Dư Nợ Các Nhóm 2 - 5 Của Ngân Hàng Nam Á Giai Đoạn 2009 – 2013


nhiều năm trước nhưng bộc lộ rõ nhất trong năm 2011 với tỷ lệ nợ xấu là 2,84% do trong những năm 2006, 2007 và đầu năm 2008, dư nợ cho vay lĩnh vực đầu tư xây dựng, bất động sản tăng cao do chạy theo tăng trưởng nóng của nền kinh tế và những năm sau đó chịu tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, giá cả giảm mạnh khiến một số công ty không có khả năng trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ xấu tăng cao. Tuy nhiên, qua hai năm 2012 và 2013, ngân hàng Nam Á đã triển khai các giải pháp kiềm chế nợ xấu gia tăng, thu hồi nợ đến hạn và chủ động xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và phù hợp với quy định của pháp luật nên tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của ngân hàng đã giảm xuống đáng kể, cụ thể năm 2012 là 2,71% giảm 0,13% so với năm 2011 và năm 2013 là 1,48% giảm 1,23% so với năm 2012. Năm 2013 là năm vẫn còn khá khó khăn với ngành ngân hàng nhưng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Nam Á ở mức 1,48%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân ngành là 3,8%, phản ánh việc ngân hàng đã chú trọng đến công tác xử lý nợ xấu. Ngoài ra năm 2013 có mức độ tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều so với những năm trước đây nên tỷ lệ nợ xấu giảm trong khi giá trị tuyệt đối lại tăng lên.

Để thấy rõ hơn tình hình chất lượng dư nợ cho vay của ngân hàng Nam Á, cần phân tích cụ thể hơn về dư nợ của từng nhóm nợ để từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình nợ xấu tại ngân hàng Nam Á.


180,000

160,000

140,000

120,000

100,000

80,000

60,000

40,000

20,000

0

Nợ nhóm 2

Nợ nhóm 3

Nợ nhóm 4

Nợ nhóm 5

2009 2010 2011 2012 2013


Biểu đồ 2.2: Dư nợ các nhóm 2 - 5 của ngân hàng Nam Á giai đoạn 2009 – 2013


Nợ nhóm 2 giảm vào năm 2010 nhưng sau đó lại tăng lên đột ngột vào năm 2011 và năm 2012 với tốc độ tăng lần lượt là 138.5% so với năm 2010 và 11.61% so với năm 2011. Tuy nhiên qua năm 2013 nợ nhóm 2 giảm mạnh cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối, cụ thể là giảm xuống còn 40,628 triệu đồng tương ứng giảm 76.87% so với năm 2012 và chiếm tỷ lệ 0.34% trong tổng dư nợ, đây là một tỷ lệ khá thấp và đúng theo định hướng của ngân hàng Nam Á giảm tỷ lệ nợ nhóm 2 xuống phải nhỏ hơn 3%. Nợ nhóm 3 có xu hướng giảm dần từ năm 2009 đến năm 2012. Tuy nhiên vào năm 2013 lại tăng lên đạt 21,806 triệu đồng tương ứng tăng 37.5% so với năm 2012 và chiếm tỷ lệ 0.19% trong tổng dư nợ. Việc tăng lên này một phần là do một số doanh nghiệp sau khi cơ cấu nợ nhiều lần không trả được nợ vay ngân hàng hoặc dòng tiền kinh doanh thu hồi chậm do bị chiếm dụng theo quy định bắt buộc phải chuyển nhóm nợ, vì thế trong số nợ nhóm 2 giảm có một phần được chuyển sang nợ nhóm 3 dẫn đến nợ nhóm 3 tăng lên. Nợ nhóm 4 vào năm 2011 tăng mạnh, có tốc độ tăng cao nhất so với các nhóm nợ còn lại. Năm 2011, nợ nhóm 4 tăng 158.5% so với năm 2010 đạt 105,435 triệu đồng trong khi các năm 2009 và 2010 nợ nhóm 4 ở mức thấp. Năm 2011 tình hình khó khăn của kinh tế trong nước thể hiện rõ nét nhất, các doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa dẫn đến hàng tồn kho tăng mạnh và ở mức cao, với tình hình này doanh nghiệp duy trì


hòa vốn là quá khó chưa kể tới là phải có lợi nhuận để trả nợ cho ngân hàng. Hàng loạt khó khăn diễn ra cùng với việc thắt chặt hơn các chính sách của chính phủ, lạm phát tăng cao,… dẫn đến nợ nhóm 4 tăng lên đột ngột. Qua năm 2012 và 2013, nợ nhóm 4 giảm dần và chiếm tỷ lệ 0.41% trong tổng dư nợ.

Đáng chú ý là nợ nhóm 5 tăng lên liên tục trong năm 2009 – 2013, từ 35,615 triệu đồng năm 2009 tăng lên đến 100,657 triệu đồng vào năm 2013. Vì nợ nhóm 4 không xử lý kịp đến cuối năm 2012 sẽ chuyển sang nợ nhóm 5, làm gia tăng nợ nhóm 5, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù giá trị tuyệt đối tăng lên nhưng tỷ lệ nợ nhóm 5 trong tổng dư nợ của ngân hàng Nam Á chiếm tỷ trọng nhỏ và ổn định, cụ thể năm 2013 tỷ lệ nợ nhóm 5 chiếm 0.87% giảm so với năm 2012, nguyên nhân của việc giảm này một phần là do dư nợ năm 2013 tăng cao so với những năm trước. Tuy nhiên, điều này cho thấy trong năm 2013 tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng việc xử lý nợ xét đến cùng vẫn không đạt được hiệu quả cao sau nhiều năm triển khai các phương pháp xử lý nợ xấu vì tỷ lệ nợ nhóm 2 và nhóm 4 giảm một phần do đã chuyển sang nợ nhóm 3 và nhóm 5 làm cho việc trích lập dự phòng rủi ro tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng, có thể thấy rõ tình hình này khi lợi nhuận kinh doanh năm 2013 giảm so với năm 2012.

Dự phòng rủi ro tín dụng được xem như là cơ chế kiểm soát đối với rủi ro dự kiến. Ngân hàng dự đoán khả năng mất vốn thông qua việc xếp khách hàng vay vào các nhóm nợ theo quy định, vì vậy số dư quỹ trích lập dự phòng rủi ro phản ánh thực trạng nợ có vấn đề của ngân hàng.

Bảng 2.6: Dự phòng rủi ro của ngân hàng Nam Á giai đoạn 2009 – 2013


Đvt: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng

25,691

54,369

52,679

69,622

76,468

Tỷ lệ DPRRcho vay KH/tổng dư nợ

0.51%

1.03%

0.84%

1.11%

0.66%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Nam Á - 6

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Nam Á)


Trong giai đoạn 2009 – 2013, ngân hàng Nam Á đã tăng dần trích lập dự phòng, nâng dần tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/tổng dư nợ để cải thiện nguồn tiền để đối phó và xử lý nợ xấu sau này. Cụ thể, năm 2009 số tiền trích lập dự phòng rủi ro là 25,691 triệu đồng, năm 2010 tăng lên đạt 54,369 triệu đồng, ba năm sau dự phòng rủi ro tiếp tục tăng đạt 52,679 triệu đồng năm 2012, 69,622 triệu đồng năm 2012 và 76,468 triệu đồng năm 2013. Bên cạnh việc trích lập dự phòng giúp cho ngân hàng tự chủ về tài chính khi gặp khó khăn thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng Nam Á ngày càng tăng còn cho thấy các khoản cho vay hiện nay của ngân hàng có nhiều rủi ro và khả năng thu hồi nợ thấp. Ngân hàng cần có những biện pháp để hạn chế tỷ lệ nợ xấu trong những năm tới.

2.2.2. Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng TMCP Nam Á:


Qua phân tích thực trạng, ta thấy các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng Nam Á là những nhân tố chính sách tín dụng của ngân hàng: cho vay với tỷ trọng lớn vào lĩnh vực rủi ro như bất động sản; từ các yếu tố vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng kinh tế.. tác động xấu đến việc kinh doanh của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng. Ngoài ra, khi thực hiện nghiên cứu nội bộ, phỏng vấn và khảo sát các cán bộ làm việc tại ngân hàng Nam Á, tác giả tổng hợp được các nhân tố sau:

- Từ phía khách hàng cho vay: qua nghiên cứu tại ngân hàng Nam Á, có trường hợp khách hàng vay nhưng khi tới kỳ hạn trả nợ thì cố tình không trả, hoặc không hợp tác, hoặc bỏ trốn.

- Từ bên trong ngân hàng Nam Á:

+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Do tính chất khác nhau giữa các khách hàng, để chấm điểm tín dụng, ngân hàng Nam Á phân chia các khách hàng thành 3 nhóm: Nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế, nhóm khách hàng là cá nhân kinh doanh, nhóm khách hàng là cá nhân vay tiêu dùng. Ngân hàng xếp hạng rủi ro của khách hàng thành 10 hạng có rủi ro từ thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D. Việc chấm điểm dựa trên 2 phần: chấm điểm dựa trên các chỉ


Bước 1

Bước 2

tiêu tài chính và chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính dựa trên sự đánh giả chủ quan của Cán bộ chấm điểm.



Thu thập thông tin

Chấm điểm chỉ

tiêu phi tài chính

Thông tin khách

hàng

Môi trường kinh

doanh

Đặc điểm kinh

doanh

Hoạt động kinh doanh

của DN

Quan hệ với ngân

hàng

Chấm điểm chỉ

tiêu tài chính

Xác định

quy mô

Chấm điểm

các chỉ số

tài chính

Chấm điểm các chỉ số phi tài

chính

Tổng hợp điểm và

xếp hạng KH


Bước 3

Bước 4

Hình 2.1: Chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho KHDN


Qua nghiên cứu, khảo sát thì tác giả nhận thấy hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng Nam Á có những tiêu chí đánh giá chưa phù hợp, như trong xếp hạng khách hàng doanh nghiệp: những tiêu chí như vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần, tổng tài sản nếu tách riêng sẽ không hợp lý vì có những ngành nghề đòi hỏi nhiều lao động nhưng ngược lại ít vốn, ngược lại có những ngành nghề đòi hỏi vốn rất cao nhưng lại ít lao động. Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, sẽ có vốn kinh doanh lớn, doanh thu lớn, tuy nhiên số lượng lao động của doanh nghiệp này sẽ không thể bằng một doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, biểu điểm đánh giá quy mô của doanh nghiệp được xây dựng áp dụng chung cho các ngành, điều này chưa hợp lý, bởi đối với mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì quy mô lớn hay nhỏ là khác nhau.

- Chưa có quy định chấm điểm đối với loại hình sở hữu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, một số chỉ tiêu phi tài chính nếu như quá mang tính hình thức và phụ thuộc quá nhiều vào chủ quan đánh giá của Cán bộ tín dụng thì cũng không nên áp dụng tỷ trọng cao trong mô hình là 70%.

Chấm điểm dựa trên chỉ tiêu thông tin khách hàng, năng lực của khách hàng và quan hệ với ngân hàng là chưa đủ, cần phối kết hợp với chỉ tiêu tài sản đảm bảo của khách hàng – một phần quan trọng trong khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Quy trình cho vay: quy trình cho vay tại ngân hàng còn nhiều bất cập, không có sự phân cấp kiểm soát tín dụng, không có bộ phận quản trị xử lý rủi ro. Cán bộ tín dụng hiện nay trực tiếp thực hiện tất cả các công việc từ tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn, xem xét hồ sơ, thẩm định hồ sơ khách hàng (hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay); theo dõi, kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ, lãi, phí cho đến khi tất toán khoản vay. Như vậy, không có sự kiểm tra, giám sát chéo lẫn nhau, dẫn đến có nhiều hồ sơ không được đánh giá một cách khách quan, dễ phát sinh tiêu cực giữa cán bộ tín dụng và khách hàng vay vốn. Đồng thời cán bộ tín dụng phải ôm đồm quá nhiều việc, thiếu chuyên môn hóa trong công việc.


Ngoài ra, qui định thời gian thẩm định một hồ sơ vay vốn quá ngắn, cho vay tiêu dùng: không quá 2 ngày làm việc, cho vay bổ sung vốn kinh doanh: tối đa không quá 04 ngày làm việc, cho vay theo dự án đầu tư: tối đa không quá 10 ngày làm việc

Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, CBTD và thẩm định phải thẩm định hồ sơ nhanh, thời gian thẩm định một TSĐB chỉ trong 1 ngày làm việc, với lượng hồ sơ nhiều thì trung bình 1 ngày 1 cán bộ phải thẩm định 2 hồ sơ trở lên, với áp lực như vậy dẫn đến cán bộ không còn đủ thời gian để kiểm tra đầy đủ các thông tin về tài sản đảm bảo dẫn đến con số bị sai lệch, ảnh hưởng đến việc phân tích khả năng trả nợ của khách hàng, và làm gia tăng rủi ro nợ xấu.

+ Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng của ngân hàng Nam Á chưa hợp lý, quá đặt nặng vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến tăng trưởng tín dụng quá cao và cho vay tập trung vào những lĩnh vực có rủi ro cao. Tăng trưởng tín dụng nóng và nợ xấu phát sinh sẽ có độ trễ thời gian, độ trễ thời gian tính từ thời điểm tăng trưởng tín dụng nóng và thời điểm phát sinh nợ xấu tùy thuộc vào thời hạn của các khoản tín dụng. (Phan Thị Thu Hà, 2009).

Như đã phân tích trong phần thực trạng, năm 2011, 2012, và 2013 ngân hàng liên tục tăng trưởng tín dụng, và tập trung phần lớn vào cho vay bất động sản và xây dựng, với tình hình nền kinh tế hiện nay, dự báo nợ xấu của ngân hàng trong những năm tới sẽ gia tăng.

+ Thiếu kiểm tra, giám sát sau cho vay: thường thời gian thẩm định lại hồ sơ ở ngân hàng Nam Á là 12 tháng, điều này cũng tạo rủi ro không phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm của sự suy giảm giá trị của TSĐB. Việc kiểm tra, giám sát sau cho vay ở Nam Á hầu như chỉ mang tính hình thức dẫn đến việc không phát hiện kịp thời các sai sót và vi phạm. Là nguyên nhân phát sinh nợ xấu.

+ Năng lực và đạo đức của CBTD: trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng chưa đồng đều, còn hạn chế về khả năng thu thập và phân tích thông tin trong thẩm định và xử lý tín dụng.

Một số CBTD đạo đức nghề nghiệp, tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc còn chưa cao, vi phạm quy trình tín dụng. Một bộ phận cán bộ của hệ


thống ngân hàng bị đồng tiền và cơ chế thị trường cám dỗ đã đặt lợi ích cá nhân lên trên, lợi dụng công việc được giao để móc ngoặc với con nợ, lợi dụng kẽ hở để làm giàu bất hợp pháp, gây thiệt hại nhiều về tài sản tiền vốn cho ngân hàng.

Vừa qua, một cán bộ nguyên là giám đốc ngân hàng Nam Á- chi nhánh Hà Nội đã bị xét xử trong vụ “đại án nghìn tỷ”, vị giám đốc này đã tiếp tay cho khách hàng dùng hồ sơ giả vay 50 tỉ đồng của Ngân hàng Nam Á – chi nhánh Hà Nội.

+ Áp lực chỉ tiêu: Áp lực cạnh tranh để giành thị phần, không chỉ ngân hàng Nam Á mà các ngân hàng khác đều đưa ra chỉ tiêu cao đối với mỗi CBTD. Đối với Nam Á, mỗi tháng CBTD phải giải ngân 7 tỷ, lần thứ nhất, lần thứ hai không đạt chỉ tiêu sẽ nhận được thư nhắc nhở, lần thứ ba nếu tiếp tục không đạt chỉ tiêu sẽ bị đánh giá, xếp loại không đạt, ảnh hưởng đến lương, thưởng của CBTD đó....vì áp lực nặng về chỉ tiêu như vậy, CBTD phải bằng mọi cách cho vay được hoặc nới lỏng tiêu chuẩn cho vay, hoặc cho vay dễ dãi, thiếu các điều kiện đảm bảo cần thiết. Làm cho nợ xấu gia tăng.

+ Năng lực điều hành của ban lãnh đạo trong việc xây dựng và thực thi chiến lược quản lý nợ xấu

Ngoài những nguyên nhân giống như những nghiên cứu trước, thì khi thảo luận nhóm với các cán bộ tín dụng và lãnh đạo của ngân hàng Nam Á, tác giả đưa thêm nguyên nhân thiếu chú trọng công tác dự báo rủi ro vào nhóm nhân tố từ phía ngân hàng Nam Á. Hiện nay, ở ngân hàng Nam Á có Ban xử lý nợ và phòng Quản lý rủi ro tín dụng chủ yếu là xử lý rủi ro chưa có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu, chưa chú trọng công tác dự báo rủi ro, chưa dự báo các xu hướng của nền kinh tế, các tác động từ bên ngoài.

- Nhân tố biến động môi trường kinh doanh và cơ chế chính sách của Nhà nước:

+ Biến động môi trường kinh doanh: Hiện nay môi trường kinh doanh chưa có dấu hiệu hồi phục, tổng cầu của nền kinh tế yếu làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn, tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho lớn dẫn

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí