2.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các NHTMCPNY Việt Nam Theo quá trình phân tích thực trạng, một số yếu tố có ảnh hưởng đến lợi
nhuận các NHTMCPNY Việt Nam như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/quy mô, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần, tỷ lệ tài sản có thanh khoản cao của ngân hàng và tỷ lệ chi phí/thu nhập hoạt động. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/quy mô, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao có mối tương quan dương đối với lợi nhuận ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ chi phí/thu nhập hoạt động, tỷ lệ thuế/ thu nhập trước thuế có mối tương quan ngược chiều so với lợi nhuận ngân hàng.
Theo kết quả mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các NHTMCPNY Việt Nam ở phần 2.4, 2 phương trình hồi qui tuyến tính cho 2 mô hình như sau:
ROA = 0.010 + .048 CAPSIZE + .301 NIM + .550 NII - .006 CIR
ROE = .277 - .689CAPSIZE + .148 LIQUIDITY + .950 NIM + .2358 NII - .122 CIR - .328 TAX
Quy mô vốn ngân hàng tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đối với tỷ suất lợi nhuận khi đo lường bằng biến ROA. Điều này có ý nghĩa là những ngân hàng có quy mô vốn lớn sẽ có nhiều nguồn tài chính hơn để thực hiện các hoạt động kinh doanh với chi phí thấp hơn, nếu quy mô vốn lớn chưa đi kèm với hiệu quả quản lý nguồn vốn tốt sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Thực tế trong giai đoạn 2007 - 2013, khi quan sát tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng được nghiên cứu thì có thể thấy, các ngân hàng có quy mô vốn sở hữu lớn nhưng hầu hết vẫn chưa đạt được mức tỷ suất sinh lợi cao hơn các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ. Điều này có thể được theo dõi ở bảng sau.
Bảng 2.20 : Xếp hạng vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi các ngân hàng TMCPNY
ACB | CTG | BID | EIB | MBB | NVB | VCB | SHB | STB | |
Vốn chủ sở hữu | 7 | 1 | 3 | 6 | 5 | 9 | 2 | 8 | 4 |
ROE | 7 | 4 | 3 | 8 | 1 | 9 | 5 | 6 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Các Nhtmcpny Việt Nam
- Tỷ Lệ Và Mức Nợ Xấu Các Ngân Hàng (30/6/2013). Đơn Vị Tỷ Đồng, %
- Kết Quả Các Lần Chạy Hồi Qui Tuyến Tính - Roa
- Nhóm Giải Pháp Gia Tăng Lợi Nhuận Ngoài Lãi Thuần
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam - Phan Thu Hương - 12
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam - Phan Thu Hương - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
(Nguồn: BCTN các ngân hàng, tác giả tổng hợp)
Thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi thuần cũng các tác dụng tích cực lên lợi nhuận ngân hàng ở cả 2 mô hình. Trong đó thu nhập lãi thuần có giá trị khá lớn ở mô hình 2, điều này rất phù hợp với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn. Thu nhập ngoài lãi thuần có tác động lớn tới tỷ suất sinh lợi trên tài sản. Nhìn chung, việc gia tăng nguồn thu nhập sẽ làm gia tăng hơn lợi nhuận của ngân hàng.
Dự trữ thanh khoản có tác động cùng chiều đối với tỷ suất sinh lợi được đo lường bằng biến ROE.
Tỷ lệ chi phí/thu nhập hoạt động có sự tương quan ngược chiều đối với lợi nhuận ngân hàng. Điều này có nghĩa khi ngân hàng gia tăng chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Như vậy để gia tăng tỷ suất sinh lợi, các NHTMCPNY Việt Nam cần có sự quản lý chi phí hiệu quả hơn để gia tăng lợi nhuận.
Thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động ngược chiều và có ý nghĩa đối với lợi nhuận ngân hàng. Giảm thuế TNDN sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận ngân hàng.
Để tóm tắt lại những kết luận của 2 mô hình, tác giả đưa ra bảng 2.20.
Bảng 2.21: Tóm tắt kết luận của 2 mô hình
Mô hình 1 | Mô hình 2 | |
H1 : Có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng | Bác bỏ | |
H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô vốn ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng. | Chấp nhận | Bác bỏ |
H3: Có sự tương quan âm giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. | Bác bỏ |
Bác bỏ | Chấp nhận | |
H5: Có sự tương quan dương giữa tỷ lệ thu nhập lãi thuần/tổng tài sản và lợi nhuận ngân hàng. | Chấp nhận | |
H6: Có sự tương quan dương giữa sự đa dạng hóa ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng. | Chấp nhận | |
H7: Có sự tương quan âm giữa chi phí/thu nhập và lợi nhuận ngân hàng. | Chấp nhận | |
H8: Có sự tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận ngân hàng. | Bác bỏ | |
H9 : Có sự tương quan dương giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng. | Bác bỏ | |
H10: Có sự tương quan âm giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận ngân hàng | Chấp nhận |
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Nội dung chương này nhằm cung cấp một cách khái quát nhất về thực trạng các NHTMCPNY tại Việt Nam, về tình hình lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chương 2 cũng là quá trình thực hiện mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các NHTMCP Việt Nam thông qua 2 mô hình .Việc thực hiện các phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS, đã đưa ra được kết quả có ý nghĩa thống kê giữa các biến độc lập đối với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi trên tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần. Ta có kết quả như sau:
ROA = .010 + .048 CAPSIZE + .301 NIM + .550 NII - .006 CIR
ROE = .277 + .148 LIQUIDITY + .950 NIM + .2358 NII - .122 CIR - .328 TAX
Đây cũng là căn cứ để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCPNY ở chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TÁC ĐỘNG CÁC NHÂN TỐ NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh tại các NHTMCPNY Việt Nam
Năm 2014 là năm thứ 4 trong giai đoạn phát triển kinh tế 2011-2015, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức, GDP chỉ tăng hơn 5%, thấp hơn nhiều giai đoạn trước. Tình hình kinh tế thế giới năm 2014-2015 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở trong nước, nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực nhưng tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2014, Chính phủ đặt ra mục tiêu điều hành nền kinh tế theo hướng tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lượng găn với đổi mới mô hình tăng trường, tái cơ cấu nền kinh tế. Theo đó, một số chỉ tiêu như: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5.8%, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%, tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP.
NHNN xác định mục tiêu và các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 theo hướng điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế. Định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 12-14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất để góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Một số định hướng phát triển kinh doanh chung của các NHTMCPNY là:
- Xây dựng và củng cổ hình ảnh của ngân hàng, xác định rõ các giá trị cốt lõi và xây dựng văn hóa công ty.
- Nâng cao vai trò quản trị của Hội đồng quản trị, tăng cường sự tham gia tích cực, chủ động của các thành viên Hội đồng quản trị vào hoạt động quản trị của ngân hàng.
- Xây dựng và áp dụng trong toàn hệ thống Bộ Quy tắc ứng xử.
- Kiện toàn tổ chức hoạt động của Ban điều hành, phân định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Ban điều hành và các thành viên Ban điều hành.
- Tiếp tục các chương trình nâng cao năng lực quản lý chức năng: quản lý rủi ro, quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực.
- Định hướng hoạt động kinh doanh lõi với các nhiệm vụ như: Rà soát lại các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm phù hợp với bối cảnh nền kinh tế, theo hướng tăng trưởng phù hợp, an toàn, hiệu quả. Tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động với khách hàng công ty lớn và định chế tài chính một cách có chọn lọc. Tập trung phát triển các sản phẩm ngân hàng giao dịch, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ để phát huy được hiệu quả quan hệ đa dạng với nhóm khách hàng này. Tuân thủ các định hướng chiến lược là yếu tố cần thiết để đảm bảo khả năng phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả trong giai đoạn sắp tới.
Để xây dựng định hướng các NHTMCPNY sao cho phù hợp với những quy định chung của nhà nước, tác giả đưa ra bảng 3.1: cập nhập nội dung một số văn bản pháp luật, làm cơ sở cho các ngân hàng đưa ra các định hướng riêng.
Bảng 3.1: Cập nhập một số văn bản pháp luật
Nội dung | Tác động | |
Nghị quyết 01/2014/NĐ -CP (có hiệu lực từ 20/02/2014) | Cổ phần sở hữu của TCTD nước ngoài và các bên liên quan được tăng từ 10% đến 15%. Cổ phần sở hữu của TCTD chiến lược nước ngoài và các bên liên quan được tăng từ 15% đến 20%. Trong các trường hợp đặc biệt, không hạn chế số | Vốn nước ngoài được kỳ vọng sẽ cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, và sự tăng cường tham gia của các ngân hàng nước ngoài sẽ dẫn |
cố phần sở hữu của nhà đấu tư chiến lược nước ngoài và các bên liên quan. | đến chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm, cải thiện hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. | |
Thông tư 09/2014/TT - NHNN (18/03/2014 ) | Một điểm đáng lưu ý của Thông tư 09 có liên quan đến Quyết định 780 là quy định bổ sung về việc cơ cấu lại các khoản vay và việc giữ nguyên nhóm nợ của các TCTD được gia hạn đến Quý 1/2015 nhưng với điều kiện chặt chẽ hơn. Thông tư 09 cũng hoãn lại yêu cầu các TCTD điều chỉnh kết quả phân loại nợ theo kết quả phân loại của Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) thêm sáu tháng. | Trong ngắn hạn, giúp ngân hàng giảm áp lực phải báo cáo nợ xấu, gia tăng tín dụng, giảm trích lập dự phòng, qua đó cải thiện lợi nhuận. Tuy nhiên, các sửa đổi trong Thông tư 09 sẽ không tránh khỏi kéo dài quá trình cải cách hệ thống ngân hàng, là yếu tố rất quan trọng đối với triển vọng dài hạn của ngành ngân hàng. |
Nghị quyết 15/2014/NQ -CP (06/03/2014 ) | Đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn của DNNN. Theo đó, có rất nhiều quy định mới làm cho quá trình này dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Nghị định đưa ra nhiều quy định khuyến khích các DNNN thoái vốn đầu tư tại các ngân hàng, chẳng hạn như cho phép thoái vốn dưới mệnh giá, chào bán ra công chúng cổ phiếu ngân hàng… | Thêm các thương vụ thoái vốn DNNN, dẫn đến những thay đổi về quyền sở hữu và hoạt động M&A trong ngành ngân hàng. |
Nghị định sửa đổi, bổ | Tạo môi trường thuận tiện, đặc biệt là cơ sở pháp lý cho việc xử lý, bán nợ, tài sản | Tăng cường tính minh bạch, công khai trong bán, |
bảo đảm theo hướng trao quyền chủ động nhiều hơn cho VAMC và các TCTD trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm. | xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm. | |
Thông tư thay thế Thông tư 13/2010 /TT- NHNN | Tập trung vào việc nâng cao tỷ lệ an toàn trong hoạt động của TCTD. Các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và những người liên quan không được vay vốn để đầu tư cổ phiếu.Tổng dư nợ tín dụng cấp cho thành viên sáng lập/cổ đông lớn từ 5% trở lên và các bên liên quan không được quá 5% vốn điều lệ của TCTD và không được quá phần góp vốn (mệnh giá) của thành viên sáng lập/cổ đông lớn đầu tư vào TCTD. Cổ đông, chủ sở hữu phải góp bổ sung vốn nếu giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định. Các khoản cấp tín dụng để góp vốn/mua cổ phiếu tại các TCTD khác sẽ bị trừ ra khỏi Vốn cấp 1 khi tính tỷ lệ an toàn vốn CAR. | Thông tư này sẽ hạn chế tình trạng sở hữu chéo, cải thiện chất lượng vốn của các tổ chức tín dụng và tăng sự thận trọng trong các hoạt động của hệ thống ngân hàng. |
(Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng. VPBS, tháng 9/2014)
3.2. Giải pháp vận dụng tác động của các nhân tố nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCPNY tại Việt Nam
3.2.1. Nhóm giải pháp về quy mô vốn ngân hàng
Các ngân hàng TMCPNY cần chú ý đến các chính sách và biện pháp gia tăng quy mô vốn của ngân hàng. Kết quả hồi qui chi thấy điều này có ảnh hưởng tích cực lên lợi nhuận của ngân hàng. Việc gia tăng quy mô vốn ngân hàng là một việc rất cần thiết, bởi vì có những hiệu quả hết sức tích cực như: gia tăng thương hiệu, hình ảnh ngân hàng đối với công chúng, tăng khả năng ngân hàng đáp ứng được những chuẩn mực khắt khe về tài chính của các đối tác trong và ngoài nước cũng như tăng khả năng chổng chọi trước những rủi ro trên thị trường. Việc gia tăng quy mô vốn ngân hàng có rất nhiều lợi ích, và có thể gia tăng bằng một số phương thức như sau:
Thứ nhất là liên quan đến tăng vốn điều lệ, các ngân hàng cần xây dựng chính sách cân đối trong quá trình phân phối kết quả tài chính cho việc chi trả cổ tức cổ đông và giữ lại phần lợi nhuận phù hợp bổ sung vào vốn chủ sở hữu để tăng qui mô vốn nhằm mục đích tái đầu tư, giảm nhẹ gánh nặng tài chính đối với các cổ động.
Thứ hai là các ngân hàng cụ thể hơn là các chủ sở hữu phải chấp nhận việc pha loãng tỉ lệ nắm giữ cổ phần nhằm đa dạng hóa và mở rộng cơ sở cổ đông nếu thực sự mong muốn ngân hàng của mình, khoản đầu tư của mình lớn mạnh và tăng trưởng. Việc pha loãng tỷ lệ nắm giữ và hạn chế sự tập trung sở hữu vốn lớn trong một nhóm nhỏ các cổ đông cũng thúc đẩy sự phát triển của quản trị doanh nghiệp, tránh việc ngân hàng bị lũng đoạn/thâu tóm bởi một nhóm cổ đông gây ra (lợi ích nhóm) những tổn thất lớn cho các cổ đông khác và do vậy làm méo mó tình hình tài chính của các ngân hàng.
Thứ ba là về phương pháp tiếp cận quản trị và phân bổ vốn từ phía các NHTM. Việc quản trị vốn trong ngân hàng, việc tìm kiếm và đưa ra cách thức đánh giá về vốn kinh tế và tài sản rủi ro, qua đó hoạch định vốn chính xác và khoa học, đồng thời đánh giá chính xác về hiệu quả sử dụng vốn. Một số phương pháp của việc quản lý vốn như: phương pháp đo lường vốn: đưa ra và xác định các định nghĩa, triết lý quản lý vốn, các chỉ số đo lường và các chỉ tiêu vốn; chuẩn đoán vốn nhằm đánh