Những kết luận của trong Báo cáo của Ban hội thẩm là rất có lợi cho Pê- ru. Việc chiến thắng ở Ban hội thẩm của Pêru đã làm tăng vị thế của Pêru trong WTO và tạo tiền lệ tốt cho nước này tham gia vào các tranh chấp trong WTO. Hơn nữa chi phí của vụ tranh chấp này lại không lớn và Pêru tin rằng sẽ được bù đắp bởi phần doanh thu từ thương mại gia tăng do thắng kiện. Pêru cũng không phải chịu bất cứ chi phí ngược chiều nào về chính trị. Trong quá trình tranh chấp không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sẽ có những biện pháp chính trị chống đối Pêru và các quan chức không cảm thấy có bất cứ tổn hại nào tới các mối quan hệ song phương. Kinh nghiệm của Pê-ru trong vụ kiện này và một vụ kiện khác tương tự là những bài học hết sức quý báu cho các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng trong giải quyết các tranh chấp quốc tế theo cơ chế của WTO.
2.4.4 Vụ DS 273: Hàn Quốc – tàu thương mại (Trợ cấp)
Tranh chấp này liên quan đến khiếu nại của Cộng đồng Châu âu (EC) về việc Hàn quốc trợ cấp để hỗ trợ ngành đóng tàu trong nước trên cơ sở các quy định tại điều 1.1, 3.1, 5 và 6 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM).
Nội dung tranh chấp và quá trình giải quyết;
EC khiếu nại Hàn Quốc về các vấn đề sau:
- Hàn Quốc đã tiến hành trợ cấp xuất khẩu cho các hãng đóng tàu thông qua Đạo luật xây dựng Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), các nghị định hướng dẫn thực hiện Đạo luật này và thông qua chương trình Cho vay trước khi giao hàng (PSL) và Bảo lãnh hoàn trả tạm ứng (APRG). EC cho rằng Hàn Quốc đã cấp vốn vay và bảo lãnh cho các nhà sản xuất (các hãng đóng tàu) với lãi suất ưu đãi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của EC bằng việc kìm hãm và giảm giá tàu thương mại trên thị trường thế giới, vi phạm Điều 1.1 và Điều 3.1 của Hiệp định SCM.
- Hàn Quốc đã trợ cấp trong nước cho ngành đóng tàu thông qua KEXIM, bao gồm các hình thức xoá nợ, giảm nợ, giảm lãi suất và đảo nợ thành tài
sản qua các biện pháp tái cơ cấu doanh nghiệp. Việc tái cơ cấu của doanh nghiệp được thực hiện bởi nhiều tổ chức công và tư và các khoản trợ cấp này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các cộng đồng Châu Âu, vi phạm Điều 5, 6 Hiệp định SCM.
Đối với khiếu nại về trợ cấp xuất khẩu:
Điều 1.1 (a) Hiệp định SCM quy định một hình thức trợ cấp tồn tại nếu như có sự đóng góp về mặt tài chính của Chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức công nào trên lãnh thổ của quốc gia thành viên mang lại lợi ích cho đối tượng được nhận..Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp theo quy định pháp lý hoặc trên thực tế phụ thuộc vào việc xuất khẩu. Theo EC, các chương trình của Hàn Quốc cấp trợ cấp pháp lý trên cơ sở luật, nghị định và quy định thành lập các chương trình trên đã tính đến việc trợ cấp xuất khẩu vì các viên chức chính phủ Hàn Quốc có thể trợ cấp cho các nhà xuất khẩu Hàn Quốc thông qua các chương trình này, do vậy đã vi phạm nghĩa vụ theo WTO vì các khoản trợ cấp xuất khẩu này là bị cấm.
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Xử Đặc Biệt Và Khác Biệt Trong Các Giai Đoạn Tố Tụng
- Vụ Ds 122: Thái Lan - Thép Rầm Hình Chữ H (Chống Bán Phá Giá)
- Vụ Ds231: Pê-Ru - Cá Mòi (Các Biện Pháp Thương Mại Liên Quan Đến Xuất Khẩu)
- Nhận Xét Về Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Của Wto Từ Góc Độ Các Nước Đang Phát Triển
- Việt Nam Và Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Của Wto
- Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO - 10
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Hàn Quốc cho rằng những biện pháp trên không đem lại đóng góp tài chính do đó không thể là việc trợ cấp theo ý nghĩa của Điều 1.1 Hiệp định SCM vì các tổ chức này không phải là tổ chức công và họ không tham gia vào bất kỳ hình thức nào của hoạt động chính phủ.
Vấn đề cần phải làm rõ là thế nào là một tổ chức công, khả năng phản đối các biện phá “như đã đề ra” và việc trợ cấp xuất khẩu.
Về “tổ chức công”, EC cho rằng KEXIM là tổ chức công vì được thành lập và hoạt động theo luật cho phép Hàn Quốc thực thi quyền kiểm soát các quyết định của cơ quan này. Cơ quan này theo đuổi các mục tiêu chính sách công và có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính nhà nước để bù đắp cho các khoản thua lỗ của mình.
Hàn Quốc cho rằng một cơ quan phải tham gia vào hoạt động nhà nước mới là một tổ chức công, hoạt động nhà nước là hoạt động như thu thuế và quản lý. Theo Hàn Quốc, do KEXIM hoạt động với chức năng ngân hàng truyền
thống chứ không phải với các chức năng của Chính phủ, nên không phải là một tổ chức công.
Ban hội thẩm phản đối lập luận của Hàn Quốc vì cho rằng một tổ chức công là tổ chức được kiểm soát bởi chính phủ (hoặc tổ chức công khác). Nếu một tổ chức bị kiểm soát bởi chính phủ (hoặc tổ chức công khác) thì bất cứ hành động nào của cơ quan này cũng nhằm đóng góp cho Chính phủ, do đó thuộc phạm vi Điều 1.1 của Hiệp định SCM. Theo nhận định của Ban hội thẩm thì KEXIM là một tổ chức công vì cơ quan này do Chính phủ Hàn Quốc kiểm soát và do đó, khoản cho vay và bảo lãnh của KEXIM là các “đóng góp tài chính” thuộc phạm vi điều 1.1 Hiệp định SCM.
Về các biện pháp “như đã đề ra”, EC khiếu nại rằng cơ chế pháp lý của KEXIM là các biện pháp trợ cấp xuất khẩu „như đã đề ra” do các tài liệu xác lập cơ chế pháp lý của KEXIM đã tính đến việc trợ cấp xuất khẩu. Ban hội thẩm cho rằng việc EC chỉ ra rằng pháp luật Hàn Quốc đã tính đến việc trợ cấp xuất khẩu là chưa đủ để khiếu nại các biện pháp của Hàn Quốc là các hình thức trợ cấp xuất khẩu “như đã đề ra”. Để chỉ ra rằng các chương trình của Hàn Quốc (KEXIM, PSL s và APRGs) là các hình thức trợ cấp xuất khẩu “như đã đề ra”, EC phải chứng minh rằng đây là các “tổ chức công” có trách nhiệm phải trợ cấp xuất khẩu. Ban hội thẩm xác định rằng các chương trình của Hàn Quốc đươc quản lý thông qua các “tổ chức công”. Tuy nhiên, Ban hội thẩm xác định rằng EC đã không chỉ ra các yếu tố khác chứng minh rằng các chương trình này bắt buộc phải trợ cấp xuất khẩu. Tương tự, Ban hội thẩm bác bỏ khiếu nại của EC cho rằng APRGs và PSLs là các hình thức trợ cấp xuất khẩu “như đã đề ra”. Theo đó, EC đã không chứng minh được rằng các “tổ chức công” của Hàn Quốc buộc phải thực hiện trợ cấp xuất khẩu. Và vì không đáp ứng được nghĩa vụ cung cấp bằng chứng, Ban hội thẩm đã bác bỏ khiếu nại của EC và xác định rằng các chương trình của Hàn Quốc không phải là các hình thức trợ cấp “như đã đề ra”.
Về vấn đề trợ cấp xuất khẩu, EC lập luận rằng APRGs và PSLs thông qua KEXIM là các hình thức trợ cấp xuất khẩu bị cấm và vi phạm điều 3.1 (a) của
Hiệp định SCM. Ban hội thẩm xác định rằng KEXIM là một tổ chức công và các khoản cho vay và bảo lãnh thông qua các chương trình này là các khoản đóng góp hỗ trợ tài chính. Vì thế Ban hội thẩm phải xác định xem các khoản đóng góp tài chính này có đem lại lợi ích cho bên được hưởng hay không và việc trợ cấp có phát sinh khi thực hiện xuất khẩu hay không. Sau khi xem xét, Ban hội thẩm xác định rằng, các thương vụ cụ thể đã mang lại lợi ích trên cơ sở APRG và PSL cấp tài chính dưới mức lãi suất của thị trường. Do Hàn Quốc không phản đối khiếu nại của EC rằng việc cung cấp tài chính thông qua các chương trình trên phát sinh trên cơ sở thực hiện xuất khẩu nên Ban hội thẩm xác định rằng việc cung cấp tài chính thông qua APRGs và PSLs phát sinh trên cơ sở thực hiện xuất khẩu, thuộc phạm vi của Điều 3.1 (a) Hiệp định SCM.
Đối với khiếu nại về trợ cấp trong nước
EC khiếu nại rằng một số hình thức trợ cấp của Hàn Quốc là các hình thức trợ cấp thực hiện theo Điều 5, 6 Hiệp định SCM. EC cũng khiếu nại rằng một số hình thức trợ cấp thực hiện trong nước mà họ phát hiện ra cũng là các hình thức trợ cấp xuất khẩu bị cấm. Hàn Quốc lập luận rằng một biện pháp “về mặt pháp lý và thực tế không thể” vừa là một hình thức bị cấm vừa là một hình thức trợ cấp thực hiện. Điều này có nghĩa đối với mỗi biện pháp EC chỉ có thể phản đối theo một nghĩa vụ theo Hiệp định SCM. Ban hội thẩm kết luận rằng không có quy định nào trong Hiệp định SCM loại trừ các khiếu nại về một biện pháp theo cả Phần 2 và Phần 3 của Hiệp định này. Phán quyết này phù hợp với cách tiếp cận của các Ban hội thẩm khác và Cơ quan phúc thẩm. Việc một thành viên WTO thông qua một biện pháp vi phạm một số nghĩa vụ WTO là điều có thể. Trong những trường hợp này, các thành viên WTO có quyền phản đối biện pháp tranh chấp trên cơ sở biện pháp này vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào hay toàn bộ các nghĩa vụ này. Thành viên phản đối biện pháp không bắt buộc phải hạn chế khiếu nại của mình nếu thành viên này có thể chứng minh biện pháp tranh chấp vi phạm một số nghĩa vụ của WTO.
Liên quan đến vấn đề này, EC khiếu nại rằng các chủ nợ tư tham gia vào tái cơ cấu doanh nghiệp là các bên được “ủy thác” hoặc”chỉ đạo” bởi Chính phủ nhằm cung cấp trợ cấp, do đó cũng là cung cấp trợ cấp. Theo đó, tranh luận của các bên lại xuay quanh các vấn đề về nghĩa của “ủy thác”, “chỉ đạo” trong Điều
1.1 (a) 1 (iv) và nghĩa của từ “đóng góp tài chính” “lợi ích”, “ảnh hưởng nghiêm trọng” trong Điều 6.3 (c) Hiệp định SCM.
Về vấn đề “ủy thác” hoặc “chỉ đạo”, EC khẳng định Chính phủ Hàn quốc đã hành động một cách ngụ ý để “ủy thác” hoặc “chỉ đạo” cho các tổ chức tư và tìm cách chứng minh điều này thông qua “chứng cứ tình huống”. Ban hội thẩm cho rằng có thể khẳng định được dựa vào chứng cứ tình huống với điều kiện chứng cứ rõ ràng, thuyết phục và thể hiện được rằng mỗi bên cho vay tư nhân đã được ủy thác hoặc chỉ đạo tham gia vào hoạt động tái cơ cấu. Sau khi xem xét bằng chứng mà EC đệ trình, Ban hội thẩm xác định rằng mặc dù bằng chứng thể hiện sự tham gia của Chỉnh phủ vào thị trường dịch vụ tài chính song không chứng minh hành động ủy quyền hoặc nhận định liên quan đến vấn đề tái cơ cấu. Do đó, Ban hội thẩm xác định rằng, EC đã không chứng minh được các tổ chức tư đã được Chính phủ Hàn Quốc “chỉ đạo” hoặc “ủy thác” thực hiện theo nghĩa của Điều 1.1 (a) 1 (iv) Hiệp định SCM.
Về “đóng góp tài chính”, Ban hội thẩm đã bác bỏ lập luận của Hàn Quốc rằng việc tái cơ cấu doanh nghiệp không phát sinh chuyển giao lợi ích bằng tiền. Ban hội thẩm lưu ý rằng việc hoán nợ thành tài sản, cắt giảm lãi suất và trả chậm chính là đóng góp tài chính theo nghĩa của Điều 1.1 (a) 1 (iv) Hiệp định SCM. Theo đó, Ban hội thẩm xác định rằng các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp đã bao gồm “đóng góp tài chính” nhằm thực hiện mục tiêu của Hiệp định SCM. Vì các thực thể công tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp được xác định là các tổ chức công cho mục tiêu của Hiệp định SCM, Ban hội thẩm cho rằng các cơ quan này đã “đóng góp tài chính” qua các hoạt động của mình. Vì Ban hội thẩm xác định rằng các tổ chức tư không được ủy thác hay chỉ đạo cấp trợ cấp, họ không đóng góp tài chính cho các xưởng đóng tàu của Hàn Quốc.
Về “lợi ích”, đóng góp tài chính là trợ cấp nếu nó mang lại lợi ích cho bên nhận. Một hoạt động đóng góp tài chính có mang lại lợi ích hay không phải được xác định bằng cách so sánh đóng góp tài chính đó với mốc chuẩn thích hợp. EC cho rằng việc đánh giá tính hợp lý về mặt thương mại của hoạt động tái cơ cấu phải dựa vào hành vi của bên cho vay/nhà đầu tư nước ngoài vì họ nằm ngoài ảnh hưởng của chính phủ Hàn quốc. Hàn Quốc cho rằng họ không có một mốc chuẩn thích hợp vì các khoản trợ cấp cáo buộc được cung cấp qua các tổ chức tài chính của Hàn quốc. Ban hội thẩm xác định việc EC có chứng minh được các hoạt động tái cơ cấu thương mại là không hợp lý về mặt thương mại hay không trên cơ sở xem xét tất cả các khía cạnh của việc tái cơ cấu thương mại.
Về “ảnh hưởng nghiêm trọng”, Điều 5 Hiệp định SCM quy định rằng không thành viên nào được sử dụng bất kỳ hình thức trợ cấp nào để ảnh hưởng tới lợi ích của bất kỳ thành viên nào. Điều 5 liệt kê các ảnh hưởng bất lợi có thể phát sinh từ việc trợ cấp, trong đó có “ảnh hưởng nghiêm trọng” (điều 5(c)). Điều 6.3 Hiệp định SCM liệt kê các trường hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng theo nghĩa của Điều 5(c). Theo đó, ảnh hưởng nghiêm trọng có thể phát sinh nếu “tác động của trợ cấp là hạ đáng kể giá của sản phẩm được trợ cấp so với giá của sản phẩm tương tự của thành viên khác trên cùng thị trường hoặc kìm hãm giá, giảm giá nghiêm trọng hoặc thua thiệt doanh số trên cùng thị trường”. EC khiếu nại đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do việc kiềm chế giá và giảm giá tàu chở container, tàu chở sản phẩm/hóa chất và tàu chở khí hóa lỏng (LNG). EC cho rằng trợ cấp đã giúp các hãng tàu Hàn Quốc giảm giá, hoặc giữ giá dù nhu cầu tăng mạnh thường đẩy giá lên và áp lực về giá từ việc trợ cấp đã khiến cho xưởng đóng tàu của EC không thể tham gia đấu thầu hoặc thua thầu vì họ không thể đáp ứng được mức giá hoặc phải chịu thua thiệt về doanh thu và giảm lợi nhuận từ các thương vụ thầu mà họ thắng được.
Trước khi xem xét khiếu nại cụ thể của EC, Ban hội thẩm đã rà soát “ảnh hưởng nghiêm trọng” bằng việc thảo luận về các yếu tố như: kiềm chế giá và
giảm giá, sự liên quan của „sản phẩm tương tự”, phạm vi của thị trường địa lý, ý nghĩa của thuật ngữ “đáng kể”, phương pháp kiểm tra nếu-thì và các yếu tố khác. Tiếp đó, Ban hội thẩm xem xét đến các bằng chứng và lập luận cho từng loại trong số ba loại tàu thương mại mà EC khiếu nại. Trong mỗi trường hợp Ban hội thẩm cho rằng EC đã không thể chứng minh được có sự kìm chế giá đáng kể, do đó Ban hội thẩm từ chối xem xét các lập luận cụ thể hơn do các bên đưa ra liên quan đế định nghĩa về sản phẩm, thị trường địa lý và thời gian. Ban hội thẩm thấy rằng một số chương trình cụ thể đã trợ cấp nhưng các thương vụ cụ thể liên quan bao gồm không chỉ ba loại tàu bị khiếu nại mà cả một số loại tàu khác. Do đó, hầu hết các chương trình bị EC khiếu nại là trợ cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đã không được Ban hội thẩm nhất trí. Vấn đề là EC đã chứng minh được việc một số tương đối ít các thương vụ APRG và PSL trợ cấp và làm giảm đáng kể giá loại tàu LNG và kìm chế đáng kể giá tàu chở sản phẩm/hóa chất và tàu chở container. Ban hội thẩm lưu ý rằng EC đã không phân biệt tác động của các thương vụ cụ thể trợ cấp cho ba loại tàu thương mại nói trên tách biệt với tác động của các thương vụ này đối với tất cả các loại tàu khác, không chỉ ra được việc trợ cấp cho kinh doanh các loại tàu khác có thể ảnh hưởng như thế nào đến giá của ba loại tàu thương mại kể trên nên Ban hội thẩm quyết định giới hạn phân tích trong phạm vi các thương vụ cụ thể liên quan đến ba loại tàu mà EC đã xác định. Sử dụng phương pháp kiểm tra nếu – thì, Ban hội thẩm cho rằng các khoản trợ cấp có thể tạo ra mức giảm giá tương đương cho từng thương vụ cụ thể và do đó, có thể làm “giảm đáng kể giá” loại tàu LNG nói chung. Tuy nhiên Ban hội thẩm xác định rằng không có bằng chứng hoặc lập luận để chứng minh tác động tổng thể của các thương vụ được trợ cấp là sự giảm giá đáng kể đối với loại tàu LNG. Tương tự đối với các loại tàu chở sản phẩm/hóa chất và tàu chở container, Ban hội thẩm xác định mặc dù trợ cấp có thể “kiềm chế giá đáng kể” song xét thấy không có bằng chứng hoặc lập bằng chứng minh được rằng tác động tổng thể của các thương vụ được trợ cấp là kìm hãm giá đáng kể. Do vậy,
Ban hội thẩm đã bác bỏ khiếu nại của EC rằng trợ cấp của Hàn quốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của EC bởi sự giảm giá và kìm chế giá đáng kể.
2.4.5 Vụ DS 309: Trung Quốc - mạch tích hợp (IC) (thuế)
Tranh chấp này liên quan đến việc áp dụng thuế suất VAT ưu đãi của Trung Quốc đối với các sản phẩm IC được sản xuất hoặc thiết kế tại lãnh thổ Trung Quốc liên quan đến Điều I và III của Hiệp định thuế quan và mậu dịch 1994 (GATT 1994), Điều XVII của GATS (Hiệp định chung về thương mại trong lĩnh vực dịch vụ của WTO). Mỹ là bên khiếu kiện đối với Trung Quốc.
Nội dung tranh chấp và quá trình giải quyết:
Ngày 18/03/2004, Mỹ đệ đơn lên WTO yêu cầu được đối thoại với Trung Quốc về việc Trung Quốc áp dụng thuế suất VAT ưu đãi đối với các sản phẩm IC được sản xuất hoặc thiết kế trong lãnh thổ Trung Quốc.
Mặc dù thuế suất VAT Trung Quốc áp dụng đối với mặt hàng IC là 17%, phía Mỹ cho rằng các doanh nghiệp chế tạo IC tại Trung Quốc được hưởng thuế suất thấp hơn do được hoàn một phần thuế VAT đã nộp. Theo quan điểm của phía Mỹ, phía Trung Quốc rõ ràng cố tình áp thuế cao hơn đối với IC nhập khẩu và do đó, đối xử không công bằng với IC nhập ngoại.
Bên cạnh đó, phía Mỹ cũng cho rằng Trung Quốc cho phép thực hiện chế độ hoàn một phần thuế VAT đối với IC được thiết kế trong nước nhưng được sản xuất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc do hạn chế về mặt công nghệ. Theo quan điểm của phía Mỹ, Trung Quốc rõ ràng đã tạo điều kiện đối xử ưu đãi việc nhập khẩu (IC) từ một quốc gia thành viên WTO này hơn là đối với các quốc gia khác, và do đó đã phân biệt đối xử với dịch vụ và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của các quốc gia thành viên khác.
Phía Mỹ cho rằng các biện pháp nêu trên của Trung Quốc không phù hợp với các quy định đối với Trung Quốc theo Điều I và III của Hiệp định thuế quan và mậu dịch 1994 (GATT 1994), Nghị định thư về việc gia nhập WTO của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (WT/L/432) và Điều XVII của GATS (Hiệp định chung về thương mại trong lĩnh vực dịch vụ của WTO).