Các Nước Đang Phát Triển Trong Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Của Wto – Từ Lý Thuyết Đến Thực Tế

các quy tắc và thủ tục đặc biệt sẽ được ưu tiên áp dụng. Bên cạnh đó, tính thống nhất của cơ chế thể hiện qua cơ quan giải quyết tranh chấp đứng đầu là DSB, qua trình tự thống nhất hai cấp xét xử. Tính pháp lý của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng được thể hiện ở việc các cơ quan có quyền ra phán quyết trong việc giải quyết tranh chấp gồm những thành viên độc lập và chỉ dựa vào các quy tắc đã đươc thỏa thuận trước đó, các quy trình tố tụng từ bước thành lập Ban hội thẩm, thông qua báo cáo Ban hội thẩm, báo cáo Cơ quan phúc thẩm hầu như mang tính tự động, không một quốc gia thành viên nào có thể cản trở quá trình này theo ý chí chủ quan của mình. Ngoài ra, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, với mục tiêu ưu tiên là khuyến khích các bên tranh chấp tìm kiếm được biện pháp thích hợp, thỏa đáng, tránh đối đầu nhằm nhanh chóng giải quyết tranh chấp vẫn duy trì quy định cho phép tiến hành song song thủ tục đàm phán thương lượng (môi giới, trung gian, hòa giải) vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tố tụng. Điều này giúp cho cơ chế hoạt động có hiệu quả hơn, phù hợp với mục đích đảm bảo an toàn cho hệ thống thương mại đa phương.

Với những thay đổi tích cực nêu trên, mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, các quy định của DSU đã thể hiện được mục tiêu đặt ra đó là ngăn cản chủ nghĩa đơn phương trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, tạo lập và duy trì một hành lang pháp lý phù hợp để giải quyết tranh chấp phát sinh từ đó giúp cho việc bảo đảm một sân chơi bình đẳng cho các quốc gia thành viên. Về thực tế, hiệu quả của việc áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp WTO được thể hiện qua số lượng các vụ khiếu kiện được thông báo tới WTO, số lượng các vụ việc đã giải quyết và việc thi hành các phán quyết. Tuy nhiên, kết quả đánh giá chỉ dựa vào thông báo của các bên gửi tới WTO. Kết quả giải quyết tranh chấp cũng được coi là thành công khi WTO không tìm thấy những sai sót của bên bị khiếu kiện và không đòi hỏi hành động nào của WTO [3].

Về số lượng, theo số liệu thống kê của WTO, từ ngày 1/1/1995 đến ngày 12/7/2007, trong hơn 10 năm, tổng số các vụ khiếu kiện thông báo tới WTO là 366 vụ, trong đó, có 31 vụ đang giải quyết, 102 báo cáo đã được thông qua, các

vụ tranh chấp đã được giải quyết hoặc không đưa ra là 30 vụ và tổng số giải pháp theo phương thức đa biên là 58 vụ. Như vậy, chỉ trong hơn 10 năm, số lượng các vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết theo WTO đã cao hơn hẳn so với tổng số 344 vụ tranh chấp đã được giải quyết trong suốt gần 50 năm tồn tại của GATT. Số lượng các vụ kiện được đưa ra đạt đỉnh cao vào những năm 97, 98 sau đó giảm dần và đến nay trung bình khoảng trên dưới 20 vụ mỗi năm. Tổng số vụ tranh chấp được giải quyết theo cơ chế của WTO được thống kê trong bảng sau (xem Bảng 1)

BẢNG 1- TỔNG SỐ VỤ TRANH CHẤP GIẢI QUYẾT THEO CƠ CHẾ CỦA WTO ( TỪ NĂM 1995 ĐẾN NGÀY 12/7/2007)

Năm

„95

„96

„97

„98

„99

2K

01

02

03

04

05

06

7/07

Tổng

Số

vụ

25

39

50

41

30

34

23

37

26

19

12

20

10

366

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_status_e.htm

Về sự tham gia của các nước thành viên, trong tổng số 366 vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết theo cơ chế của WTO, các nước phát triển tham gia với tư cách là nguyên đơn trong 235 vụ chiếm 60%, các nước đang phát triển khiếu kiện trong khoảng 140 vụ, chiếm gần 30% . Với tư cách là bị đơn, các nước phát triển bị kiện trong 236 vụ chiếm khoảng 63% còn các nước đang phát triển bị kiện trong 135 vụ tương ứng với 37%. Trong số các vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết theo cơ chế của WTO, các nước phát triển chiếm gần 2/3 cả về tổng số lần bị kiện cũng như đi kiện và tập trung chủ yếu vào hai trung tâm kinh tế lớn là Mỹ (82 vụ là nguyên đơn, 106 vụ là bị đơn) và Liên minh Châu Âu (72 vụ là nguyên đơn, 67 vụ là bị đơn). Các nước đang phát triển tham gia vào cơ chế này chủ yếu tập trung vào một số nước như Braxin 35 vụ (22 vụ là nguyên đơn và 13 vụ là bị đơn), Ấn Độ 34 vụ (17 vụ là nguyên đơn và 17 vụ là bị đơn), Mêxicô 30 vụ (16 vụ là nguyên đơn và 14 vụ là bị đơn)... Các nước đang phát triển khác tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO còn hạn chế khoảng gần 40% số vụ tranh chấp có bên khiếu kiện là các nước đang phát triển.

Sự tham gia của từng nhóm nước trong các vụ kiện được đưa ra giải quyết theo cơ chế của WTO được thể hiện trong bảng sau (Xem Bảng 2).

BẢNG 2 - SỐ VỤ TRANH CHẤP ĐƯA RA WTO THEO NHÓM NƯỚC

(TỪ 1995 ĐẾN NGÀY 12/7/2007)


Tư cách

Nước

Nguyên đơn

Bị đơn

Số vụ

Tỷ lệ (%)

Số vụ

Tỷ lệ (%)

Các nước đang phát triển

131

32%

140

37%

Các nước phát triển

235

68%

226

63%

Tổng số

366

100%

366

100%

Nguồn: http://www.wto.org/tratop_e/dispu_e/dispu_by_country_e.htm

Về tính chất, các tranh chấp được đưa ra giải quyết theo WTO nhiều nhất là các tranh chấp liên quan đến việc thực thi Hiệp định về thương mại hàng hoá, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM), Hiệp định về nông nghiệp và Hiệp định về chống bán phá giá (AD). Trong số các vụ tranh chấp, cũng có một số trường hợp nội dung tranh chấp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp định WTO và do đó, Ban hội thẩm sau khi xem xét đã không thể đưa ra kết luận phán quyết.

Về chất lượng giải quyết tranh chấp, nhiều tranh chấp đã được giải quyết ổn thoả ngay trong giai đoạn tham vấn, chiếm đến gần 50% trong tổng số các vụ tranh chấp. Đối với các trường hợp phải giải quyết thông qua Ban hội thẩm/Cơ quan phúc thẩm thì các báo cáo phán quyết của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm được DSB thông qua ngày càng mang tính minh bạch và nhất quán hơn. Nhiều vụ kiện phức tạp đã được giải quyết và mặc dù nhiều vụ việc còn bị trì hoãn do những nguyên nhân nhất định song đã có những vụ việc được giải quyết một cách nhanh chóng trong khoảng thời gian tương đối ngắn (13-15 tháng). Ngoài ra, các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm cũng đã thể hiện được vai trò trong việc làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong các Hiệp định có liên quan được viện dẫn. Tỷ lệ Báo cáo của Ban hội thẩm bị kháng cáo được thể hiện trong đồ thị sau:

ĐỒ THỊ 1: TỶ LỆ BÁO CÁO CỦA BAN HỘI THẨM BỊ KHÁNG CÁO (1996-2005)

Nguồn http www wto org english tratop e dispu status e htm Những số liệu trên cho thấy 1

Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_status_e.htm

Những số liệu trên cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã tạo được niềm tin ít nhất là đủ để các nước thành viên sẵn sàng viện dẫn và áp dụng cơ chế này trong giải quyết tranh chấp thương mại. Có thể nói, những thay đổi tích cực về cơ cấu và thủ tục của cơ chế giải quyết tranh chấp từ GATT đến WTO đã đem lại hiệu lực và hiệu quả áp dụng các quy tắc trong giải quyết tranh chấp. Những thay đổi này đang vẫn được tiếp tục thể hiện trong vòng đàm phán Doha. Tại vòng đàm phán này có sự bổ sung những vấn đề mới, như nông nghiệp, dịch vụ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ mà cho đến nay, khoảng một phần ba các tranh chấp liên quan đến những vấn đề “mới” này. Việc mở rộng quyền lực pháp lý của hệ thống thương mại đa phương đã ảnh hưởng đáng kể đến tính hiệu quả của thủ tục giải quyết tranh chấp. Do dó các bên cũng đã nhất trí về việc đàm phán các cải tiến và làm rõ DSU tại vòng đàm phán Doha. Mặc dù vậy, đến nay các kết quả đạt được cũng chưa rõ ràng.

