Định Hướng Về Quy Định An Toàn Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


nghĩa thống kê (p-value nhỏ hơn 0.05 và hệ số beta dương). Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu của Ahmad et al. (2008); Büyüksalvarci & Abdioğlu (2011); Dreca (2013); Shaddady & Moore (2015). Tuy nhiên, kết quả này lại trái ngược với kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh. Theo nghiên cứu của Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh thì CAR và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch còn nghiên cứu của Thuy & Chi (2015) cho thấy CAR và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ tỷ lệ thuận nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Dự phòng rủi ro tín dụng là quỹ dùng để bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định là một biện pháp mà cơ quan quản lý yêu cầu đối với các NHTM nhằm bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro, do đó nó là một trong biện pháp đảm bảo an toàn và lành mạnh trong hoạt động của NHTM. Dự phòng rủi ro riêng phụ thuộc vào phân chia các nhóm nợ của ngân hàng. Khi các khoản cho vay được phân chia vào các nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro của khoản cho vay thì dự phòng rủi ro tín dụng có khả năng bù đắp tốt nhất khi xảy ra rủi ro.

Theo cách tính CAR hiện tại của Việt Nam thì dự phòng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định CAR của các NHTM Việt Nam. Cụ thể, dự phòng chung được đưa vào vốn bổ sung và dự phòng cụ thể được khấu trừ vào tài sản có rủi ro. Do đó, khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng sẽ làm tăng tử và giảm mẫu số tính CAR. Như vậy, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng làm tăng CAR của ngân hàng.

(v) Tác động của đòn bẩy tới an toàn vốn

LEV – Tỷ lệ đòn bẩy có tương quan nghịch với CAR và có ý nghĩa thống kê (p- value nhỏ hơn 0.05 và hệ số beta âm). Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu của Ahmad et al. (2008); Büyüksalvarci & Abdioğlu (2011); Bateni et al. (2014); Shaddady & Moore (2015). Các nghiên cứu về tác động của tỷ lệ đòn bẩy tới CAR của các NHTM Việt Nam của Thuy & Chi (2015); Trương Thị Hoài Linh (2016); Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017) cũng đã chỉ ra rằng đối với các NHTM có tỷ lệ đòn bẩy cao (sử dụng nhiều vốn nợ) sẽ làm giảm khả năng an toàn vốn.

Ngân hàng càng huy động nhiều nợ trong khi vốn chủ sở hữu không tăng tương ứng sẽ khiến cho các cổ đông đối mặt với rủi ro lớn hơn, tăng nguy cơ mất an toàn vốn. Khi huy động tiền gửi và đi vay tăng làm cho khả năng thanh khoản của các ngân hàng tăng nhưng lại dẫn đến tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán. Khi rủi ro tăng lên các cổ đông sẽ yêu cầu tăng tỷ lệ lợi nhuận làm cho các ngân hàng có tỷ lệ vốn vay cao khó khăn trong việc huy động vốn mới do chi phí vốn cổ phần cao. Điều này có nghĩa là ngân hàng có đòn bẩy cao thì tỷ lệ an toàn vốn thấp.


(vi) Tác động của khả năng thanh khoản tới an toàn vốn

LIQ – Tỷ lệ tài sản thanh khoản có tương quan thuận với CAR và có ý nghĩa thống kê (p-value nhỏ hơn 0.01 và hệ số beta dương). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Berger & Bouwman (2009); Aktas et al. (2015); Anamika Singh et al (2016); Trương Thị Hoài Linh (2016).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Khả năng thanh khoản là một trong chỉ số phản ánh mức độ lành mạnh tài chính của ngân hàng Khi khả năng thanh khoản cao, ngân hàng ít phải đối mặt với rủi ro thanh khoản hơn, hoạt động của ngân hàng an toàn hơn. Do đó, khi tỷ lệ tài sản thanh khoản tăng làm tăng khả năng an toàn vốn của NHTM.

(vii) Tác động của nợ xấu bán cho VAMC tới an toàn vốn

Các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 16

VAMC- Nợ xấu bán cho VAMC có tương quan thuận với CAR và có ý nghĩa thống kê (p-value nhỏ hơn 0.01 và hệ số beta dương). Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam, đảm bảo an toàn và lành mạnh trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, NHNN đã đề ra một loạt các giải pháp, một trong những giải pháp đó là thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng – VAMC. VAMC có vai trò làm giảm gánh nặng nợ xấu trên bảng cân đối kế toán cho các ngân hàng, bằng cách mua nợ xấu của các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3%. Nhờ đó mẫu số tính CAR

- tổng tài sản điều chỉnh rủi ro tín dụng giảm và CAR tăng lên.

(viii) Tác động của quy mô ngân hàng tới an toàn vốn

SIZE – Quy mô ngân hàng có tương quan nghịch với CAR và có ý nghĩa thống kê (p-value nhỏ hơn 0.05 và hệ số beta âm). Nghĩa là các ngân hàng có quy mô lớn thường giữ CAR ở mức thấp. Hầu hết các quan điểm về mặt lý thuyết và các nghiên cứu nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy quy mô của ngân hàng có tương quan nghịch với CAR. Bởi các NHTM lớn thường có xu hướng đa dạng hoá hoạt động, có kinh nghiệm trong việc quản lý rủi ro, có khả năng huy động vốn với chi phí rẻ hơn. Kleff & Weber (2003) cũng khẳng định rằng các ngân hàng lớn có thể duy trì vốn ít hơn do lợi thế của họ trong việc đảm bảo các yêu cầu về vốn của họ từ các nguồn bên ngoài tương đối dễ dàng. Họ cũng cho rằng yêu cầu về vốn của các ngân hàng lớn là thấp hơn bởi vì họ có cơ hội đầu tư lớn hơn và danh mục đầu tư của họ đa dạng hóa ở mức độ lớn.

Quy mô ngân hàng có tương quan nghịch với CAR và điều này là phù hợp với lý thuyết về cấu trúc vốn, lý thuyết đánh đổi của cấu trúc vốn. Nghĩa là khi quy mô tăng lên, ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận các thị trường với chi phí giao dịch thấp hơn


nên thường duy trì CAR thấp hơn (Brown & Octavia, 2009). Thực tế cho thấy các NHTM Việt Nam có quy mô lớn như: NHTM Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; NHTMCP Công thương Việt Nam; NHTMCP Ngoại thương Việt Nam … là những ngân hàng có quy mô lớn nhất trong HTNH Việt Nam và tỷ lệ vốn của các ngân hàng này thường tiệm cận với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thấp hơn tỷ lệ an toàn vốn trung bình ngành.

Các kết quả thực nghiệm đều cho thấy mối tương quan nghịch giữa quy mô ngân hàng và CAR: Gropp & Heider (2007); Asarkaya & Özcan (2007); Ahmad et al. (2008); Mohamed Romdhane (2012); Dreca (2013); Bateni et al. (2014); Thuy & Chi (2015); Trương Thị Hoài Linh (2016); Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017).

(ix) Tác động của lãi suất tới an toàn vốn

INT – Lãi suất cho vay có tương quan nghịch với CAR và có ý nghĩa thống kê (p-value nhỏ hơn 0.1 và hệ số beta âm). Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu Boyd & De Nicolò (2005); Williams (2011); Mili et al.(2014).

Lãi suất cao làm cho việc quản lý ngân hàng trở nên khó khăn hơn vì giá trị tài sản và nợ trong tương lai trở nên không chắc chắn. Bên cạnh đó, tài sản của ngân hàng được tài trợ bằng chủ yếu bằng nợ, nên sự biến động về lãi suất sẽ làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán. Do hậu quả của những thay đổi này, các ngân hàng phải đối phó môi trường không dự đoán được và cạnh tranh hơn. Do đó, lãi suất cao làm giảm thu nhập ngân hàng do phải trả nhiều nợ nên ngân hàng có thể giữ CAR thấp hơn. Lãi suất cho vay cao gây ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, tỷ lệ khách hàng phá sản cao hơn và rủi ro hoạt động cho vay cao làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến an toàn vốn của ngân hàng.

Thực tế tại Việt Nam cũng cho thấy, giai đoạn 2008-2011, lãi suất cao biến động không ngừng, các ngân hàng chạy đua lãi suất đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh, hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản, không trả được nợ cho ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, đe dọa tới tính lành mạnh và an toàn của HTNH Việt Nam.

(x) Tác động của tỷ giá tới an toàn vốn

EXC – Tỷ lệ tăng giảm tỷ giá giữa đồng VND và USD có tương quan nghịch với CAR và có ý nghĩa thống kê (p-value nhỏ hơn 0.1 và hệ số beta âm). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Williams (2011); Mili et al. (2014). Theo Williams (2011), mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ giá và CAR, ngụ ý rằng tỷ giá thực gia tăng làm giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào HTNH và do đó làm giảm hệ số CAR. Bên cạnh đó, sự ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ cho thấy việc đảm bảo sức


mua của đồng nội tệ, hạn chế rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp. Ngược lại, khi tỷ giá gia tăng, đồng nội tệ bị mất giá, các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ, chịu gánh nặng nợ nần nhiều hơn, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó, gây rủi ro cho ngân hàng, làm giảm khả năng an toàn vốn của các ngân hàng.

(xi) Tác động của mức độ an toàn vốn toàn ngành tới an toàn vốn

ACAR- Tỷ lệ an toàn vốn trung bình ngành có tác động cùng chiều lên CAR (p- value nhỏ hơn 0.05 và hệ số beta dương). Kết quả này là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wong et al. (2005). Theo quan điểm của các nhà quản lý ngân hàng, duy trì mức vốn cao như một tín hiệu cho thấy các ngân hàng có năng lực tài chính tốt. Đặc biệt, khi thị trường và cơ quan xếp hạng có thể căn cứ vào mức độ an toàn vốn của ngân hàng với các ngân hàng khác để đánh giá sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Ngân hàng có thể nắm giữ nhiều vốn hơn yêu cầu như là một tín hiệu cho thị trường về tính lành mạnh và an toàn của ngân hàng, cũng như tín hiệu cho thấy ngân hàng có khả năng huy động vốn với lãi suất thấp hơn vì lý do cạnh tranh. CAR trung bình của hệ thống các TCTD cao sẽ tạo áp lực buộc các NHTM cũng phải duy trì CAR ở mức cao.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Trong chương 4, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu, xác định các biến nghiên cứu và thang đo các biến nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời, luận án tiến hành kiểm định các giả thuyết về các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam bằng cách hồi quy mô hình nghiên cứu theo phương pháp ước lượng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả cho thấy, khả năng an toàn vốn của các NHTM Việt Nam (đo lường thông qua biến CAR) có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với các nhân tố như: Tỷ lệ an toàn vốn kỳ trước; khả năng sinh lời; dự phòng rủi ro tín dụng; khả năng thanh khoản; nợ xấu bán cho VAMC; mức độ an toàn vốn của toàn ngành. Đồng thời khả năng an toàn vốn của các NHTM Việt Nam có tương quan nghịch và có ý nghĩa thống kê với các nhân tố như: nợ xấu; đòn bẩy; lãi suất; tỷ giá.

Tuy nhiên, các nhân tố: cho vay; mức độ sở hữu của Chính phủ và tỷ lệ lạm phát có tác động tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam nhưng không có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, do vấn đề đa cộng tuyến nên không thể xem xét tác động của tốc độ tăng trưởng nền kinh tế và áp lực của các quy định tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam.


CHƯƠNG 5

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

5.1. Định hướng về quy định an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Các NHTM Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, là kênh tiết kiệm an toàn của người dân, đồng thời cung ứng các dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích góp phần giảm thói quen thanh toán bằng tiền mặt của các tổ chức cá nhân. Chính vì vậy, sự phát triển, hiệu quả hoạt động của các NHTM có vai trò quan trọng không chỉ đối với HTNH mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

Định hướng chiến lược phát triển HTNH Việt Nam đến năm 2030 được Chính phủ nêu rõ trong Quyết định số 986/QĐ-TTg: “Quan điểm của Chính phủ Việt Nam là phát triển HTNH giữ vai trò trọng yếu trong hệ thống tài chính quốc gia. Sự ổn định và phát triển của HTNH là điều kiện tiên quyết đảm bảo ổn định và tăng trưởng nền kinh tế của đất nước”.

Phát triển HTNH Việt Nam theo hướng đảm bảo tính minh bạch, an toàn, cạnh tranh bình đẳng lành mạnh trong hoạt động của các NHTM. Hướng tới HTNH hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ trong cung ứng dịch vụ và quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Để đạt được điều đó, các NHTM Việt Nam từng bước phải nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, đảm bảo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở, “các NHTM Nhà nước đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô thị phần, khả năng điều tiết thị trường và đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến, chủ động hội nhập quốc tế, tích cực tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém theo chỉ đạo của NHNN” (Quyết định số 986/QĐ-TTg).

Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu phát triển HTNH nhiệm vụ cụ thể được đề ra

đối với HTNH Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

Thứ nhất, HTNH đảm bảo an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế về vốn Basel II.

Mục tiêu đề ra là đến năm 2020, HTNH Việt Nam cơ bản đảm bảo CAR theo chuẩn mực của Basel II “trong đó ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II phương pháp tiêu chuẩn trở lên”. Đồng thời, đến năm 2025, các NHTM đã áp dụng


thành công Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn và có chất lượng quản trị tốt sẽ thực hiện áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao.

Thứ hai, nâng cao năng lực tài chính của các NHTM thông qua tăng Vốn tự có.

Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM thông qua việc tăng vốn tự có và cải thiện chất lượng vốn tự có để đảm bảo yêu cầu về vốn điều lệ và CAR theo lộ trình thực hiện Basel II tại Việt Nam. Các NHTM Nhà nước (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam) phải tăng vốn điều lệ để đảm bảo CAR theo lộ trình thực hiện Basel II tại Việt Nam nhưng đồng thời đảm bảo vai trò nắm giữ cổ phiếu chi phối của Nhà nước. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào các NHTM Việt Nam góp phần tăng nguồn lực về vốn của các NHTM Việt Nam.

Thứ ba, nâng cao năng lực quản trị của các NHTM, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro.

Nâng cao năng lực quản trị của các NHTM theo hướng tăng cường trách nhiệm, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản trị ngân hàng. Tăng cường tiếp cận, học hỏi, tận dụng nguồn lực về công nghệ quản trị của các nhà đầu tư nước ngoài. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành và quản lý NHTM. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động phân tích và phòng ngừa rủi ro. Đồng thời có đảm bảo vấn đề về an ninh công nghệ thông tin, nâng cao tính bảo mật thông tin khách hàng.

Nâng cao năng lực quản trị điều hành theo hướng đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của TCTD phù hợp với lộ trình thực hiện Basel II tại Việt Nam: “Hoàn thiện và áp dụng hệ thống QTRR phù hợp với nguyên tắc chuẩn mực của Uỷ ban Basel và lộ trình áp dụng Basel II tại Việt Nam. Đồng thời, hoàn thiện và áp dụng các quy định về quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, ý thức tuân thủ pháp luật có đạo đức và tinh thần trách nhiệm minh bạch chính xác thông tin về chiến lược kinh doanh, sở hữu tình hình tài chính cơ cấu quản lý quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.” (Quyết định số 986/QĐ-TTg).

Thứ tư, tiếp tục cơ cấu lại HTNH, xử lý triệt để nợ xấu và các NHTM yếu kém theo cơ chế thị trường.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của HTNH Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới là phải xử lý triệt để nợ xấu và các NHTM yếu kém. Mục tiêu là đưa tỷ lệ nợ xấu của toàn HTNH xuống mức dưới 3%. Nâng cao vai trò của


VAMC trong việc xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Phát triển thị trường mua bán nợ xấu theo nguyên tắc thị trường.

Xây dựng bộ tiêu chí để phân loại xếp hạng các NHTM trong đó xác định rõ NHTM lành mạnh, NHTM yếu kém và NHTM có tầm quan trọng trong HTNH. Đồng thời hoàn thiện tiêu chuẩn, cơ chế quản lý, giám sát phù hợp với từng loại NHTM.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ các NHTM được chỉ định tiếp nhận quản lý NHTM yếu kém và NHTM tham gia tái cơ cấu. Xây dựng và ứng dụng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro đối với HTNH, xây dựng kịch bản, cơ chế xử lý khi xảy ra khủng hoảng hệ thống và xử lý các NHTM có tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, bảo đảm NHNN có quyền can thiệp vào hoạt động của các NHTM có nguy cơ rủi ro cao nhằm bảo vệ sự an toàn của HTNH và an toàn đối với tiền gửi của người dân. Xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo giữa các NHTM, tình trạng lợi dụng quyền quản trị, điều hành, hay quyền của các cổ đông lớn thực hiện thao túng trong hoạt động của NHTM. Đồng thời, hoàn thiện quy định pháp lý về sáp nhập hợp nhất phá sản NHTM.

NHNN khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất để các NHTM lớn, có khả năng đảm bảo an toàn, lành mạnh; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tái cơ cấu các NHTM yếu kém. Thúc đẩy hoạt động mua bán sáp nhập trên cơ sở tự nguyện và theo cơ chế thị trường góp phần cải thiện quy mô, năng lực quản trị của các NHTM yếu kém.

Đồng thời, NHNN cũng tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các TCTD nước ngoài thực hiện kinh doanh tại Việt Nam, cũng như hỗ trợ các NHTM Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề khó khăn, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các NHTM Việt Nam và các TCTD nước ngoài.

Thứ năm, minh bạch hóa và tăng chất lượng thông tin công bố

Tiếp tục củng cố vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia – CIC nâng cao chất lượng thông tin cá nhân và doanh nghiệp hỗ trợ các TCTD tiếp cận thông tin đầy đủ để có thể cung ứng các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả, an toàn thực hiện đúng lộ trình đề án phát triển CIC đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt, cụ thể là tăng cường đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin để CIC trở thành kênh thông tin đáng tin cậy, giúp NHNN thực hiện hoạch định chính sách và hỗ trợ các TCTD trong việc ngăn ngừa, hạn chế rủi ro.

Minh bạch hoá và tăng chất lượng thông tin được công bố trên thị trường tiền tệ để cải thiện lòng tin của nhà đầu tư, người gửi tiền. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng để hỗ trợ điều hành của NHNN và

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí