Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO - 2

thể áp dụng DSU để giải quyết. Nếu cơ quan giải quyết tranh chấp cho rằng hành vi đó là nghiêm trọng thì cơ quan giải quyết tranh chấp có thể cho phép thành viên bị vi phạm tạm hoãn thi hành nghĩa vụ hoặc cam kết đối với bên kia phù hợp với các quy định của WTO. Như vậy, một nước thành viên có thể viện dẫn đến DSU để giải quyết tranh chấp khi cho rằng bên kia không thực hiện nghĩa vụ hoặc cam kết theo Hiệp định mà không cần xem xét đến lợi ích có được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo Hiệp định có bị vô hiệu hay suy giảm hay không.

1.1.3 Cơ quan giải quyết tranh chấp

Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong WTO bao gồm: Hội đồng giải quyết tranh chấp (viết tắt là DSB – Dispute Settlement Body), các Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm thường trực, Ban thư ký WTO, các trọng tài, các chuyên gia độc lập và một số tổ chức chuyên môn.

Trong đó, DSB là cơ quan cao nhất, bao gồm đại diện của tất cả các thành viên WTO chịu trách nhiệm quản lý thực hiện và áp dụng các quy định của DSU thông qua việc giám sát toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp. DSB có thẩm quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, duy trì giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm đình chỉ việc áp dụng các Hiệp định có liên quan đối với một nước thành viên, cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Ban hội thẩm (theo Điều 8 DSU), được thành lập cho từng vụ việc cụ thể gồm có ba hội thẩm viên hoặc trường hợp đặc biệt có thể có năm hội thẩm viên là những chuyên gia đươc tuyển chọn từ danh sách các cá nhân thuộc tổ chức chính phủ, phi chính phủ có năng lực và độc lập chịu trách nhiệm xét xử các tranh chấp giữa các thành viên thông qua việc rà soát các dữ liệu thực tế và các lập luận do các bên tranh chấp trình lên. Nhiệm vụ của Ban hội thẩm là xem xét các khía cạnh về tình tiết và pháp lý của vụ kiện để lập báo cáo có kết luân về vụ việc trình lên DSB. Nếu được DSB thông qua thì Báo cáo của Ban hội thẩm

được xem như là phán quyết của DSB về vụ khiếu kiện và có giá trị ràng buộc thi hành đối với các bên.

Để đảm bảo cho Ban hội thẩm có thể làm việc một cách linh hoạt, hiệu quả và nhanh chóng, DSU quy định cụ thể về thời gian cho từng giai đoạn tố tụng cũng như thời gian làm việc cụ thể của Ban hội thẩm nhằm tránh tình trạng trì trệ trong giải quyết tranh chấp có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Một thời gian biểu chi tiết cho lịch làm việc của Ban hội thẩm được quy định trong Phụ lục 3 mục 12 của DSU. Trong quá trình xem xét vụ việc, Ban hội thẩm có quyền tìm kiếm thông tin từ mọi nguồn và trưng cầu ý kiến giám định của các chuyên gia bên ngoài về những vấn đề kỹ thuật.

Cơ quan phúc thẩm là một cơ quan thường trực của WTO gồm 7 thành viên là những người có uy tín được công nhận, có kinh nghiệm chuyên môn đã được chứng minh về pháp luật, thương mại quốc tế và những nội dung của các Hiệp định có liên quan nói chung. Cơ quan phúc thẩm có nhiệm vụ rà soát kháng cáo về các vấn đề luật đã được Ban hội thẩm giải quyết. Cơ quan phúc thẩm cũng có một ban thư ký để hỗ trợ về hành chính và pháp lý. Ban thư ký này hoàn toàn tách biệt với Ban thư ký của WTO ngoại trừ các liên hệ về hành chính.

Tổng Giám đốc WTO có vai trò hỗ trợ thiện chí, hòa giải hoặc trung gian, bổ nhiệm Hội thẩm viên, bổ nhiệm trọng tài.

Ban Thư ký WTO đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, chịu trách nhiệm trợ giúp về mặt thủ tục, lịch sử, pháp lý cho Ban hội thẩm. Một trong những vai trò đặc biệt quan trọng của Ban thư ký WTO là ghi nhớ các vụ việc để tạo ra sự liên tục và nhất quán giữa các Ban hội thẩm qua các vụ việc được giải quyết. Nhờ vai trò này của Ban Thư ký, DSU có thể đảm bảo được mục tiêu là tạo ra sự an toàn và khả năng dự đoán trước đối với hệ thống thương mại đa biên. Do được thường xuyên cọ sát trong các vụ giải quyết tranh chấp, Ban thư ký đã tích luỹ được chuyên môn thậm chí chuyên sâu hơn thành viên Ban hội thẩm [12].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

1.1.4 Thủ tục giải quyết tranh chấp

Thủ tục giải quyết tranh chấp thông thường gồm ba bước chính là (i) tham vấn giữa các bên; (ii) quá trình xét xử của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm (nếu có); và (iii) thực thi các phán quyết, bao gồm cả áp dụng biện pháp trả đũa trong trường hợp bên thua kiện không thực thi phán quyết.

Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO - 2

1.1.4.1 Tham vấn

Tham vấn là thủ tục bắt buộc đầu tiên phải tiến hành đối với mỗi tranh chấp được giải quyết theo DSU (Điều 4 DSU). Cũng như dưới thời GATT, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO dựa trên mục đích chính là nhằm bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo các quy định của Hiệp định WTO, ưu tiên giải quyết tranh chấp theo cách thức phù hợp với các quy định của Hiệp định WTO (Điều 3.7 DSU). Theo đó, tham vấn là việc các bên tranh chấp tiến hành đàm phán với nhau để đưa ra một thoả thuận thống nhất về giải quyết tranh chấp. Mục đích của tham vấn là tạo điều kiện để các bên chủ động tìm kiếm mang tính xây dựng một giải pháp thoả đáng cho các bên, nhanh chóng giải quyết được tranh chấp mà không phải tranh tụng. Giải pháp được thoả thuận trong giai đoạn này phải phù hợp với các quy định trong các Hiệp định có liên quan, không làm vô hiệu hoặc suy giảm lợi ích thành viên hay cản trở việc đạt được mục tiêu của Hiệp định WTO. Thời hạn tối đa của quá trình tham vấn là 60 ngày. Chỉ sau khi thủ tục tham vấn bắt buộc này không mang lại được một giải pháp thoả đáng cho các bên trong thời hạn trên thì bên khiếu kiện mới có thể đề nghị tiến hành quy trình xét xử của Ban hội thẩm.

Theo quy trình này, đề nghị tham vấn được coi như là việc chính thức đưa một tranh chấp ra WTO và khởi động quá trình giải quyết tranh chấp theo các quy định của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Theo quy định tại Điều 4.4 DSU, thành viên khiếu kiện đưa ra đề nghị tham vấn với thành viên bị kiện đồng thời thông báo đề nghị này với DSB, các Hội đồng và Uỷ ban giám sát Hiệp định liên quan. Một đề nghị tham vấn phải được đệ trình bằng văn bản và phải

đưa ra được các lý do đề nghị, xác định các vấn đề gây tranh cãi và chỉ ra các cơ sở pháp lý của bên khiếu kiện.

Trừ trường hợp có các thỏa thuận khác, bên bị khiếu kiện phải trả lời đề nghị tham vấn trong vòng 10 ngày và phải tiến hành tham vấn với thiện chí trong khoảng thời gian không quá 30 ngày sau ngày nhận được đề nghị tham vấn. Nếu bên bị khiếu kiện không đáp ứng thời hạn trên, bên khiếu kiện ngay lập tức có thể tiến hành các bước để có thể xét xử giải quyết tranh chấp và đề nghị thành lập một Ban hội thẩm (Điều 4.3 của DSU). Ngay cả trong trường hợp bên bị khiếu kiện cam kết tham vấn thì bên khiếu kiện vẫn có thể tiến hành đề nghị thành lập một Ban hội thẩm trong khoảng thời gian sớm nhất là 60 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị tham vấn, với điều kiện là vẫn chưa tìm được một giải pháp thỏa đáng nào trong quá trình tham vấn. Tuy nhiên, bước tham vấn có thể kết thúc sớm hơn nếu các bên cũng cân nhắc thấy rằng các cuộc tham vấn không giải quyết được tranh chấp (Điều 4.7 của DSU). Trong thực tế, các tranh chấp thường cho phép các bên có một khoảng thời gian đáng kể dài hơn mức tối thiểu là 60 ngày. Trong trường hợp khẩn cấp bao gồm các vấn đề liên quan tới hàng hóa dễ hư hỏng, các thành viên phải tham gia vào tham vấn trong khoảng thời gian không quá 10 ngày sau ngày nhận được đề nghị tham vấn. Nếu các cuộc tham vấn không giải quyết được tranh chấp trong khoảng thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị thì bên khiếu kiện có thể đề nghị thành lập một Ban hội thẩm (Điều 4.8 của DSU). Một thành viên của WTO không phải là bên khiếu kiện, không phải là bên bị khiếu kiện có thể quan tâm đến vấn đề mà các bên tranh chấp đang thảo luận trong các cuộc tham vấn của họ. Trong trường hợp đó, thành viên nói trên được coi là bên thứ ba trong các cuộc tham vấn. Thành viên đó có thể đề nghị tham gia các cuộc tham vấn nếu thấy lợi ích của họ bị tác động bởi các cuộc tham vấn này.

Với mục tiêu xuyên suốt là giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả, tránh sự đối đầu giữa các thành viên, DSU cho phép các bên tranh chấp có thể áp dụng các phương thức trung gian, hòa giải hoặc môi giới vào bất

kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp. Việc sử dụng các biện pháp này là hoàn toàn do các bên tự nguyện, có thể bắt đầu hoặc chấm dứt bất kỳ lúc nào, được tiến hành không công khai nhằm đảm bảo tính bí mật đồng thời không làm ảnh hưởng đến các bước tố tụng khác. Thông thường, Tổng Giám đốc WTO, với khả năng và thẩm quyền của mình, sẽ đứng ra làm trung gian, hòa giải. Ngoài môi giới, trung gian, hoà giải, các thành viên WTO có thể thỏa thuận sử dụng trọng tài như một phương thức thay thế để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp đó, các bên tranh chấp có thể xác định vấn đề và thủ tục cần tuân thủ. Thoả thuận sử dụng trọng tài phải được thông báo nhanh chóng cho tất cả các thành viên để đảm bảo việc tham dự thích đáng vào quá trình phân xử trọng tài. Mọi phán quyết trọng tài khi đó đều có hiệu lực thông qua DSB và chế tài WTO có thể được áp dụng nếu có bên không tuân thủ phán quyết.

1.1.4.2 Quy trình Ban hội thẩm và Xét xử phúc thẩm

Nếu việc tham vấn không mang lại được một giải pháp thỏa đáng cho các bên tranh chấp và do đó tranh chấp không được giải quyết trong vòng 60 ngày (hoặc 20 ngày trong những trường hợp khẩn cấp), bên khiếu kiện có thể yêu cầu lập Ban hội thẩm. Ban hội thẩm phải được thành lập chậm nhất là tại cuộc họp của DSB tiếp theo cuộc họp mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra như một mục của chương trình nghị sự DSB trừ khi có quyết định đồng thuận không thành lập Ban hội thẩm. Các bên tranh chấp sẽ có 20 ngày để thống nhất lựa chọn hội thẩm viên; nếu họ không nhất trí, Tổng Giám đốc sẽ chỉ định hội thẩm viên. Công dân các nước tham gia tranh chấp (kể cả công dân của cùng một liên minh thuế quan hoặc thị trường chung) không được làm hội thẩm viên. Các bên tranh chấp cũng có 20 ngày kể từ khi thành lập Ban hội thẩm để thống nhất "quy chế làm việc" của Ban hội thẩm; nếu không, quy chế làm việc chuẩn sẽ được áp dụng. Trường hợp có nhiều thành viên cùng đề nghị lập Ban hội thẩm và một vụ tranh chấp liên quan đến quyền lợi của nhiều thành viên, một Ban hội thẩm có thể xem xét tranh chấp của nhiều bên khiếu nại, và các bên thứ ba có quyền lợi cũng có quyền được trình bày với Ban hội thẩm.

Ban hội thẩm làm việc theo một thời gian biểu chặt chẽ được quy định cụ thể tại Phụ lục 3 của DSU, thông thường không quá 6 tháng (3 tháng trong trường hợp khẩn cấp). Ban hội thẩm sẽ xem xét các giải trình bằng văn bản cũng như họp để nghe trình bày của các bên tranh chấp và các bên thứ ba. Ban hội thẩm có thể tìm kiếm thông tin và tư vấn kỹ thuật từ các nguồn thích hợp hoặc có thể yêu cầu báo cáo tư vấn của Nhóm Rà soát Chuyên môn để lập dự thảo báo cáo. Dự thảo báo cáo sẽ được gửi cho các bên tranh chấp lấy ý kiến. Sau khi các bên có ý kiến, Ban hội thẩm chuẩn bị một báo cáo tạm thời gồm có các số liệu, trích dẫn điều luật. Báo cáo tạm thời được gửi cho các bên và các bên có thể yêu cầu triệu tập cuộc họp với Ban hội thẩm để thảo luận các vấn đề nêu ra. Tại giai đoạn cuối của quá trình rà soát tạm thời, Ban hội thẩm soạn ra một báo cáo cuối cùng và gửi đến DSB. DSB có thể xem xét báo cáo 20 ngày sau khi báo cáo được gửi đến các thành viên. Nếu có điểm không đồng tình, các bên phải nêu ra ít nhất 10 ngày trước phiên họp của DSB để xem xét báo cáo của Ban hội thẩm. Trong vòng 60 ngày sau ngày chuyển báo cáo đến các bên, DSB phải thông qua trừ khi một bên tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về quyết định kháng nghị của mình hoặc DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua báo cáo này.

Các bên tranh chấp (không tính các bên thứ ba) có thể kháng nghị báo cáo của Ban hội thẩm lên một Cơ quan Phúc thẩm gồm 7 thành viên được lập ra để tiếp nhận kháng nghị. Cơ quan Phúc thẩm chia thành nhóm 3 người. Các thành viên Cơ quan Phúc thẩm được bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm và không được liên quan tới bất kỳ chính phủ nào. Cơ quan Phúc thẩm có quyền ủng hộ, sửa đổi hoặc bác bỏ những diễn giải pháp lý của Ban hội thẩm. Nói chung, quá trình kháng nghị phải hoàn thành trong vòng 60 ngày kể từ ngày một bên tranh chấp chính thức thông báo quyết định kháng nghị của mình. Khi Cơ quan Phúc thẩm thấy mình không thể đưa ra báo cáo trong vòng 60 ngày thì phải thông báo cho DSB bằng văn bản lý do trì hoãn cùng với một khoảng thời gian dự kiến phải trình báo cáo nhưng không vượt quá 90 ngày trong mọi trường hợp. Trong vòng

30 ngày sau khi báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được gửi cho các thành viên, báo cáo này phải được DSB thông qua và "được các bên tranh chấp chấp nhận không điều kiện", trừ khi DSB đồng thuận không thông qua báo cáo.

Như vậy, trừ khi các bên tranh chấp có thoả thuận khác, thời hạn tính từ ngày DSB thành lập Ban hội thẩm đến ngày DSB xem xét báo cáo của Ban hội thẩm hoặc của Cơ quan Phúc thẩm để thông qua là không quá 9 tháng (nếu báo cáo của Ban hội thẩm không bị kháng cáo) hoặc 12 tháng (nếu báo cáo bị kháng cáo). Các báo cáo về việc xét xử vụ kiện một khi đã được DSB thông qua sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc các bên tranh chấp và các bên tranh chấp có nghĩa vụ thực thi các phán quyết.

1.1.4.3 Thực thi phán quyết

Sau khi DSB thông qua các báo cáo về việc xét xử vụ kiện (báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ quan xét xử phúc thẩm trong trường hợp kháng nghị), trong vòng 30 ngày, bên thua kiện phải thông báo cho DSB về dự định thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Bên thua kiện có nghĩa vụ tuân thủ các khuyến nghị và phán xử của DSB trong một khoảng "thời gian hợp lý". Khoảng “thời gian hợp lý” được xác định tại Điều 21.3 của DSU theo một trong ba phương pháp sau: (i) Khoảng thời gian do DSB định ra theo đề nghị của thành viên có liên quan; (ii ) Khoảng thời gian do các bên tranh chấp thống nhất; và

(iii) Khoảng thời gian do trọng tài xác định trong vòng 90 ngày sau khi thông qua báo cáo. Trong trường hợp này, thời gian đề xuất sẽ không quá 15 tháng kể từ ngày thông qua báo cáo nhưng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy theo hoàn cảnh.

Nếu các khuyến nghị và phán xử của DSB không được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý, có hai chế tài có thể áp dụng: bồi thường và trả đũa (hay ngừng ưu đãi). Cả hai lệnh trừng phạt đều tạm thời. Không có trừng phạt nào được coi là sự thay thế cho việc thực thi một khuyến nghị hay một quy định của các Hiệp định WTO. Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không có các biện pháp sửa chữa theo như quyết định của DSB, DSB có

thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các “biện pháp trả đũa” (trừng phạt thương mại). Những biện pháp như vậy có ý nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế mạnh như Mỹ hay Liên minh châu Âu. Ngược lại, ý nghĩa của chúng giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn.

1.2 Đánh giá chung về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Được hình thành và phát triển trên nền tảng các quy định về giải quyết tranh chấp của GATT, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã có những thay đổi tích cực góp phần nâng cao hiệu lực và tác dụng của cơ chế này với mục đích giải quyết ổn thoả các tranh chấp thương mại quốc tế, duy trì ổn định và phát triển hệ thống thương mại đa phương theo Hiệp định WTO. Ngoài việc tiếp tục kế thừa những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp theo GATT như cân bằng quyền và nghĩa vụ, giải quyết tích cực các tranh chấp, cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trả đũa khi chưa được phép, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã có những thay đổi tích cực, mang lại những hiệu quả to lớn trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên WTO. Bên cạnh những thay đổi hết sức quan trọng, tạo bước đột phá cho cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO như áp dụng nguyên tắc đồng thuận phủ quyết, rút gọn thời gian, đẩy nhanh tiến độ giải quyết tranh chấp, bổ sung thủ tục kháng cáo và xét xử phúc thẩm và cho phép mở rộng lĩnh vực trả đũa, so với GATT, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, nhìn chung về tổng thể mang tính hệ thống thống nhất và tính pháp lý cao hơn. Tính hệ thống thống nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp thể hiện trước hết bởi nền tảng pháp lý của cơ chế là DSU với các quy định toàn diện và nhất quán về đối tượng, phạm vi áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp. Sự thống nhất này của DSU cho phép các nước thành viên có quyền tiến hành khiếu nại bất kỳ nước thành viên nào vi phạm bất cứ một Hiệp định có liên quan nào thuộc diện điều chỉnh của DSU. Khi có sự khác nhau giữa các quy tắc và thủ tục của DSU và các quy tắc, thủ tục trong các Hiệp định riêng biệt có liên quan, thì

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí