Những Kết Quả Đạt Được Trong Giai Đoạn Từ 2009 Đến 2013:


công bố. Bên cạnh đó, đặc biệt, ngân hàng Nam Á còn vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, bằng khen của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Với chiến lược phát triển nguồn nhân lực và phương châm hoạt động “An toàn, phát triển, hiệu quả và bền vững” nhằm liên tục tạo các “Giá trị vượt thời gian” đến với quý khách hàng, ngân hàng tập trung nâng cao năng lực tài chính, đầu tư phát triển công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa phù hợp với công nghệ ngân hàng trong khu vực và thế giới, mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đồng thời chú trọng việc tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, tạo an toàn trong hoạt động; quảng bá rộng rãi thương hiệu ngân hàng Nam Á, tiếp tục là người bạn đồng hành của doanh nghiệp, các tiểu thương, các hộ gia đình và cá nhân để cùng phát triển.

2.1.2. Những kết quả đạt được trong giai đoạn từ 2009 đến 2013:


+ Về nguồn vốn huy động


Trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, ngân hàng Nam Á đã quán triệt các đơn vị trong hệ thống, coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và đã tập trung nguồn lực cho công tác huy động và kinh doanh vốn. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của ngân hàng Nam Á giai đoạn 2009 – 2013


Đvt: Triệu đồng



Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Nguồn vốn huy động từ KHCN và TCKT


4,505,105


5,793,659


6,443,188


8,756,590


13,679,001

Tốc độ tăng trưởng (%)


28.60%

11.21%

35.90%

56.21%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Nam Á - 5


(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Nam Á)


Nguồn huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm hơn 70% trong tổng nguồn vốn huy động, đây là nguồn vốn trọng yếu của ngân hàng. Qua bảng 2.1 cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2009 đến 2013, cụ thể là từ 4,505,105 triệu đồng vào năm 2009 tăng 28.6% lên đến 5,793,659 triệu đồng vào năm 2010, năm 2011 tăng 11.21% so với năm 2010 đạt 6,443,188 triệu đồng và trong hai năm 2012, 2013 tăng mạnh đạt 8,756,590 triệu đồng vào năm 2012 với tốc độ tăng 35.9% so với năm 2011 và đạt 13,679,001 triệu đồng vào năm 2013 với tốc độ tăng 56.21% so với năm 2012. Sở dĩ nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm và tăng với tốc độ khá cao từ năm 2010 là vì ngân hàng Nam Á đã cài đặt và vận hành thành công hệ thống Core-banking từ tháng 6/2010 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thêm các sản phẩm tiền gửi mới, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thêm vào đó là qua mỗi năm ngân hàng Nam Á mở rộng thêm chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận khách hàng, mở rộng khách hàng, đưa hình ảnh ngân hàng tới gần với khách hàng hơn.

Đặc biệt, năm 2012 là một năm thách thức của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng, Ngân hàng Nhà nước với 6 lần hạ lãi suất liên tục trong một năm làm việc huy động vốn gặp khó khăn. Trong khi các NHTM khác lâm vào tình trạng căng thẳng thanh khoản do không huy động được vốn thì ngân hàng Nam Á lại có tốc độ tăng trưởng tốt về nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, vì ngân hàng thực hiện các chiến lược hợp lý, hiệu quả đánh vào tâm lý của khách hàng là lãi suất huy động có tính cạnh tranh cao so với mặt bằng các ngân hàng, kết hợp với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn được ngân hàng triển khai và sản phẩm đa dạng cùng với uy tín của ngân hàng đã được xây dựng qua mấy chục năm đã thu hút khách hàng đến với ngân hàng Nam Á nhiều hơn.

Cùng với đà tăng trưởng trong năm 2012 và với mục tiêu cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng tăng dần nguồn vốn có tính chất ổn định, ngân hàng Nam Á đã đề ra những chính sách huy động vốn từ cá nhân và các tổ chức kinh tế phù hợp hơn với tình hình kinh tế hiện nay. Vì thế, năm 2013 ngân hàng tiếp tục phát triển vượt bậc


tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động. Đây là một thành công của toàn ngân hàng trong công tác huy động vốn.

+ Về tình hình cho vay:


Tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng Nam Á nhưng khó khăn kinh tế trong giai đoạn 2009 – 2013 đang đặt áp lực lên lĩnh vực này. Môi trường kinh doanh không thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân giảm sút, chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp tăng cao, đặc biệt là hàng hóa tiêu thụ ít khiến quy mô hoạt động của doanh nghiệp thu hẹp kéo theo tăng trưởng tín dụng chậm. Tuy nhiên nhờ sự nhận thức đúng đắn cùng với chính sách của ban lãnh đạo ngân hàng, hoạt động tín dụng của ngân hàng Nam Á đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể:

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của ngân hàng Nam Á giai đoạn 2009 – 2013


Đvt: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Dư nợ tín dụng

5,012,922

5,302,112

6,245,179

7,184,617

13,405,527

Tốc độ tăng trưởng (%)


5.77%

17.79%

15.04%

86.59%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Nam Á)


Năm 2009 dư nợ là 5,012,922 triệu đồng đến năm 2010 là 5,302,112 triệu đồng, tăng 289,190 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 5.77%. Qua 3 năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Nam Á tăng nhanh chóng: năm 2011 là 6,245,179 triệu đồng (tăng 943,067 triệu đồng tương ứng tăng 17.79%), năm 2012 là 7,184,617 triệu đồng (tăng 939,438 triệu đồng tương ứng tăng 15.04%), năm 2013 là 13,405,527 triệu đồng tăng 6,220,910 triệu đồng tương ứng tăng 86.59%).

Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay các TCKT, cá nhân trong nước. Trong 2 năm 2009 và 2010 tỷ trọng tập trung cho vay các cá nhân là chính chiếm hơn 50% tổng dư nợ. Các năm sau đó, tỷ trọng dần thay đổi sang cho vay các TCKT, đặc biệt


năm 2013 cho vay các TCKT chiếm đến 73.86% tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ tín dụng chủ yếu là các TCKT là vì mục tiêu của ngân hàng từ năm 2013 trở đi sẽ tập trung cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ.

Năm 2013, các NHTM đối mặt với tình trạng thừa thanh khoản do tổng cầu nền kinh tế suy giảm, nhu cầu và khả năng vay vốn để đầu tư kinh doanh và tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư thấp. Tình hình này đã tạo áp lực lớn về sử dụng nguồn vốn đối với ngân hàng và ngân hàng Nam Á cũng không nằm ngoài tình trạng này. Tuy nhiên với chủ trương đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nằm trong khách hàng chiến lược của ngân hàng, Nam Á đã đưa ra lãi suất cho vay ưu đãi cho doanh nghiệp (lãi suất 6%) nên các doanh nghiệp đến với ngân hàng nhiều hơn, ngân hàng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định. Riêng năm 2012 và 2013, với cơ cấu nguồn vốn huy động thay đổi, chuyển dần sang nguồn vốn có tính ổn định cao, ngân hàng Nam Á đã triển khai cho vay các tổ chức tín dụng. Đây là mảng khách hàng mà trong các năm qua ngân hàng không cho vay.

+ Kết quả hoạt động kinh doanh:


Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nam Á giai đoạn 2009 – 2013

Đvt: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng thu nhập

836,608

1,237,964

2,089,960

2,309,977

2,062,469

Tổng chi phí

799,136

1,103,472

1,849,438

2,134,428

1,874,757

Lợi nhuận trước thuế

70,927

179,325

312,274

224,783

183,409

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Nam Á)


Ngân hàng Nam Á có kết quả hoạt động kinh doanh không ổn định. Lợi nhuận trước thuế tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011 (năm 2009 đạt 70,927 triệu đồng, năm 2010 tăng 152.83% so với năm 2009 và đạt 179,325 triệu đồng, năm 2011 tăng 74.14% so với năm 2010 và đạt 312,274 triệu đồng). Tuy nhiên sang hai năm tiếp theo là 2012 và 2013 thì lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm. Cụ thể:

Năm 2012, tổng thu nhập ngân hàng Nam Á là 2,309,977 triệu đồng, tăng 220,017 triệu đồng, tương ứng tăng 10.53% so với năm 2011nhưng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Nam Á đạt 224,783 triệu đồng, bằng 71.98% so với năm 2011. Hiệu quả kinh doanh năm 2012 của ngân hàng Nam Á giảm mạnh do chi trích lập dự phòng rủi ro tăng và lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động vốn.

Năm 2013, hoạt động cho vay của ngân hàng có phần cải thiện hơn so với năm 2012, thu nhập tăng nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm, cụ thể giảm 24% và đạt 183,409 triệu đồng. Nguyên nhân gây ra sự sụt giảm này là: Thứ nhất, trích lập dự phòng rủi ro cao, tổng chi phí dự phòng mà ngân hàng Nam Á trích lập đã tăng cao so với năm 2012. Thứ hai, thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng đạt 401,000 triệu đồng giảm 10.5% so với năm trước, đây là tình hình chung của toàn ngành ngân hàng kể cả những ngân hàng có quy mô lớn. Thứ ba, chi phí hoạt động của ngân hàng Nam Á lại tăng mạnh tới 32%, dẫn đến nguồn lợi nhuận giảm.‌‌

2.2. Thực trạng nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu của Ngân hàng TMCP Nam Á

2.2.1. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Nam Á giai đoạn 2009 – 2013


2.2.1.1. Thực trạng dư nợ phân theo nhóm ngành kinh tế


Ta thấy ở bảng 2.4 qua các năm 2009 – 2013, tỷ trọng cho vay các ngành kinh tế của ngân hàngNam Á liên tục thay đổi, nhưng không mang tính ổn định. Có năm tăng rất cao ở tỷ trọng của ngành nào đó, có năm xuống rất thấp, cụ thể là ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo . Trong 2 năm 2012 và 2013, ngân hàng đã chú trọng tăng trưởng cho vay bán buôn, bán lẻ và hoạt động kinh doanh bất động sản; giảm tỷ trọng ở các ngành kinh tế


khác. Tỷ trọng cho vay cao nhất lại tập trung vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đây là lĩnh vực nhạy cảm với sự thay đổi về kinh tế vĩ mô và chính sách nhà nước. Sau nhiều năm đóng băng, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục. Trong năm 2013, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành bất động sản nhưng các chính sách này chưa mang lại tác dụng như kỳ vọng. Vì thế thị trường bất động sản hồi phục rất yếu, mặc dù giá bất động sản đã giảm nhưng vẫn cao so với mức thu nhập chung của người dân hiện nay dẫn đến hàng tồn kho chỉ giảm rất ít và còn ứ đọng nhiều. Điều này đã tác động không nhỏ đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Với tình hình trên thì các doanh nghiệp có lãi ngành bất động sản năm 2013 chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn. Hiện nay, ngân hàng Nam Á có dư nợ của hoạt động kinh doanh bất động sản ở mức khá cao (39.2% năm 2013) mà chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và có thể làm tăng tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng trong những năm tới. Đây chính là sự cảnh báo cho ngân hàng để đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro vì dư nợ hoạt động kinh doanh bất động sản tại ngân hàng ở mỗi năm đều chiếm tỷ trọng khá lớn trong khi các ngân hàng khác đều e ngại cho vay lĩnh vực này.

Tuy vậy, sự tăng trưởng trong tỷ trọng cho vay ở lĩnh vực bán buôn, bán lẻ cũng thể hiện rõ định hướng cho vay của Nam Á, phù hợp với xu thế kinh tế, vì những ngành này tạo ra giá trị gia tăng lớn.

27


Bảng 2.4: Dư nợ 5 nhóm ngành trọng tâm của ngân hàng Nam Á giai đoạn 2009 – 2013



Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Dư nợ

Tỷ lệ %

Dư nợ

Tỷ lệ %

Dư nợ

Tỷ lệ %

Dư nợ

Tỷ lệ %

Dư nợ

Tỷ lệ %

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

28,338

0.57

98,374

1.86

339,989

5.44

725,044

11.58

353,854

3.06

Công nghiệp chế biến, chế tạo

181,717

3.62

419,246

7.91

688,285

11.02

1,019,914

16.29

1,044,071

9.02

Xây dựng

816,756

16.29

1,082,583

20.42

152,116

2.44

387,523

6.19

941,488

8.14

Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy


313,438


6.25


455,355


8.59


1,299,512


20.81


1,131,912


18.07


1,998,281


17.27

Hoạt động kinh doanh bất động sản

401,784

8.01

396,293

7.47

852,663

13.65

1,828,318

29.19

4,539,690

39.24

Dư nợ

5,012,922

35

5,302,122

46

6,245,179

53

6,262,547

81

11,570,027

76.73

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Nam Á)


2.2.1.2. Thực trạng nợ xấu qua của ngân hàng Nam Á giai đoạn 2009 - 2013


Bảng 2.5: Dư nợ các nhóm nợ 1 – 5 của ngân hàng Nam Á giai đoạn 2009 – 2013


Đvt: Triệu đồng


Chtiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Dư nợ

5.012.922

5.302.112

6.245.179

6.262.547

11.570.027

Nợ nhóm 1

4.756.453

5.121.885

5.912.606

5.920.294

11.358.553

Nợ nhóm 2

170.617

64.583

155.374

172.694

40.628

Nợ nhóm 3

31.349

29.715

19.333

16.11

21.806

Nợ nhóm 4

18.886

40.827

105.435

66.204

48.381

Nợ nhóm 5

35.615

45.102

51.431

87.245

100.657

Nợ xấu

85.851

115.645

177.199

169.559

170.844

Tỷ lệ nợ xấu

1.71%

2.18%

2.84%

2.71%

1.48%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Nam Á)


Tỷ lệ nợ xấu

3.00%

2.50%

2.00%

1.50%

1.00%

0.50%

0.00%

2.84%

2.71%

2.18%

1.71%

1.48% Tỷ lệ nợ xấu

2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Nam Á giai đoạn 2009 – 2013


Qua bảng 2.5 nhận thấy tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tại ngân hàng Nam Á trong giai đoạn 2009 – 2011 tăng dần. Nợ xấu trong ngân hàng đã được tích tụ từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023