Tổng Hợp Sử Dụng Lý Thuyết Nền Trong Nghiên Cứu


Douglas, 2013). Tâm lý thiếu tự tin và sợ hãi đối với tình huống mới, trong lý thuyết hành vi, cũng được nghiên cứu khi các nhân viên không được huấn luyện cẩn thận khi tham gia phương pháp này (Suzanne, 2011; Brent, 2012; Gary, 2012; Douglas, 2013; Rosebud and Jacob, 2014). Bên cạnh đó, yếu tố kích thích về tinh thần cũng được các tác giả nghiên cứu đề cập, đó là tác động tiêu cực khi không quan tâm đến yếu tố động viên khen thưởng trong quá trình triển khai phương pháp mới (Rong et al, 2009; Brent, 2012; Moisello,2012, Rosebud and Jacob, 2014). Lý thuyết hành vi cũng đề cập đến nền tảng hình thành cơ cấu tổ chức và văn hóa doanh nghiệp dựa trên mối quan hệ giữa con người với con người, và những tác nhân làm thay đổi mối quan hệ này (Stephen and Timothy, 2012).

Căn cứ vào nội dung của lý thuyết này, tác giả vận dụng lý thuyết này nhằm làm cơ sở nhằm xác định nhân tố nguồn nhân lực kế toán; môi trường kiểm soát nội bộ và ứng dụng công nghệ thông tin trong mô hình nghiên cứu của tác giả.

2.5.2. Lý thuyết về hệ thống thông tin

Theo Leo (1998) lý thuyết này bắt đầu từ giữa những năm 1960 với vai trò chính bàn về các kỹ năng lựa chọn đúng dữ liệu và các giải pháp kỹ thuật xử lý dữ liệu. Đến giai đoạn phát triển thứ hai là cuối những năm 1970 kéo dài đến hết những năm 1980. Trong giai đoạn thứ hai này, lý thuyết này tập trung xử lý nguồn dữ liệu, thiết kế và ứng dụng hiệu quả hệ thống thông tin (Benbasat, 2001). Giai đoạn phát triển thứ ba của lý thuyết này bắt đầu từ những năm 1990, lý thuyết này dần can thiệp vào vấn đề quản lý. Trong giai đoạn này, lý thuyết này nghiên cứu dần vào đổi mới các giải pháp để quản trị hiệu quả, cách thức để đạt mục tiêu và hoàn thành sứ mệnh của một tổ chức (Leo, 1998). Các bài tranh luận phạm vi của hệ thống thông tin quản lý đã hình thành bản chất riêng biệt của lý thuyết hệ thống thông tin (Weber, 1987, 1997). Theo Leo (1998) cho rằng lý thuyết hệ thống thông tin nghiên cứu về mục tiêu và các đối tượng liên quan đến nguồn thông tin, đòi hỏi quá trình quản trị phải được chuẩn hóa để đạt được chức năng hoạch định và kiểm soát, và luôn tìm ra cách


thức để cung cấp thông tin ra quyết định hữu hiệu trong các tác vụ, đồng thời cung cấp các thông tin kinh doanh chiến lược cho doanh nghiệp. Lý thuyết hệ thống thông tin giải quyết các vấn đề về phạm vi (ngoại diên), về cấu trúc, nhận thức và chính trị

- xã hội (Shirley, 2002). Theo Shirley (2002) về vấn đề phạm vi, lý thuyết thông tin quan tâm đến bản chất của vấn đề quan tâm và phạm vi mà vấn đề đang đề cập. Về vấn đề cấu trúc, lý thuyết thông tin tập trung đến cấu trúc sắp xếp thông tin để thể hiện nội dung thông tin muốn trình bày và các dạng câu hỏi để có được thông tin. Về vấn đề nhận thức, lý thuyết này quan tâm đến các giá trị của thông tin và làm thế nào để kiểm tra được giá trị đó. Về vấn đề chính trị xã hội, lý thuyết thông tin đề cập đến tác động của thông tin vào hệ thống đang có được thông tin, các thay đổi của chính trị và xã hội liên quan đến mức độ tiến hóa của hệ thống thông tin. Khi nghiên cứu về lý thuyết thông tin March and Smith (1995) và Shirley (2002) cho rằng nhận thức và hành vi của con người sẽ bị tác động bởi thông tin mà người này nhận được. Leo (1998) cho rằng ngoài việc thông tin sẽ quyết định hành động của một cá nhân, bên cạnh đó, hệ thống thông tin có tác động hai chiều giữa cấu trúc thông tin và hoạt động kinh doanh của đơn vị, hoạt động kinh doanh đòi hỏi thông tin và thông tin cũng tác động đến thay đổi kinh doanh của một tổ chức. Tính tương tác giữa thay đổi hệ thống thông tin cũng yêu cầu phải thay đổi hệ thống quản lý tương ứng, nếu không thay đổi sẽ tạo những xung đột cản trở phát triển tổ chức (Micheal, 1997; Leo, 1998). Thông tin là một nguồn quyền lực và định hướng của người lãnh đạo đối với tổ chức (Alvin, 1990), việc tiết chế thông tin hay định hướng thông tin theo ý kiến chủ quan ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh của công ty (Leo, 1998).

Căn cứ vào nội dung của lý thuyết này, tác giả vận dụng lý thuyết này nhằm làm cơ sở nhằm xác định nhân tố yêu cầu đối với thông tin kế toán và môi trường pháp luật kế toán trong mô hình nghiên cứu của tác giả.

2.5.3. Lý thuyết về lợi ích và chi phí


Theo Nick and Clive (1993) lý thuyết lợi ích và chi phí khởi đầu vào năm 1808 do Albert Gallantin đề cập trong một dự án thủy lợi khi so sánh lợi ích và chi phí. Đến năm 1936, lý thuyết này chính thức được đề cập trong một đạo luật kiểm soát lũ lụt của Mỹ khi tiến hành một dự án liên quan đến thủy lợi phải cân nhắc đến lợi ích và chi phí. Sau đó, lý thuyến này đã được Eckstein (1958) nghiên cứu mở rộng cho kinh tế học về phúc lợi xã hội. Lý thuyết này tiếp tục được ứng dụng rộng khắp không chỉ ở kinh tế vĩ mô khi nghiên cứu các chính sách điều hành đầu tư công tác động đến nền kinh tế, mà còn ứng dụng vào kinh tế vi mô khi nghiên cứu tác động trong môi trường của một doanh nghiệp (Sanford and Oliver, 1986). Bản chất của lý thuyết này nghiên cứu hành vi ra quyết định dựa trên các lợi ích mang lại trừ đi những chi phí có liên quan của một dự án, nếu lợi ích vượt xa các chi phí bỏ ra thì dự án đó sẽ được lựa chọn (Stuart, 2010). Nick and Clive (1993) cho rằng lý thuyết này gồm năm phần, định nghĩa dự án, xác định những tác động của dự án, những tác động nào mang lợi ích đáng kể, lượng hóa các tác động chính, đánh giá tài chính những hiệu quả có liên quan. Định nghĩa dự án nhằm xác định các nguồn lực có liên quan, xác định phạm vi của dự án, xác định mục tiêu và làm rõ hơn các yếu tố chưa biết. Xác định những tác động của dự án nhằm xác định những tác động tích cực mà dự án mang lại và những khả năng lựa chọn khác khi phân tích lợi ích và chi phí. Sau đó, xem xét đến tác động đáng kể để lựa chọn những quyết định mang lại tổng giá trị lợi ích kinh tế tối đa. Bước tiếp theo là lượng hóa các lợi ích và chi phí gắn với trục thời gian phát sinh, tất cả các phương án được tính toán và sử dụng hiện giá dòng tiền để so sánh. Bước cuối cùng đánh giá hiệu quả tài chính được sử dụng khi dự án này có thể nằm ở các quốc gia khác nhau, khi đó có thể quy đổi thành một đơn vị tiền tệ để so sánh (chuyển các đơn vị tiền tệ đo lường về đô la Mỹ là tiền tệ chung nhất để so sánh) đồng thời có thể điều chỉnh mức lạm phát để là căn cứ so sánh hiệu quả của dự án. Turney (2005) và Adebayo (2006) cho rằng trước khi tiến hành triển khai cần nên xem xét mục đích triển khai và cần cân nhắc đến ích lợi của thông tin cung cấp từ phương pháp này với chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, khi các ích


lợi mà phương pháp này chưa được xem xét đầy đủ thì nhà quản lý cho rằng chưa cần triển khai hay cho rằng chi phí thực hiện vượt quá lợi ích mang lại nên quyết định thực hiện phương pháp phân bổ chi phí mới thường bị ngăn trở (Fawzi, 2009; Douglas, 2013). Lý thuyết lợi ích và chi phí còn xem xét đến tâm lý tích cực của những cá nhân ảnh hưởng từ dự án, xem như là một lợi ích mà dự án mang lại (Sanford and Oliver, 1986; Stuart, 2010). Nếu thiếu xem xét tâm lý tích cực này thì xem như việc đánh giá chưa đầy đủ có thể có lựa chọn sai. Mục đích của lý thuyết này là cung cấp một quy trình phù hợp để đánh giá một quyết định và cho cách nhìn toàn diện hơn để đưa ra quyết định (Jean and Nicolas, 1987).

Như vậy việc vận dụng lý thuyết chi phí và lợi ích vào trong nghiên cứu của tác giả nhằm xác định và giải thích về sự cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại của việc đầu tư, xây dựng nguồn nhân lực kế toán; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng các thủ tục của hệ thống KSNB của nhà quản lý tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Sau đây là bảng tóm tắt về việc sử dụng các lý thuyết nền nhằm khẳng định các biến độc lập tác động đến vấn đề nghiên cứu của tác giả như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp sử dụng lý thuyết nền trong nghiên cứu


STT

Các biến trong mô hình nghiên cứu

Lý thuyết nền

1

Khuôn khổ pháp lý kế toán

Lý thuyết hành vi

Lý thuyết về hệ thống thông tin

2

Nguồn nhân lực kế toán

Lý thuyết hành vi

Lý thuyết lợi ích và chi phí

3

Kiểm soát nội bộ

Lý thuyết hành vi

4

Yêu cầu đối với TTKT

Lý thuyết hệ thống thông tin

5

Ứng dụng công nghệ thông tin

Lý thuyết hành vi

Lý thuyết lợi ích và chi phí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 9


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chương này trình bày tổng quan lý thuyết về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị SNCL. Trong đó, tác giả trình bày một số nội dung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu như khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị SNCL; Yêu cầu, nguyên tắc và ý nghĩa tổ chức kế toán tại đơn vị SNCL; Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị SNCL theo Luật kế toán 2015 và Thông tư số 107/TT- BTC năm 2017 của Bộ tài chính quy định về chế độ kế toán các đơn vị HCSN. Mặt khác, tác giả cũng trình bày về các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán của các đơn vị SNCL, đó là khuôn khổ pháp lý kế toán; nguồn lực kế toán; kiểm soát nội bộ; nhu cầu sử dụng thông tin kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị làm cơ sở nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ở Chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính kết hợp với định lượng. Quy trình nghiên cứu của luận văn sẽ được tiến hành theo 2 bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng thể hiện qua sơ đồ sau:



Bước 1

Nghiên cứu định tính

Thảo lun nhóm

N = 16

Bước 2

Nghiên cứu định lượng

Phỏng vấn bằng bng

câu hỏi

N = 112

Xử lý, phân tích dữ liệu

Phần mềm SPSS 22.0

Kết quả nghiên cứu

Kết luận và hàm ý chính sách


Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả xây dựng)



3.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp xuyên suốt trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng, cụ thể:

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính


3.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu thảo luận nhóm


Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu của các chuyên gia; kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan để rút ra các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương; đồng thời dựa vào ba lý thuyết nền về hành vi; hệ thống thông tin và chi phí và lợi ích để làm cơ sở xác định các nhân tố độc lập gồm Khuôn khổ pháp lý về kế toán; Nguồn nhân lực kế toán; Kiểm soát nội bộ; Yêu cầu đối với thông tin kế toán và Ứng dụng công nghệ thông tin tác động đến tổ chức công tác kế toán của các trường. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp bằng hình thức thảo luận, tham khảo ý kiến của các chuyên gia có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến. Từ đó, bảng câu hỏi sẽ được chỉnh sửa lại hoàn chỉnh dựa trên những ý kiến đóng góp, trước khi dùng để thu thập thông tin chính thức.

Tiêu chuẩn chọn và mời chuyên gia tham gia thảo luận nhóm: Mục đích của phương pháp nghiên cứu này nhằm khẳng định các biến độc lập tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương; đặc biệt làm cơ sở để điều chỉnh thang đo của từng biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu, do vậy để đáp ứng được yêu cầu này, tác giả đưa ra các tiêu chí chọn và mời chuyên gia như sau:

Thứ nhất, người có kiến thức và sự am hiểu sâu về lĩnh vực kế toán tài chính nói chung và tổ chức công tác kế toán nói riêng tại các đơn vị trong đơn vị SNCL trong môi trường giáo dục.


Thứ hai, người có thâm niên công tác thực tế trong lĩnh vực kế toán, tài chính của các đơn vị SNCL trong lĩnh vực giáo dục ĐH – CĐ – TC trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoặc người có thâm niên trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về kế toán, tài chính ở lĩnh vực hành chính sự nghiệp.

Theo đó tác giả đã chọn và thảo luận nhóm với 16 cá nhân gồm 14 kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán của 14 trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương và 2 giảng viên đại học chuyên ngành kế toán công (Danh sách cá nhân thảo luận nhóm xem ở Phụ lục 1). Sau khi tiến hành thảo luận nhóm thì có 5 nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương được các thành viên đồng tình và được sử dụng chính thức. Trong quá trình này, tác giả cũng tiến hành điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp hơn.

Để thực hiện nghiên cứu thảo luận nhóm, tác giả đã gặp gỡ từng cá nhân độc lập và thảo luận tay đôi thông qua Dàn bài thảo luận được thiết kế sẵn. Nội dung dàn bài thảo luận được tác giả liệt kê liên quan đế vấn đề nghiên cứu của tác giả là các biến độc lập cũng như thang đo của từng biến trong mô hình nghiên cứu tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cuối cùng, tác giả tổng hợp các ý kiến được 16/16 (tỷ lệ 100 ) số thành viên tán thành. Kết quả nghiên cứu này sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở để khẳng định các nhân tố trong mô hình nghiên cứu và cho việc hiệu chỉnh thang đo để có mô hình nghiên cứu chính thức (Dàn bài thảo luận nhóm xem ở Phụ lục 2).

Kết quả thảo luận nhóm đã thống nhất được rằng việc các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương phải kiện toàn việc tổ chức công tác kế toán nhằm đáp ứng việc cung cấp thông tin phục vụ quản lý trong tình hình mới là theo cơ chế tực hủ tài chính là rất cần thiết và với 5 biến độc lập dự kiến trong mô hình là: Khuôn khổ pháp lý về kế toán; Nguồn nhân lực kế toán; KSNB; Nhu cầu đối

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí