Đánh Giá Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới Đối Với Các Nước Đang Phát Triển


+ Đồng ý với kết luận của Ban hội thẩm tại đoạn 7.102 và 8.1(a) trong Báo cáo của Ban hội thẩm, rằng biểu giá của Chile là không phù hợp với Điều 4.2 của Hiệp định về nông nghiệp;

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm khuyến nghị DSB yêu cầu Chile điều chỉnh chính sách, quy định như kết luận trong Báo cáo của mình và Báo cáo của Ban hội thẩm phù hợp với Hiệp định về nông nghiệp.

Tại cuộc họp ngày 23 tháng 10 năm 2002, DSB thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm và Báo cáo của Cơ quna phúc thẩm.

Thi hành phán quyết:


Tại cuộc họp của DSB ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chile tuyên bố nước này sẽ tuân thủ các đề xuất và phán quyết của DSB. Cuối cuộc họp Chile đã nỗ lực tham vấn với Argentina nhằm đưa ra giải pháp cho việc tranh chấp thoả mãn cả hai bên. Chile còn thông báo rằng nước này cần một thời hạn hợp lý nhằm chỉnh sửa các biện pháp của mình phù hợp các đề xuất và phán quyết của DSB. Ngày 06 tháng 12 năm 2002 Chile thông báo cho DSB rằng, cho tới thời điểm này Chile và Argentina vẫn không thể nhất trí về thời hạn hợp lý và do vậy Chile đề nghị việc quyết định một thời hạn hợp lý sẽ được thông qua phán quyết trọng tài. Theo Điều 21.3(c) của DSU, ngày 16 tháng 12 năm 2002, Argentina và Chile thông báo cho DSB rằng các nước này đã đồng ý hoãn thời hạn cuối cùng, phán quyết của trọng tài phải hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ ngày bổ nhiệm trọng tài (thay vì 90 ngày kể từ ngày DSB thông qua khuyến nghị và phán quyết của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm). Ngày 16 tháng 12 năm 2002, Argentina và Chile đề nghị ông John Lockhart, uỷ viên của Cơ quan phúc thẩm làm trọng tài theo Điều 21.3(c) của DSU. Ngày 17 tháng 12 năm 2002, ông John Lockhart đã chấp nhận việc bổ nhiệm làm trọng tài phân xử.

Ngày 17 tháng 03 năm 2003, trọng tài đã đưa ra phán xét. Trọng tài kết luận "thời hạn hợp lý" cần được gia hạn cho Chile để thực hiện phán quyết của DSB trong vụ tranh chấp này là 14 tháng (23 tháng 12 năm 2003).


Tại cuộc họp ngày 02 tháng 10 năm 2003, Chile tuyên bố ngày 25 tháng 12 năm 2003 luật số 19.897 về việc thiết lập biểu giá mới được thông qua thay thế cho luật 18.525. Luật mới sẽ có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2003, trước khi kết thúc thời hạn hợp lý cho Chile. Argentina đã đưa ra các chất vấn về chi tiết của luật mới. Chile yêu cầu Argentina đưa ra các chất vấn bằng văn bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tại cuộc họp ngày 07 tháng 11 năm 2003 của DSB, Chile cho rằng luật 19.897 theo kế hoạch sẽ có hiệu lực vào ngày 16 tháng 12 năm 2003, trước khi kết thúc thời hạn hợp lý cho Chile. Với luật mới này, Chile đã tuân thủ các khuyến nghị và phán quyết của DSB (luật mới giữ lại hầu hết các yếu tố cơ bản của luật cũ). Chile bày tỏ mong muốn nhận được các ý kiến liên quan đến biểu giá mới. Argentina còn tuyên bố, với mối quan hệ gần gũi giữa Argentina và Chile, nước này vẫn sẵn sàng tìm kiếm những khả năng nhằm đạt được một giải pháp thoả mãn cả đôi bên về vấn đề tranh chấp này.

Tại cuộc họp ngày 01 tháng 12 năm 2003 của DSB, Chile tuyên bố nước này đã thông qua một số biện pháp nhằm tuân theo các khuyến nghị của DSB như đã nói ở trên. Argentina nhắc lại quan điểm của mình rằng các biện pháp mà Chile thực hiện nhằm tuân thủ các khuyến nghị này đã không được thực hiện trong trường hợp này vì biểu giá vẫn được duy trì. Braxin cho rằng nước này cũng cho là các biện pháp mà Chile thực hiện vẫn không phù hợp với các điều khoản của Hiệp định về nông nghiệp.

Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - 12

Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Argentina và Chile thông báo cho DSB rằng các nước này đồng ý về thủ tục theo các Điều 21 và 22 của DSU.

Tại cuộc họp ngày 23 tháng 01 năm 2004 của DSB, Chile và Argentina thống nhất về thủ tục theo các Điều 21.5 và 22 của DSU.

* Honduras kiện Cộng hoà Dominica về các biện pháp gây ảnh hưởng đến nhập khẩu và bán thuốc lá nội địa - DS302

Đây là tranh chấp liên quan đến vụ Honduras kiện Cộng hoà Dominica về một số biện pháp gây ảnh hưởng tới việc nhập khẩu và bán thuốc lá trong nước.


Đây cũng là một yêu cầu mới và cũng là yêu cầu trong kháng cáo của Honduras ngày 28 tháng 8 năm 2003 (WT/DS 300/1).

Nội dung và quá trình giải quyết tranh chấp:

Ngày 08 tháng 10 năm 2003, Honduras yêu cầu tham vấn với Cộng hoà Dominica. Theo Honduras, Cộng hoà Dominica đã có các hành vi sau:

- Sử dụng những quy định và các thủ tục hành chính đặc biệt để quy định giá trị thuốc lá nhập khẩu nhằm mục đích áp dụng thuế tiêu dùng có lựa chọn (trong một số trường hợp xem giá thuốc lá nhập khẩu bằng với giá sản phẩm tương tự, gần nhất trên thị trường nội địa), và đã không đưa ra tiêu chí rõ ràng và thích hợp cho việc định giá thuốc lá nhập khẩu.

- Không xuất bản các điều tra của ngân hàng trung ương trong khi các điều tra này cần được sử dụng làm cơ sở cho việc định giá thuốc lá để áp dụng thuế tiêu thụ có lựa chọn.

- Áp dụng các điều kiện cạnh tranh đối với thuốc lá nhập khẩu không có lợi so với các điều kiện áp dụng cho thuốc lá nội địa thông qua việc yêu cầu dán tem vào bao thuốc trên lãnh thổ của Cộng hoà Dominica.

- Tạo ra các gánh nặng về hành chính và chi phí hành chính gây cản trở việc nhập khẩu thuốc lá qua việc yêu cầu các nhà nhập khẩu thuốc lá phải gửi hàng vào kho.

- Đánh thêm một khoản thuế quá cảnh nhằm bình ổn kinh tế là 2% giá CIF của số hàng nhập khẩu.

- Đánh thêm một khoản lệ phí trao đổi ngoại hối là 4,75% giá trị hàng nhập

khẩu.

Honduras cho rằng các biện pháp này của Cộng hoà Dominica là trái với các

điều II.1(b), III.2, III.4, X.1, X.3(a), XI.1, và XV.4 của GATT 1994.

Ngày 23 tháng 10 năm 2003, Guatemala và Nicaragua yêu cầu được tham gia vào tham vấn. Ngày 28 tháng 10 năm 2003 Cộng hoà Dominica chấp nhận cả hai đề nghị này.


Ngày 8 tháng 12 năm 2003, Honduras yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 19 tháng 12 năm 2003, DSB đã hoãn việc thành lập Ban hội thẩm. Theo đề nghị lần thứ 2 của Honduras, DSB thành lập Ban hội thẩm tại cuộc họp ngày 09 tháng 01 năm 2004. Trung Quốc, Chile, EC, Mỹ là các bên thứ ba của tranh chấp. Ngày 19 tháng 01 năm 2004 Guatemala, Nicaragua và El Salvador tham gia với tư cách là bên thứ ba.

Ngày 17 tháng 02 năm 2004, Ban hội thẩm được thành lập. Ngày 23 tháng 08 năm 2004, Chủ tịch Ban hội thẩm thông báo cho DSB rằng Ban hội thẩm dự kiến sẽ kết thúc công việc trước tháng 10 năm 2004. Ngày 26 tháng 11 năm 2004, Ban hội thẩm đã gửi Báo cáo cho các thành viên.

Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm:

Báo cáo của Ban hội thẩm cho rằng:

- Việc Cộng hoà Dominica đánh thêm khoản thu quá cảnh và lệ phí trao đổi ngoại hối là không phù hợp với Điều II.1(b) của GATT 1994. Lệ phí trao đổi ngoại hối là không có căn cứ theo Điều XV.9(a) của GATT 1994;

- Việc Cộng hoà Dominica yêu cầu việc dán tem cho thuốc lá là không phù hợp với Điều III.4 của GATT 1994;

- Honduras đã không chứng minh được việc Cộng hoà Dominica yêu cầu các nhà nhập khẩu thuốc lá đưa hàng vào kho là vi phạm Điều X.1 hặc Điều III.4 của GATT 1994; và

- Trước khi chính sách được sửa đổi vào tháng 01 năm 2004, Cộng hoà Dominica đã đánh khoản thuế tiêu dùng có lựa chọn đối với thuốc lá nhập khẩu theo phương thức không phù hợp với Điều III.2 và điều X của GATT 1994.

Ban hội thẩm cũng khuyến nghị Cộng hoà Dominica sửa đổi các biện pháp của mình (đó là phí trao đổi ngoại hối, cước quá cảnh và yêu cầu dán tem thuốc lá) cho phù hợp với các quy định của WTO.

Ngày 24 tháng 01 năm 2005, Cộng hoà Dominica thông báo ý định kháng cáo về một số vấn đề trong việc giải thích luật của Ban hội thẩm. Ngày 07 tháng 02


năm 2005, Honduras cũng thông báo ý định kháng cáo về một số vấn đề về luật và pháp lý do Ban hội thẩm thực hiện.

Ngày 22 tháng 03 năm 2005, Chủ tịch Cơ quan phúc thẩm thông báo cho DSB rằng sẽ không thể gửi báo cáo của cơ quan này trong thời hạn 60 ngày do cần có thời gian hoàn thành và dịch báo cáo, cơ quan này dự tính sẽ gửi báo cáo cho các thành viên của WTO trước ngày 25 tháng 04 năm 2005.

Ngày 25 tháng 04 năm 2005, Cơ quan phúc thẩm đã gửi Báo cáo cho các thành viên. Cơ quan phúc thẩm đồng ý với 3 kết luận của Ban hội thẩm nhưng bác bỏ một số kết kuận về khía cạnh pháp lý của Ban hội thẩm. Cơ quan phúc thẩm thấy rằng:

- Cộng hoà Dominica yêu cầu dán tem thuốc lá là không phù hợp với trường hợp ngoại lệ của Điều 20(d) của GATT 1994.

- Yêu cầu các nhà nhập khẩu đưa hàng vào kho của Cộng hoà Dominica là vi phạm Điều III.4 của GATT 1994.

Tại cuộc họp ngày 19 tháng 05 năm 2005, DSB thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm và Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm.

Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp trên, có thể thấy cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã mang lại những thay đổi tích cực và có lợi cho các nước đang phát triển. Trong một hệ thống dựa trên cơ sở luật lệ, các nước đang phát triển và chậm phát triển vốn ở vị trí yếu thế hơn so với các nước phát triển có cơ hội bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn so với hệ thống được điều chỉnh bằng quyền lực. Cũng chính vì vậy, ngày càng có nhiều nước đang phát triển áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là nguyên đơn, tích cực nhất phải kể đến là các nước như Braxin, Mexico, Thái Lan. Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng, dù chiếm đa số trong WTO nhưng quyền lợi của các nước đang phát triển vẫn chưa đạt được những hiệu quả mong muốn, họ vẫn là những quốc gia bị khiếu nại nhiều nhất theo cơ chế của WTO. Vấn đề quan tâm là cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có đảm bảo được lợi ích của các nước đang phát triển hay không? Về mặt lý thuyết thì


cơ chế của WTO có tiến bộ vượt trội so với GATT, nhưng không phải nước đang phát triển nào cũng có đủ nguồn lực tài chính cũng như chuyên gia giỏi để theo đuổi các vụ kiện vốn rất tốn kém này. Đây là vấn đề khó, đòi hỏi các nước đang phát triển đã và sẽ là thành viên của WTO phải nghiên cứu kỹ khi vận dụng cơ chế này.


CHƯƠNG 3‌

ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CÁC

NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN - KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM


3.1. ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Quá trình phát triển từ GATT đến sự ra đời của WTO đã đánh dấu bước phát triển mang tính cách mạng của quan hệ thương mại quốc tế. Tính cách mạng còn được thể hiện ở sự thay thế một cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính adhoc của GATT bằng một cơ chế giải quyết tranh chấp thường trực của WTO với sự ra đời của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB), Cơ quan phúc thẩm thường trực và quy trình giải quyết tranh chấp hữu hiệu hơn. Cơ chế này đã đem lại luồng không khí mới cho thể chế thương mại đa phương, nhất là lòng tin của các nước thành viên vào việc các quy định trong WTO sẽ được thực hiện và bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ được điều chỉnh lại thông qua việc áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp của tổ chức này.

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được thể hiện trước hết không chỉ bởi tính đồ sộ của DSU, một Phụ lục riêng trong WTO về giải quyết tranh chấp thay


cho 2 điều trong GATT 47, mà còn ở phạm vi áp dụng của cơ chế này (không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại hàng hoá mà đã mở rộng sang cả lĩnh vực thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư...). Trình tự thủ tục trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO cũng góp phần nâng cao giá trị về tính công bằng của cơ chế trong việc giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên.

Hai nhà nghiên cứu Bắc Mỹ, Bush và Reinhrdt đã phân loại các vụ kiện ở GATT và WTO xảy ra trong những năm 1980 - 2000 theo tiêu chí bên bị kiện phải nhượng bộ toàn phần, một phần hay không nhượng bộ. Họ thấy rằng năng lực của các nước đang phát triển buộc các bên bị kiện chấp nhận toàn bộ tăng lên từ 36% lên tới 50% trong giai đoạn này, nhượng bộ một phần tăng từ 19% lên tới 23%. Điều này cho thấy cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có hiệu quả hơn so với GATT, ít nhất là đối với những nước có nguồn lực cho phép họ sử dụng cơ chế này.

Như một bước phát triển mang tính tính cách mạng của WTO, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã và đang thể hiện vai trò của mình trong việc giải quyết tranh chấp thương mại thế giới. Trong phạm vi luận văn này, tôi muốn đánh giá về những ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO so với cơ chế của GATT, đồng thời qua thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại mà một bên là nước đang phát triển cũng chỉ ra những hạn chế của cơ chế này.

3.1.1. Ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO


Ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được thể hiện trước hết thông qua những tiến bộ của cơ chế này so với cơ chế của GATT, đồng thời cũng được thể hiện qua hiệu quả thực tế giải quyết tranh chấp trong thời gian qua. Những ưu điểm được thể hiện ở những nội dung dưới đây:

- Ưu điểm nổi bật nhất trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO quy định về nguyên tắc tự động trong việc thành lập Ban hội thẩm, thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm.

Khác với quy định của GATT theo đó việc thành lập Ban hội thẩm đòi hỏi phải được tất cả thành viên đồng ý (kể cả thành viên đang tranh chấp), DSU quy


định Ban hội thẩm được tự động thành lập khi yêu cầu của nước khiếu nại thoả mãn các điều kiện đã quy định, trừ phi tất cả các nước thành viên nhất trí không thành lập Ban hội thẩm, tức là nhất trí phản đối việc thành lập Ban hội thẩm. Từ đó, Ban hội thẩm được thành lập trong hầu hết các trường hợp tranh chấp vì nước thành viên bị khiếu nại không có cơ hội để ngăn cản hoặc trì hoãn việc thành lập Ban hội thẩm. Trong việc thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm,

DSU quy định nếu không có nước thành viên nào kháng cáo thì Báo cáo của Ban hội thẩm sẽ tự động thông qua trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày báo cáo được gửi đến cho các nước thành viên WTO, trừ phi tất cả các nước thành viên nhất trí không thông qua. Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm cũng sẽ tự động được thông qua trong vòng 30 ngày kể từ ngày báo cáo này được gửi tới các nước thành viên WTO, nếu như không có sự nhất trí không thông qua của tất cả các nước thành viên. Nguyên tắc tự động thông qua này còn được gọi là nguyên tắc “đồng thuận phủ quyết”.

Nguyên tắc "đồng thuận phủ quyết" trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO khi thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm là một bước ngoặt, một sự tiến bộ của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Theo nguyên tắc này không một nước thành viên nào của WTO có thể ngăn cản việc thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm. Nước thành viên vi phạm muốn báo cáo không được thông qua thì phải thuyết phục tất cả các nước thành viên, kể cả nước thành viên bị vi phạm đồng ý không thông qua, điều này hầu như không thể xảy ra. Sau khi báo cáo cuối cùng được thông qua, nước thành viên vi phạm phải chấp nhận và thi hành các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Sự đảo ngược nguyên tắc đồng thuận đã dẫn đến những thay đổi cơ bản trong cơ chế giải quyết tranh chấp, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO trở nên linh hoạt hơn và ít phụ thuộc vào áp lực chính trị của bất kỳ nước nào, nhất là các nước lớn, đồng thời làm cho việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả nhất định, xây dựng được lòng tin cho các nước thành viên vào tính công bằng của hệ thống thương mại đa phương.

- Về mặt thể chế, WTO đã xây dựng được một cơ quan giải quyết tranh chấp, đó là DSB. DSB thực chất là Hội đồng chung được triệu tập để giải quyết tranh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/10/2023