Như vậy, trên cơ sở kế thừa những ưu điểm và rút kinh nghiệm từ những hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp theo GATT, WTO đã xây dựng và duy

trì một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế mang nhiều ưu điểm hơn, một hệ thống mang tính định hướng quy tắc, xóa bỏ chủ nghĩa đơn phương và đảm bảo việc giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, tin cậy hơn. Thực tế, những thay đổi tích cực của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã giúp cho WTO thực hiện được chức năng của mình là giải quyết ổn thoả các tranh chấp, đạt mục tiêu tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho các quốc gia thành viên. Quá trình giải quyết tranh chấp của WTO từ khi thành lập đến nay cho thấy bản thân cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã trở thành một trong những định chế có quyền lực nhất thế giới. Nhận định này được minh chứng bằng việc ngay cả những siêu cường quốc như Mỹ và EU cũng phải chấp nhận đưa các tranh chấp của họ ra giải quyết theo cơ chế của WTO và chấp nhận thực hiện các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp, một điều mà ngay cả Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc không phải lúc nào cũng thực hiện được [11].

CHƯƠNG 2. CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO – TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ‌

2.1 Vị thế của các nước đang phát triển trong WTO

WTO không đưa ra một định nghĩa cụ thể thế nào là một nước đang phát triển mà vị thế này do chính bản thân các nước tự tuyên bố. Mặc dù chiếm đại đa số trong WTO – 2/3 trong tổng số thành viên của WTO, thành viên là các nước đang phát triển vẫn luôn ở vị thế yếu so với các nước công nghiệp phát triển. Trước đây, trong GATT, các nước đang phát triển là một nhóm nước có sự phối hợp yếu ớt và chỉ đóng một vai trò rất nhỏ [14]. Khi đó, do không nhìn nhận GATT như là một thể chế qua đó giúp họ các thể đạt được những lợi ích trong thương mại quốc tế, các nước này không có sự tham gia năng động vào các cuộc đàm phán và định hình các chương trình nghị sự. Kết quả là, nhiều lợi ích chính đáng của họ đã bị bỏ qua. Cho đến tận khi diễn ra vòng đàm phán Uruguay, các nước đang phát triển mới nhận thấy được những tiềm năng và nhu cầu cần phải bảo vệ lợi ích của mình trong các tiến trình đàm phán đa phương và bắt đầu tham gia tích cực vào các tiến trình đó. Những kết quả của vòng đàm phán Uruguay đã mang lại những lợi ích thực sự cho các nước đang phát triển trong WTO. Mặc dù vậy, do ở vị thế thấp kém hơn trong mối quan hệ với các nước phát triển, các nước đang phát triển chỉ được hưởng những kết quả của vòng đàm phán Uruguay một cách hết sức hạn chế. Cho đến nay, sức mạnh đàm phán trong WTO cũng vẫn luôn nghiêng về các quốc gia công nghiệp phát triển.

Nguyên nhân đặt các nước đang phát triển vào vị thế bất lợi trong WTO có nhiều, trong đó phải kể đến những nguyên nhân điển hình như: Thứ nhất, do trình độ phát triển thấp nên cho các nước đang phát triển không thể khởi xướng và định hình các chương trình nghị sự cũng như tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán; Thứ hai, sự khan hiếm các nguồn lực về con người và kỹ thuật của các nước nghèo đã ảnh hưởng bất lợi tới vị thế của họ trong WTO dẫn đến tình trạng bị động của họ trong các cuộc đàm phán (hiện tại, hơn 20 nước kém phát triển không có đại diện tại Geneva, mặc dầu có khoảng từ 40 đến 50 cuộc họp

của WTO diễn ra tại đó mỗi năm); Thứ ba, các nước đang phát triển thường im lặng trong nhiều trường hợp trong đó lợi ích chính đáng của họ bị xâm phạm, do thiếu tinh thông về pháp luật WTO và không có khả năng theo đuổi các cuộc tranh chấp tốn kém, kéo dài và nhiều sức ép chính trị theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Nguyên nhân cuối cùng, các cường quốc lớn thường tự coi mình là những người chỉ huy hệ thống thương mại thế giới, coi thường vai trò của các nước đang phát triển. Các nước giàu đã tạo ra một sân chơi không bình đẳng bằng việc đưa ra những Hiệp định có lợi cho bản thân họ mà không tính đến các yêu cầu phát triển của các quốc gia nghèo hơn. Khoảng cách phát triển giữa các nước giàu và nghèo ngày càng rộng cũng làm yếu đi vị thế của các nền kinh tế đang phát triển trong WTO [15].

Mặc dù vậy, sức mạnh của các nước đang phát triển đã đang ngày càng được tăng cường và vị thế của nhóm nước này trong WTO đã dần được cải thiện. Điều này được thể hiện thông qua việc ngày càng có nhiều nước đang phát triển trở thành những đối tác quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Vòng đàm phán Doha với các vấn đề quan trọng liên quan đến lợi ích của các nước đang phát triển như tự do hoá thương mại trong nông nghiệp và hàng dệt may, mặc dù tiến triển rất chậm song đã cho thấy vai trò ngày càng tăng của các quốc gia đang phát triển trong việc xây dựng chương trình nghị sự đàm phán. Trong vòng Uruguay cũng như trong các cuộc đàm phán gần đây của WTO, nhiều nước đang phát triển đã trở thành các bên tham gia tích cực. Họ đã thể hiện sự quyết tâm trong việc thúc đẩy những đề xuất của mình và kiềm chế những mối đe doạ đối với lợi ích của họ. Thực tế là các nước đang phát triển chiếm số đông trong WTO nên tiếng nói của họ sẽ không dễ dàng bị bỏ qua nếu họ biết đoàn kết lại. Bên cạnh đó, sự gia nhập WTO của Trung Quốc, một quốc gia đang phát triển có tiềm lực mạnh mẽ tại khu vực Châu Á cũng đem lại một động lực lớn khiến tiếng nói của các nước đang phát triển có trọng lượng hơn. Hiện nay, ngày càng nhiều quốc gia nghèo sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ lợi ích của mình và chủ động đưa ra các đề nghị nhằm cải cách các quá trình của

WTO. Ví dụ, Jamaica đã đề xuất sáng kiến cho phép bên thứ ba quyền tranh tụng và tham gia đầy đủ vào quá trình xét xử.

Cũng giống như tất cả các Hiệp định khác của WTO, DSU có các quy định dành riêng cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển trong quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Đó là những quy định mang tính ưu đãi nhằm đảm bảo một cơ chế bình đẳng hơn cho các nước ở vị thế yếu hơn thông qua những đối xử đặc biệt và khác biệt.

2.2 Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển theo quy định của DSU

Thừa nhận điều kiện đặc biệt do vị thế yếu hơn của các nước thành viên đang phát triển và kém phát triển trong WTO, DSU đã dành những quy định đối xử đặc biệt và khác biệt cho nhóm các nước này trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, đối xử đặc biệt và khác biệt mang tính ưu đãi ở đây không phải là giảm nhẹ nghĩa vụ hoặc làm tăng các quyền về mặt nội dung mà là những đối xử đặc biệt và khác biệt về mặt thời hạn, về hạn chế những biện pháp có thể ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các nước thành viên đang phát triển và những ưu đãi về hỗ trợ, tư vấn pháp lý. Những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển được quy định tại các Điều 3.12, 4.10, 8.10, 12.10, 12.11, 21.2, 21.7, 21.8, 24 và

27.2 của DSU.

2.2.1 Các ưu đãi chung

Điều 3.12 DSU quy định cho phép nước thành viên đang phát triển khởi kiện chống lại một nước thành viên phát triển có thể áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp được Đại hội đồng GATT thông qua theo Quyết định ngày 5/4/1966 (BISD 14S/18). Theo Quyết định này, thời hạn giải quyết vụ việc của Ban hội thẩm ngắn hơn rất nhiều so với quy trình thông thường mà DSU quy định. Khi áp dụng trình tự theo quyết định này, Ban hội thẩm phải đệ trình báo cáo của mình trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, trừ trường hợp Ban hội thẩm cho rằng thời hạn theo quy định tại Quyết định nêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2023