Giải Quyết Tranh Chấp Của Các Nước Đang Phát Triển Theo Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới


Trong khi đó, các nước phát triển lợi dụng sự phát triển và lợi thế cạnh tranh của mình trong những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao và vốn lớn như dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư, đã tìm cách thể chế hoá chính thức các lĩnh vực đó trong hệ thống thương mại thế giới và họ đã thành công. Ngoài ra, họ đưa thêm những vấn đề mới vào trong chương trình tự do hoá của WTO là minh bạch trong mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh và vấn đề môi trường.

Cho đến thời điểm này, ở một chừng mực nhất định, các nước đang phát triển đã thành công trong việc phản đối đưa thêm những nội dung trên vào chương trình tự do hóa của WTO. Tuy nhiên, những thành công trên của các nước đang phát triển hết sức mỏng manh và các nước phát triển vẫn tiếp tục bằng cách này hay cách khác để đạt được mục đích của họ là đưa những vấn đề trên vào vòng đàm phán mới của WTO. Hơn thế, các nước phát triển còn thông qua các kênh khác như Tổ chức Lao động quốc tế - ILO để gây sức ép đưa vấn đề tiêu chuẩn lao động vào WTO. Trên thực tế các nước phát triển đã có một số thành công trong việc đưa thêm những vấn đề mới không nằm trong các hiệp định của WTO. Ví dụ Hiệp định về Công nghệ thông tin (ITA), đây là lĩnh vực mà các nước phát triển trên thực tế là có lợi thế cạnh tranh. Khác với Vòng đàm phán Uruguay, các dự thảo về đầu tư và công nghệ thông tin chỉ được đàm phán trong một nhóm các nước phát triển lớn như Mỹ, Canada, EU, Nhật trước khi đưa ra thảo luận chung. Nội dung Hiệp định cũng như toàn bộ tiến trình đàm phán được tiến hành bí mật và đi ngược lại với nguyên tắc công khai minh bạch của WTO. Các nước đang phát triển bị ép đưa ra các cam kết với rất ít lợi ích trong điều kiện phát triển hiện nay.

Hệ thống thương mại thế giới dưới sự điều chỉnh của GATT trước đây và WTO hiện nay dường như thiên về thực hiện các thoả thuận dựa trên cơ sở có đi có lại được nhấn mạnh ở Phần mở đầu của GATT và WTO. Mặc dù trong GATT 1994, các nước kém phát triển và đang phát triển được phần nào miễn trừ việc đưa ra các cam kết trên cơ sở có đi có lại (phần IV, GATT, Điều XXXVI), nhưng trên thực tế, hầu hết các cam kết đưa ra trong đàm phán song phương cũng như đa phương đều theo những nguyên tắc ngầm định là "cho nhiều thì có nhiều, cho ít thì có ít, không


cho thì không có". Điều này hạn chế rất nhiều sự phát triển kinh tế của các nước thành viên đang phát triển khi điều kiện kinh tế của họ còn kém nhiều so với các nước phát triển.

Một nhân tố chi phối việc thực hiện các quy định của WTO, đặc biệt là các cơ hội kinh tế và triển vọng thương mại của các nước đang phát triển, đó là chính sách và biện pháp thương mại trong nước của các nước phát triển. Do phạm vi và quy mô kinh tế của các nước phát triển là rất lớn, đặc biệt là Mỹ, EU, Nhật Bản, nên các chính sách kinh tế thương mại của họ tác động đáng kể đến môi trường thương mại thế giới. Các nước phát triển thường áp dụng các chính sách và biện pháp hạn chế thương mại trong các lĩnh vực như dệt may, giày da, thép, nông nghiệp… dưới sức ép của các nhóm lợi ích và ngành công nghiệp trong nước bị thiệt hại thương mại. Nạn nhân của các chính sách và biện pháp hạn chế này sẽ là các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh trong những lĩnh vực nói trên. Thông thường việc áp dụng những chính sách đó là trái với quy định của GATT/WTO. Tuy nhiên, dưới sức ép của các nhóm lợi ích và ngành công nghiệp trong nước, chính phủ của các nước phát triển sẵn sàng đi ngược lại với những quy định chung của GATT/WTO để bảo vệ những nhóm này, thực chất là bảo vệ chính lọi ích chính trị của chính phủ đương thời.

Các nước đang phát triển trong Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO:

DSU quy định việc nguyên tắc đối xử đặc biệt với các nước đang phát triển khi áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cụ thể như sau:

- Trước hết, Điều 4.10 của DSU quy định trong khi tham vấn, các thành viên phải đặc biệt chú ý đến những vấn đề cụ thể và quyền lợi của các thành viên là các nước đang phát triển. Điều này được hiểu rằng, những khó khăn về kinh tế, thương mại của nước thành viên đang phát triển phải được các nước thành viên phát triển chú ý cân nhắc tới trong suốt giai đoạn tham vấn.

- Điều 3.12 của DSU cho phép các nước đang phát triển có thể áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp được Đại hội đồng GATT thông qua theo Quyết định ngày 5 - 4 - 1966. Quyết định 1966 rất có lợi cho các nước đang phát triển, bởi vì


trong một thời gian ngắn có thể chấm dứt hành vi vi phạm của nước thành viên vi phạm hoặc đòi bồi thường hoặc được phép trả đũa. Khi áp dụng Quyết định này để giải quyết tranh chấp, các nước đang phát triển có lợi thế như:

+ Ngay lập tức được Tổng giám đốc WTO làm trung gian để tìm ra một giải pháp thoả đáng cho vụ tranh chấp.

+ Nhanh chóng có được kết quả giải quyết tranh chấp, vì theo Quyết định 1966 thời hạn hoạt động của Ban hội thẩm là rất ngắn: 60 ngày kể từ ngày nhận được vụ tranh chấp, Ban hội thẩm phải đệ trình báo cáo của mình, trừ phi Ban hội thẩm quyết định kéo dài thời hạn hoạt động nếu thấy cần có thêm thời gian.

- Điều 8.10 của DSU quy định khi một tranh chấp xảy ra giữa một thành viên phát triển và một thành viên đang phát triển, nếu có yêu cầu của nước đang phát triển, thì Ban hội thẩm sẽ có ít nhất một hội thẩm lấy từ thành viên đang phát triển. Quy định này có lợi cho thành viên đang phát triển vì hội thẩm viên này thấu hiểu đặc thù, khó khăn cũng như quyền lợi của nước đang phát triển và nêu ra để trao đổi, cân nhắc với các hội thẩm viên khác khi soạn thảo báo cáo hội thẩm. Nếu không có yêu cầu gì thì Ban hội thẩm chỉ bao gồm các hội thẩm viên từ các nước phát triển. Vì thế, Việt Nam sau này, nếu tham gia vào giải quyết tranh chấp tại WTO thì nên đưa ra các yêu cầu của mình về việc thành lập Ban hội thẩm.

- Theo Điều 12.10 của DSU thì trong khuôn khổ tham vấn liên quan đến biện pháp do một thành viên đang phát triển tiến hành, các bên có thể đồng ý kéo dài thời gian được quy định trong Điều 4.7 và 4.8. Sau khi hết thời hạn liên quan, nếu việc tham vấn giữa các bên thất bại, Chủ tịch DSB sẽ quyết định, sau khi tham vấn với các bên, liệu xem có kéo dài thời hạn liên quan hay không, và nếu có, thì kéo dài bao lâu. Thêm vào đó, trong khi xem xét một đơn kiện đối với một thành viên đang phát triển, Ban hội thẩm sẽ tạo đủ thời gian cho thành viên đang phát triển để chuẩn bị và trình bày lập luận của mình. Các quy định ở Điều 20.1 và Điều 21.4 sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ vụ kiện nào theo đoạn này.


- Khi một hoặc nhiều bên là nước đang phát triển thì trong báo cáo của Ban hội thẩm sẽ chỉ ra một cách rõ ràng hình thức trong đó có tính đến các điều khoản có liên quan đến chế độ đãi ngộ khác biệt và ưu đãi hơn đối với thành viên là các nước đang phát triển tạo nên một phần của những hiệp định có liên quan mà những hiệp định này đã được các nước đang phát triển nêu lên trong quá trình tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp (Điều 12.11 của DSU).

- Việc giám sát thực hiện các khuyến nghị và phán quyết cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề đã và đang là nội dung của việc giải quyết tranh chấp ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên là các nước đang phát triển (Điều 21.2 của DSU). Nếu vấn đề được thành viên đang phát triển đưa ra, DSB sẽ xem xét để có hành động tiếp theo phù hợp với các trường hợp (Điều 21.7 của DSU). Nếu tranh chấp này do thành viên đang phát triển đưa ra, khi cân nhắc biện pháp phù hợp có thể được áp dụng, DSB sẽ cân nhắc không chỉ khía cạnh thương mại của các biện pháp bị khiếu nại, mà còn cả những ảnh hưởng của chúng tới nền kinh tế của các thành viên đang phát triển có liên quan (Điều 21.8 của DSU).

- Khi xem xét vụ việc có liên quan đến một nước kém phát triển, Điều 24.1 của DSU cũng khuyến nghị bên khiếu kiện kiềm chế đưa vụ việc ra theo thủ tục giải quyết tranh chấp, yêu cầu bồi thường, hay xin phép thực hiện việc trả đũa hoặc tạm dừng thực hiện các nghĩa vụ khác theo thủ tục này. Trong một vụ việc, nếu thủ tục tham vấn có liên quan đến một nước kém phát triển thất bại, thì nước này có thể đề nghị Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch DSB đứng ra làm môi giới trước khi đưa ra yêu cầu thành lập Ban hội thẩm (Điều 24.2).

- Về mặt trợ giúp kỹ thuật, theo Điều 27.2 của DSU, khi Ban thư ký giúp các thành viên về giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của họ, thì cũng cần cung cấp thêm tư vấn pháp lý và hỗ trợ về việc giải quyết tranh chấp cho các thành viên là các nước đang phát triển. Để đạt được điều đó, Ban thư ký có thể cung cấp chuyên gia pháp lý có năng lực từ các cơ quan hợp tác kỹ thuật của WTO cho bất cứ thành viên nào là các nước đang phát triển nếu có yêu cầu. Chuyên gia này sẽ giúp thành viên


là các nước đang phát triển theo cách nhằm đảm bảo tính khách quan của Ban thư ký.

Trong quá trình xem xét vụ tranh chấp mà nước thành viên đang phát triển là nước bị khiếu nại thì Ban hội thẩm cho phép nước thành viên đang phát triển có đủ thời gian để chuẩn bị và trình bày lập luận của mình, do nước đang phát triển còn nhiều hạn chế nên chưa có khả năng ứng phó nhanh về mặt pháp lý và kỹ thuật để chuẩn bị kịp chứng cứ và lập luận. Ngoài khía cạnh thương mại của vụ tranh chấp, Ban hội thẩm cũng phải cân nhắc tới sự tác động của các biện pháp đang bị khiếu nại tới nền kinh tế của nước thành viên đang phát triển. Trong quá trình giám sát thi hành phán quyết, lợi ích của nước thành viên đang phát triển liên quan đến nội dung của phán quyết sẽ được DSB đặc biệt chú ý tới. Nếu nước bị vi phạm là nước đang phát triển thì DSB có thể kiến nghị một số giải pháp cụ thể để nước phát triển thực hiện, nhằm khôi phục đầy đủ quyền lợi cho nước đang phát triển.

Như vậy, những ưu đãi được dành cho các nước đang phát triển chủ yếu là về thời hạn, hạn chế áp dụng những biện pháp có thể gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của các nước này và các biện pháp hỗ trợ về mặt kỹ thuật.

2.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN THEO CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Trước cơ chế của WTO, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT (chủ yếu được quy định ở Điều XXII và Điều XXIII của GATT) trong suốt quá trình tồn tại của mình đã có 344 vụ kiện. Từ năm 1948 đến hết năm 1988 đã có 207 vụ kiện được khởi kiện ra GATT, trong đó có 88 vụ đã đem lại phán quyết cuối cùng và trong số 88 phán quyết này thì có 68 phán quyết tuyên nước bị đơn có vi phạm. Riêng trong thập kỷ 1980 đã có 115 đơn kiện đem lại 47 phán quyết trong đó có 40 phán quyết có vi phạm. Trong 5 năm cuối tồn tại của GATT (1990 - 1995) đã có 71 đơn kiện đem lại 22 phán quyết, trong đó có 20 phán quyết có vi phạm.

Mặc dù luôn chiếm đa số tại GATT, nhưng vì những lý do lịch sử (đa số các nước đang phát triển từng là thuộc địa của các nước phát triển) nên thái độ của các nước đang phát triển luôn nghi ngờ và e dè đối với những cơ chế do các nước


phương Tây đặt ra. Quan điểm chung của các nước đang phát triển đối với Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT trong khoảng 30 năm (1948 - 1978) là "phớt lờ" cơ chế này. Trong khoảng thời gian này số vụ kiện của các nước đang phát triển chỉ chiếm có 12% tổng số vụ kiện tại GATT và đa số là kết thúc thông qua thương lượng trước khi Ban hội thẩm của GATT thông qua báo cáo cuối cùng. Chỉ đến thời kỳ sau Vòng đàm phán Tokyo (1973 - 1979), các nước đang phát triển, đặc biệt là một số nước công nghiệp mới (NICs) như Braxin, Mexico, Ấn Độ, Argentina mới thực sự quan tâm và sử dụng thường xuyên hơn Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Sự thay đổi này xuất phát từ những lý do sau:

- Sự giảm sút của thương mại thế giới những năm 1970 do tác động của hai cuộc khủng hoảng dầu lửa đã dẫn đến việc trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển.

- Quá trình công nghiệp hóa ở một số nước đang phát triển đã đem lại những thành quả đầu tiên, nổi bật nhất là trong một số ngành sản xuất công nghiệp và chế biến, các nước NICs đã đạt được ưu thế cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của phương Tây và bắt đầu dư thừa năng lực sản xuất ở một số lĩnh vực như may mặc, điện tử dân dụng, thép. Các nước này bắt đầu nhận thức được cần phải sử dụng nhiều công cụ để tiếp cận thị trường tiêu thụ của các nước phương Tây và khi cần thiết sử dụng cả cơ chế giải quyết tranh chấp. Ngoài ra việc thành lập một bộ phận pháp lý trực thuộc Ban thư ký GATT đã giúp cung cấp những trợ giúp kỹ thuật có hiệu quả cho cho các nước đang phát triển trong việc nghiên cứu về cơ cấu thể chế và pháp lý của GATT và tư vấn pháp lý cho các nước này trong quá trình chuẩn bị các tài liệu và thủ tục khiếu kiện.

Những nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT đã được WTO kế thừa và phát triển. Tính đến nay, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã hoạt động được hơn 10 năm và tương đối hiệu quả. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã đem lại một sự rõ ràng và lường trước được kết quả giải quyết tranh chấp,


các phán quyết được DSB thông qua ngày càng có sự nhất quán, thống nhất cao, nhất là đối với Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm.

Kể từ vụ việc đầu tiên được đưa ra giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO ngày 10 tháng 01 năm 1995 (vụ Singapore kiện Malaysia về việc cấm nhập khẩu chất Polyethylen và Polypropylene) cho đến 20 tháng 06 năm 2005, đã có 332 vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Sự tham gia của các nước phát triển và đang phát triển vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng rất khác nhau: các nước phát triển có 210 yêu cầu, các nước đang phát triển có 122 yêu cầu. Các nước có tỷ trọng thương mại lớn đã tham gia rất tích cực vào cơ chế giải quyết tranh chấp này như Mỹ, EC, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ, Mexico… Các vụ tranh chấp nảy sinh nhiều trong những năm cuối của thế kỷ trước (khoảng 39 vụ/năm). Từ năm 1999 trở lại đây, trung bình hàng năm có khoảng 27 vụ tranh chấp được giải quyết theo cơ chế của WTO. Con số này cho thấy tính hiệu quả của cơ chế giải quyết này (gần gấp ba lần số lượng những vụ kiện hàng năm được thụ lý dưới thời GATT). Một số vụ tranh chấp trong số này đã có thể dẫn đến chiến tranh thương mại gây tác hại nghiêm trọng nếu không có cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã làm trong thời gian vừa qua (ví dụ gần đây nhất là vụ tranh chấp thương mại giữa Mỹ và EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và phán quyết của toà án WTO cho phép các nước EU trả đũa Mỹ và buộc Mỹ phải chấm dứt đánh thuế phân biệt đối xử với các sản phẩm thép của EU). Trên thực tế, nhiều nền kinh tế thành viên của WTO tuy nhỏ yếu nhưng đã thắng kiện Mỹ. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, có những tranh chấp nằm trong phạm vi của các Hiệp định đã được ký kết của WTO nhưng cũng có những tranh chấp, sau quá trình xem xét và phân tích, Ban hội thẩm kết luận là không nằm trong khuôn khổ của WTO và do đó không thể đưa ra kết luận.

Trong 332 vụ tranh chấp được đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO,

các nước đang phát triển tham gia với tư cách là nguyên đơn là 122 vụ, chiếm 36,75% tổng số vụ tranh chấp, với tư cách là bị đơn là 127 vụ, chiếm 38,2% tổng số (Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3).


Bảng 2.1: Số vụ tranh chấp giải quyết theo cơ chế của WTO (1995 - 2004)


Năm

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Vụ số

1-

25

26-

64

65-

114

115-

155

156-

185

186-

219

220-

242

243-

279

280-

305

306-

324

Số vụ

25

39

50

41

30

34

23

37

26

19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - 8

Nguồn: http:/www.wto.org/dispute settlement - chronological list of disputes cases


Bảng 2.2: Số vụ tranh chấp của các nước đang phát triển đưa ra WTO (1995-2004)


Năm

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Bị đơn

12

11

10

5

7

18

17

17

15

5

Nguyên

đơn

7

18

21

11

12

19

11

8

9

6

Tổng số

19

29

31

16

19

37

28

25

24

11

Nguồn: http:/www.wto.org/dispute settlement - chronological list of disputes cases


Bảng 2.3: Số vụ tranh chấp đưa ra WTO theo nhóm nước (đến 20/06/2005)


Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

Tổng số

Nguyên đơn

210

Nguyên đơn

122

332

Bị đơn

205

Bị đơn

127

332

Nguồn: http: /www.wto.org/ dispute settlement-disputes by country

Trong số những vụ tranh chấp được đưa ra WTO, các nước phát triển chiếm gần 2/3 cả về tổng số lần bị kiện cũng như đi kiện và tập trung chính vào hai trung tâm kinh tế lớn là Mỹ (80 vụ là nguyên đơn và 89 vụ là bị đơn) và Cộng đồng châu Âu (70 vụ nguyên đơn và 53 vụ bị đơn). Các nước đang phát triển tham gia vào cơ chế này chủ yếu tập trung vào một số nước như Braxin 35 vụ (22 vụ nguyên đơn và 13 vụ bị đơn), Ấn Độ 33 vụ (16 vụ nguyên đơn và 17 vụ bị đơn), Mêxico 28 vụ (15 vụ nguyên đơn và 13 vụ bị đơn), Hàn Quốc 25 vụ (12 vụ nguyên đơn, 13 vụ bị đơn), Argentina 25 vụ (9 vụ nguyên đơn và 16 vụ bị đơn), Chi Lê 20 vụ (10 vụ nguyên đơn và 10 vụ bị đơn). Các nước đang phát triển còn lại tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO còn hạn chế. (Bảng 4).

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 28/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí