Vụ Ds 122: Thái Lan - Thép Rầm Hình Chữ H (Chống Bán Phá Giá)

2.4.1 Vụ DS 122: Thái Lan - Thép rầm hình chữ H (Chống bán phá giá)

Tranh chấp này liên quan đến việc xác định thuế chống bán phá giá tuyệt đối của Thái Lan đối với rầm thép hình chữ H xuất xứ từ Ba Lan. Các điều khoản có tranh chấp là Điều 2,3,5,6 và 17 của Hiệp định chống bán phá giá.

Nội dung tranh chấp và quá trình giải quyết;

Ba Lan cho rằng:

(i) Thái Lan đã vi phạm Điều khoản 5 của Hiệp định về Chống bán phá giá trên cơ sở cho rằng các nhà sản xuất Thái Lan đã không thu thập được những thông tin đầy đủ để tạo điều kiện cho Thái Lan khởi kiện một cách phù hợp và rằng Thái Lan đã không thông báo cho Ba Lan về đơn khởi kiện đã được gửi đi;

(ii) Thái Lan đã tính toán không chính xác lượng lợi nhuận qua việc không xác định được lợi nhuận trên cơ sở một nhóm hàng hoá, vi phạm điều 2 của Hiệp định về Chống bán phá giá; và

(iii) Thái Lan đã xác định không chính xác các tổn hại do hàng nhập khẩu bị bán phá giá tới thị trường nội địa của Thái lan và điều này là vi phạm Điều 3 của Hiệp định về Chống bán phá giá.

Ngày 21/6/1996, Công ty TNHH thép Siam Yamato ("SYS"), doanh nghiệp duy nhất của Thái Lan sản xuất sản phẩm rầm thép hình chữ H đã nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu bao gồm rầm thép hình chữ H từ Ba Lan. Các công ty bị đơn của Ba Lan là Huta Katowice ("HK") và Stalexport. Ngày 17/7/1996, một đại diện của Chính phủ Ba Lan đã có cuộc gặp với các quan chức của Bộ kinh tế và Kinh doanh Thái Lan (DBE) nhằm thảo luận về đơn kiện này. Quan chức của Ba Lan tham dự cuộc họp này không phải với tư cách đại diện cho Chính phủ Ba Lan. Quan chức này biết rằng có một đơn kiện chống bán phá giá thông qua một tạp chí chuyên ngành kim loại và đã sắp xếp cuộc gặp với quan chức Thái Lan nhằm tìm hiểu thêm về đơn kiện này. Vào ngày 30/8/1996, DSB đã đưa ra thông báo về việc khởi kiện và chuyển tới Sứ quán Ba Lan tại Băng cốc một bản, một bản cũng

được gửi tới các doanh nghiệp Ba Lan được xác định là các nhà xuất khẩu tiềm năng mặt hàng này.

SYS đã hoàn thành hồ sơ khởi kiện, sử dụng "mẫu đơn kiện chống bán phá giá" chuẩn. Hồ sơ bao gồm các thông tin về: tổng năng lực sản xuất, khối lượng và giá trị sản xuất của người khởi kiện, lượng hàng dự trữ, doanh số bán nội địa và doanh số xuất khẩu, thị phần, lợi nhuận và lỗ, số lượng công nhân, mức độ nhập khẩu từ các nguồn khác và các yếu tố khác có khả năng tạo nên sự thiệt hại. Các phụ lục kèm theo hồ sơ khởi kiện gồm các tài liệu, dữ kiện chứng minh có liên quan. Ngoài ra, SYS cũng đưa ra bằng chứng liên quan đến việc bán phá giá như: giá của rầm xây dựng hình chữ H tại thị trường nội địa Ba Lan và giá xuất khẩu của mặt hàng này sang thị trường Thái Lan, các chi phí dự tính liên quan tới việc nhập khẩu vào Thái Lan, số lượng, giá cả và nguồn gốc của mặt hàng này nhập khẩu vào Thái Lan. SYS không cung cấp bất kỳ lý giải hay phân tích nào trong đơn kiện nhằm làm rõ hơn về bằng chứng trong tài liệu của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Ba Lan đã yêu cầu tham vấn đối với vấn đề này trong khuôn khổ của Hiệp định về Chống bán phá giá (điều 17.2). Thái Lan phản hồi lại ngày 18/10/1996 rằng cuộc họp ngày 17/7/1996 là một thông báo chính thức, hợp lệ tới Chính phủ Ba Lan căn cứ theo quy định của Hiệp định chống bán phá giá (điều 5.5).

Các vấn đề đặt ra cần phải xem xét cho vụ việc này bao gồm;

Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO - 5

(i) Liệu Thái Lan có vi phạm điều 5, điều 6 của Hiệp định về chống bán phá giá thông qua việc khởi xướng và tiến hành một cách không hợp lý cuộc điều tra về việc nhập khẩu rầm thép hình chữ H từ Ba Lan, vi phạm các yêu cầu về thủ tục và bằng chứng quy định trong cả điều 5, điều 6 của Hiệp định về chống bán phá giá hay không.

(ii) Liệu Thái Lan có vi phạm Điều 2 của Hiệp định về chống bán phá giá qua việc không quyết định một cách chính xác về hành vi bán phá giá và qua việc tính toán không thuyết phục và bất hợp lý về biên độ giá hay không.

(iii) Liệu Thái Lan có vi phạm Điều 3 của Hiệp định về chống bán phá giá thông qua việc áp đặt mức thuế chống bán phá giá khi không có sự tổn hại hữu hình đáng kể nào hay không.

Kết quả điều tra xem xét như sau:

Về vấn đề (i) – liên quan đến điều 5,6 Hiệp định về chống bán phá giá:

Về việc khởi kiện, Ba Lan đã viện dẫn rằng đơn kiện của SYS (Thái Lan) không có đủ bằng chứng hoặc phân tích xác đáng về việc bán phá giá, các tổn hại và nguyên nhân để khởi kiện. Ba Lan cũng cho rằng đơn kiện không đầy đủ vì chỉ bao gồm “sự quả quyết giản đơn” theo dạng dữ liệu thô. Thái Lan lại cho rằng họ đã có những bằng chứng liên quan đến việc tổn hại và nguyên nhân khởi kiện trong tài liệu đính kèm với đơn kiện.

Ban hội thẩm xem xét các tài liệu cho SYS đệ trình và nhận thấy rằng có một sô chi tiết chưa đầy đủ trong các bằng chứng được cung cấp và không có chú thích hay phân tích nào chỉ rõ rằng các bằng chứng đưa ra chứng tỏ có sự bán phá giá, gây tổn hại hoặc nguyên nhân chính để thưa kiện. Tuy nhiên, trong đơn kiện và các phụ lục liên quan thì lại chứa đựng một số dẫn chứng cho hiện tượng bán phá giá, gây tổn hại và nguyên nhân. Trích dẫn vụ việc nước ngũ cốc có hàm lượng fructoza cao của Mêxicô, Ban hội thẩm quyết định rằng điều khoản 5.2 của Hiệp định về chống bán phá giá không yêu cầu người thưa kiện phải đệ trình văn bản giải thích hoặc phân tích về vụ việc. Ban hội thẩm nhận thấy rằng trong đơn kiện đã bao gồm “các chứng cứ liên quan” chứ không phải chỉ là nhận định suông”. Do vậy, Ban hội thẩm đã huỷ bỏ các viện dẫn của Ba Lan về đơn kiện không có đủ bằng chứng để khởi kiện.

Về thông báo việc khởi kiện, Ba Lan lý luận rằng, theo quy định tại Điều khoản 5.5 Hiệp định về chống bán phá giá, việc thông báo cần phải bằng văn bản, theo đó, cuộc họp ngày 17/7/1996 giữa các quan chức Thái Lan và Ba Lan đã không cấu thành đầy đủ và đúng hạn một thông báo về việc khởi kiện. Ban hội thẩm nhận thấy rằng, yêu cầu của Ba Lan có liên quan đến vấn đề thời gian, nội dung và hình thức thông báo.

Về thời gian, theo Ban hội thẩm, Điều khoản 5.5 Hiệp định về chống bán phá giá quy định các nhà chức trách thông báo với chính phủ nước xuất khẩu có liên quan sau khi nhận được hồ sơ chuẩn và trước khi tiến hành cuộc thanh tra. Theo đó, vì cuộc họp 17/7/1996 được tổ chức vào giai đoạn giữa của hai thời hạn nêu trên nên Ban hội thẩm đã quyết định rằng thông báo đã đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian.

Về hình thức thông báo, Ban hội thẩm nhận định rằng Điều khoản 5.5 của Hiệp định chống bán phá giá không yêu cầu bên thưa kiện phải tuân thủ theo một mẫu thông báo nhất định. Dựa vào định nghĩa của từ điển Oxford về “thông báo”, Ban hội thẩm nhận thấy rằng cuộc họp ngày 17/7/1996 đã đáp ứng được các yêu cầu của điều khoản 5.5 về việc thông báo với điều kiện là các tài liệu của nó được chuẩn bị một cách đầy đủ và phù hợp nhằm phục vụ cho việc kiểm tra và rà soát của Ban hội thẩm. Do đó, Ban hội thẩm cho rằng, việc thông báo bằng miệng trong quá trình cuộc họp không làm cho việc thông báo bất nhất với quy định tại Điều khoản 5.5 Hiệp định về chống bán phá giá.

Về nội dung thông báo, Ban hội thẩm ghi nhận rằng, điều khoản 5.5 Hiệp định Chống bán phá giá không xác định cụ thể nội dung của thông báo. Ban hội thẩm nhận định rằng, thực tế của một văn bản về đơn kiện được soạn thảo đúng quy định có thể là một yếu tố quan trọng của thông báo. Chứng cứ chỉ rõ rằng các quan chức của Ba Lan đã được thông báo rằng một đơn kiện đã được chuẩn bị và sẽ được xem xét. Vì vậy, Ban hội thẩm quyết định rằng, nội dung cuộc họp ngày 17/7/1996 đã đáp ứng được các yêu cầu về thông báo quy định tại điều 5 của Hiệp định chống bán phá giá.

Về vấn đề (ii) – liên quan đến điều khoản 2 của Hiệp định về chống bán phá giá

Ban hội thẩm nhận thấy rằng, điều khoản 2.2.2 của Hiệp định về chống bán phá giá đã không đưa ra hướng dẫn cụ thể nào đối với phạm vi (biên độ) của các “hàng hoá thuộc chủng loại chung” được sản xuất bởi các nhà sản xuất hay xuất khẩu. Vì vậy, Ban hội thẩm quyết định huỷ bỏ viện dẫn của Ba Lan rằng

Hiệp định về Chống bán phá giá yêu cầu một định nghĩa rộng hơn với định nghĩa theo mức hẹp.

Ban hội thẩm cũng cho rằng phương pháp được ưu chuộng nhằm xây dựng một uỷ nhiệm giá của “sản phẩm tương tự trong giao dịch thương mại thông thường trong thị trường nội địa của nước xuất khẩu” là sử dụng các dữ liệu thực tế của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong khuôn khổ điều tra đối với sản phẩm tương tự. Nếu như dữ liệu thực tế không có sẵn thì cơ sở dữ liệu sẽ được mở rộng thêm nhằm đưa thêm các loại sản phẩm khác của „các hàng hoá thuộc chủng loại chung” được sản xuất bởi các nhà sản xuất hay xuất khẩu hoặc các nhà sản xuất khác của những sản phẩm tương tự nhưng không phải cả hai. Ban hội thẩm nhận thấy rằng điều này cho thấy ý định có được kết quả xác thực nhất đối với giá của sản phẩm tương tự trong điều kiện thương mại bình thường. Ban hội thẩm nhận thấy rằng tình huống này cho thấy việc sử dụng một nhóm nhỏ các sản phẩm nhằm loại bỏ những sản phẩm không giống trong quá trình tính toán. Ban hội thẩm cho rằng ngay cả nhóm hẹp nhất của các hàng hoá thuộc chủng loại chung cũng có thể được chấp nhận.

Do vậy, Ban hội thẩm quyết định thay đổi quyết định của Thái lan về việc xác định sản phẩm rầm xây dựng hình chữ H là “các hàng hoá thuộc chủng loại chung”. Ban hội thẩm nhận thấy điều này có vẻ là nhóm hẹp nhất của các sản phẩm, bao gồm cả loại sản phẩm tương tự mà các dữ liệu về lợi nhuận của nhóm này có thể cung cấp được vì thế sẽ mang lại những kết quả gần chính xác đối với những sản phẩm tương tự.

Ban hội thẩm cũng huỷ bỏ biện hộ của Ba Lan về việc tính toán lợi nhuận phải hợp lý và thấy rằng việc áp dụng bất cứ phương pháp tính toán nào đề cập trong điều khoản 2.2.2 Hiệp định về chống bán phá giá cũng có thể mang lại kết quả hợp lý. Không có bất cứ yêu cầu nào đối với việc xem xét liệu kết quả có hợp lý hay không. Ban hội thẩm cho rằng, việc hiểu vấn đề này được hỗ trợ bởi điều khoản 2.2 của Hiệp định về chống bán phá giá. Ban hội thẩm cũng nhận thấy rằng Ba Lan đã không giải thích sự hợp lý có thể được thử nghiệm hoặc

thiết lập như thế nào. Vì lẽ đó, Ban hội thẩm kết luận rằng khi áp dụng một cách đúng đắn thì điều khoản 2.2.2 của Hiệp định về chống bán phá giá có thể mang lại một lượng lợi nhuận hợp lý và không cần thiết phải tiến hành thử nghiệm tính hợp lý của nó.

Về vấn đề (iii) - xác định sự tổn hại – liên quan đến Điều 3 Hiệp định chống bán phá giá

Ba Lan lập luận rằng quyết tâm của Thái Lan không dựa trên bất kỳ một “bằng chứng tích cực” nào và không liên quan đến việc “kiểm tra mục tiêu” củ lượng và tác động của giá của lượng hàng nhập khẩu của Ba Lan cũng như của SYS. Ban hội thẩm ghi nhận rằng điểm cốt lõi của tranh chấp liên quan tới những điều khoản cụ thể trong Hiệp định về chống bán phá giá, điều 3.2, 3.4 và

3.5. Sau khi xem xét, Ban hôi thẩm cho rằng nguyên văn bản tham chiếu của “bằng chứng tích cực” và yêu cầu của tiến hành “khảo sát mục đích ” trong Điều khoản 3.1 yêu cầu giải trình cho quá trình ra quyết định cần phải “được thể hiện một cách chính thức và rõ ràng” trong các tài liệu điều tra chống bán phá giá để các bên liên quan (và/hoặc luật sư của họ) có thể tiếp cận, ít nhất kể từ thời điểm kết luận cuốicùng. Theo đó, Ban hội thẩm kết luận rằng các căn cứ cho việc tìm và xác định tổn hại cần phải được dựa trên bản ghi (biên bản) mà các bên và/hoặc luật sư của họ có thể tiếp cận được.

Cơ quan phúc thẩm đã chỉnh sửa kết quả điều tra của Ban hội thẩm nhằm mở rộng kết quả thông qua việc nhận định rằng việc ra quyết định không phải chỉ dựa trên các số liệu và nguyên nhân đã được công bố hoặc có thể dễ dàng nhận thấy bởi các bên liên quan đến việc điều tra bán phá giá mà còn phải dựa trên toàn bộ các nguyên nhân va số liệu liên quan trước khi cơ quan điều tra tiến hành công việc.

Liên quan đến vấn đề tác động đến nhập khẩu theo quy định tại điều 3.2 Hiệp định AD, Ba Lan viện dẫn rằng Thái Lan đã hành động không nhất quán với Điều 3.2 qua việc không nêu một cách cụ thể về sự tăng lên của lượng hàng nhập khẩu. Ban hội thẩm sau khi xem xét đã quyết định rằng không có quy định

bắt buộc phải đưa ra kết quả điều tra đó và tuyên huỷ lý lẽ của Ba Lan. Trên cơ sở quy định của điều khoản 3.2 Hiệp định AD, Ban hội thẩm cũng không chấp nhận sự phản đổi của Ba lan đối với kết quả điều tra của Thái Lan về tác động của hàng hoá nhập khẩu lên giá cả tại Thái Lan. Ba Lan cũng phản đối tính xác thực của các bằng chứng mà Thái Lan dựa vào để tiến hành điều tra. Ban hội thẩm đã rà soát lại chứng cứ và quyết định rằng chứng cứ bao gồm cả những tài liệu không xác thực. Việc xác định một cách chính xác các số liệu thực tế là một yêu cầu cơ bản đối với “bằng chứng xác thực” và với lý do có một số tài liệu không xác thực, Ban hội thẩm đã quyết định rằng Thái Lan đã thất bại trong việc đánh giá tác động của hàng nhập khẩu bán phá giá vào thị trường Thái Lan trên cơ sở “bằng chứng xác thực”.

Liên quan đến việc rà soát các yếu tố được liệt kê theo quy định tại Điều

3.4 Hiệp định AD. Điều khoản 3.4 Hiệp định AD liệt kê một số nhân tố mà cơ quan điều tra phải xem xét trong quá trình đánh giá ảnh hưởng của hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào thị trường nội địa. Ba Lan cho rằng các nhà chức trách Thái Lan đã không xem xét toàn bộ các yếu tố quy định tại Điều 3.4 Hiệp định AD. Thái Lan lý luận rằng Hiệp định AD chỉ đưa ra một danh mục minh hoạ các yếu tố như là một văn bản hướng dẫn và cơ quan điều tra chỉ cần xem xét những yếu tố có liên quan trong danh mục này. Ban hội thẩm sau khi xem xét cho rằng quy định tại Điều 3.4 là bắt buộc và trong mọi trường hợp yêu cầu cơ quan điều tra phải khảo sát toàn bộ các nhân tố được liệt kê trong danh mục. Viêc xem xét toàn bộ các yếu tố này cần được thể hiện rõ ràng trong tài liệu đệ trình lên Ban hội thẩm để có thể rà soát được. Theo đó, Ban hội thẩm đã kết luận việc xác định tổn hại của Thái Lan là không phù hợp với quy định của Hiệp định AD.

Liên quan đến nguyên nhân gây tổn hại quy định tại Điều khoản 3.5 Hiệp định AD. Điều 3.5 Hiệp định AD quy định rằng cơ quan điều tra phải chứng minh được hàng hoá nhập khẩu bị phá giá gây tổn hại thực tế và cần phải xem xét các nhân tố khác để có thể quyết định hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá có thực sự gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước hay không. Ba Lan cho rằng

Thái Lan đã thất bại trong việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá và sự tổn hại đến thị trường do: (i) bằng chứng mà Thái Lan đưa ra chưa thoả đáng; và (ii) Thái Lan đã không xem xét đến những nhân tố khác vốn có thể gây tổn hại cho thị trường Thái Lan. Ban hội thẩm sau khi xem xét đã quyết định rằng việc điều tra mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bị bán phá giá và sự tổn hại là nhất quán với yêu cầu của Hiệp định AD tuy nhiên, Thái Lan đã không tuân thủ Điều 3.5 Hiệp định AD trong quá trình xử lý các nhân tố khác ngoài yếu tố hàng nhập khẩu tác động tiêu cực tới thị trường nội địa.

Thái Lan đã kháng cáo quyết định của Ban hội thẩm về việc không bác bỏ khiếu nại của Ba Lan đồng thời phản đối một số phán quyết của Ban hội thẩm theo Điều 3 Hiệp định AD, viện dẫn điều 17.6 của Hiệp định AD về chống bán phá giá về tiêu chuẩn pháp lý và thực tế cho việc rà soát. Phán quyết của Cơ quan phúc thẩm như sau:

- Giữ nguyên phán quyết của Ban hội thẩm rằng khiếu nại của Ba Lan liên quan đến điều 2, 3, và 5 của Hiệp định AD như đề ra trong yêu cầu trưng cầu Ban hội thẩm đã đáp ứng yêu cầu tại Điều 6.2 DSU.

- Đồng ý với diễn giải của Ban hội thẩm rằng Đièu 3.4 Hiệp định AD yêu cầu nghĩa vụ bắt buộc kiểm tra tất cả các yếu tố gây tổn hại được liệt kê.

- Bác bỏ quyết định của Ban hội thẩm về việc một thành viên WTO bán phá giá gây tổn hại phải được sự hỗ trợ bởi các thông tin trong tài liệu được tiết lộ cho các bên có lợi ích liên quan trong quá trình điều tra.

2.4.2 Vụ DS 207: Chilê -Hệ thống đai giá (Nông nghiệp)

Tranh chấp này liên quan đến hai vấn đề, bao gồm: (i) hệ thống đai giá của Chilê ("PBS") và (ii) các biện pháp tự vệ tạm thời và cuối cùng đối với việc nhập khẩu lúa mì, bột mì và dầu thực vật theo các quy định tại Hiệp định Nông nghiệp - Điều 4; GATT - Điều II: 1(b), câu thứ 2 (XIX): 1(a); DSU - Điều 11; Hiệp định tự vệ- Điều 2,4,5.

Nội dung tranh chấp và quá trình giải quyết:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2023