhiên, đối với những trường hợp hòa giải không thành hoặc không tiến hành hòa giải được thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp hòa giải không thành thì nội dung đã thể hiện trong biên bản hòa giải nên không cần thiết phải lập thêm biên bản hòa giải không thành. Trường hợp không tiến hành hòa giải được thì Tòa án phải lập biên bản về việc không hòa giải được, trong đó ghi rò lý do không hòa giải được và quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Đối với các việc dân sự, nếu hòa giải thành thì Thẩm phán cũng lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, sau đó 7 ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp không tiến hành hòa giải được thì Thẩm phán lập biên bản về việc không hòa giải được, trong đó

ghi rò lý do không hòa giải được và quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


BLTTDS được ban hành ngày 15/6/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử lập pháp của Việt Nam. Trong Bộ luật này, các quy định về hòa giải đã được hoàn thiện trên cơ sở kế thừa, pháp điển hóa các quy định về hòa giải các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động. Các quy định này là chuẩn mực chung cho việc hòa giải các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động; đồng thời tạo cơ sở để đa dạng hóa các hình thức hòa giải tranh chấp dân sự nói chung nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự và thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức.

Các quy định về hòa giải trong BLTTDS đã khắc phục được sự tản mạn, phân tán của các quy định về hòa giải trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật trước đây. BLTTDS cũng đã cá thể hóa trách nhiệm của Thẩm phán trong việc hòa giải. Trước đây, pháp luật chỉ quy định chung chung trách nhiệm hòa giải của Tòa án dẫn đến quan niệm cho rằng bất cứ cán bộ nào của Tòa án cũng có thể tiến hành hòa giải được. Theo quy định tại khoản 4 Điều 41 của BLTTDS thì tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật là trách nhiệm của Thẩm phán. Điều đó là hoàn toàn hợp lý vì Thẩm phán là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp trên và Nhà nước về kết quả giải quyết các vụ án được Lãnh đạo phân công. Việc cá thể hoá nướctrách nhiệm cho Thẩm phán sẽ buộc Thẩm phán phải có trách nhiệm hơn, thận trọng hơn khi tiến hành hòa giải cũng như trong suốt quá trình tố tụng.

BLTTDS đã quy định cụ thể những trường hợp Tòa án không được hòa giải và những trường hợp không tiến hành hòa giải được, cũng như quy định về nguyên tắc, thủ tục hòa giải và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Các quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng để để Tòa án tiến hành việc hòa giải theo đúng pháp luật.

Mặc dù BLTTDS chưa có quy định cụ thể về vấn đề hòa giải việc dân sự nhưng theo quy định tại Điều 311 thì Tòa án có thể áp dụng những quy định về hòa giải vụ án dân sự trong Bộ luật để làm căn cứ hòa giải việc dân sự.

Chương 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUI ĐỊNH

CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 2004 VỀ HÒA GIẢI VỤ VIỆC DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KIẾN NGHỊ


3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 2004 VỀ HÒA GIẢI VỤ VIỆC DÂN SỰ Ở TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hoài Đức là một huyện thuộc ngoại ô phía Tây của thành phố Hà Nội, là vùng đất từ lâu đã nổi danh với những làng nghề đặc sắc như: Mây tre đan xuất khẩu, sản xuất miến dong, đồ gỗ, đúc tượng…. Với vị thế nằm cạnh khu tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), tận dụng những lợi thế và tiềm năng sẵn có của một huyện ven đô, lại có hệ thống giao thông thuận lợi nối liền Hoài Đức với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước; có nhiều trục đường quan trọng chạy qua như quốc lộ 6, quốc lộ 32, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, các tỉnh lộ 70,72,79, đặc biệt trong thời gian tới, tuyến đường vành đai bốn của thủ đô Hà Nội sẽ đi qua 6 xã của huyện Hoài Đức (như An Khánh, Vân Canh, Di Trạch, Dương Nội, Kim Chung, La Phù) sẽ tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư và tạo cho kinh tế của vùng phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, các mối quan hệ xã hội trong khu vực cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Quan hệ giữa con người với con người không còn mang tính chất đơn giản, thuần túy và tình cảm như trước đây nữa. Các tranh chấp về dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình ngày một tăng lên cả về số lượng và độ phức tạp. Tư tưởng của nền kinh tế thị trường đã từng bước len lỏi vào

cuộc sống của nhân dân, làm giảm dần niềm tin vào giá trị đạo đức của con người. Vì vậy, việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân không đơn giản chỉ dừng lại ở nội tộc gia đình, họ mạc, làng xã, mà thường phải nhờ đến TAND.

TAND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội là một Tòa án cấp huyện, có chức năng xét xử sơ thẩm các vụ việc. Do đó, phạm vi xem xét thực tiễn áp dụng chế định hòa giải trong BLTTDS của luận văn chỉ là hòa giải ở một Tòa án cấp huyện.

3.1.1. Thực tiễn hòa giải vụ án dân sự ở Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của hòa giải, TAND huyện Hoài Đức đã chú trọng tăng cường hoạt động hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Thông qua hòa giải, một số lượng lớn án dân sự đã được TAND huyện Hoài Đức hòa giải thành, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết án dân sự của đơn vị.

Theo báo cáo tổng kết công tác xét xử hàng năm trong những năm gần đây của TAND huyện Hoài Đức, kết quả hòa giải thành chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Kết quả giải quyết các vụ án dân sự



Năm

Tổng số thụ lý

Đã giải quyết

Tổng số

Hòa giải thành

Tỷ lệ

2004

78

65

12

18,5%

2005

81

70

14

20%

2006

89

77

14

18%

2007

93

81

16

19,8%

2008

102

88

21

23,9%

6 tháng đầu

năm 2009

64

50

10

20%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 10

Bảng 3.2: Kết quả giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình



Năm

Tổng số thụ lý

Đã giải quyết

Tổng số

Hòa giải thành

Tỷ lệ

2004

97

89

35

39,3%

2005

85

80

33

41,2%

2006

93

86

31

36%

2007

103

96

39

40,6%

2008

102

98

41

41,8%

6 tháng đầu

năm 2009

58

55

22

40%


Từ những kết quả trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Số lượng án dân sự, hôn nhân và gia đình do TAND huyện Hoài Đức thụ lý và giải quyết trong những năm gần đây ngày một tăng cao và phức tạp. Nguyên nhân của sự tăng cao đó là do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường kéo theo sự tha hóa về mặt xã hội trong khu vực. Trước đây, ở những xã thuần nông của huyện Hoài Đức, hàng năm chỉ có một vài vụ ly hôn. Những gia đình có con ly hôn thường cảm thấy ngại ngùng với bà con hàng xóm. Nhưng từ khi các dự án kinh tế tràn về địa bàn huyện, người nông dân được sở hữu những khoản tiền lớn do Nhà nước hoặc các doanh nghiệp đền bù về đất đai thì cuộc sống của nhiều gia đình đã bị đảo lộn, tình cảm vợ chồng không còn được đầm ấm như trước đây nữa. Mặt khác, sự phát triển của kinh tế - xã hội giúp cho nhận thức của người dân được nâng cao. Những người phụ nữ bị đối xử tệ bạc không còn cam chịu, đã tự tìm biện pháp giải phóng mình khỏi mối quan hệ ràng buộc do mình tự tạo nên. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế khu vực đã làm cho giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện ngày một tăng cao. Trước đây, đất đai trên địa bàn huyện có giá trị không đáng kể. Người dân nông thôn có thể cho nhau một vài chục mét vuông đất, thậm chí vài trăm mét vuông mà không cần phải suy nghĩ, tính toán thiệt hơn. Nhưng nay thì hoàn toàn khác, nhất là từ khi Hà Tây sát nhập

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí