Khái Quát Chung Về Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

2.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch

Du lịch đã và đang ngày càng trở thành hoạt động khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Khái niệm du lịch đã được sử dụng rộng rãi trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, qua mỗi thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch cũng mang những nét đặc trưng khác nhau và được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn. Khái niệm du lịch có thể được được định nghĩa theo quan niệm sản phẩm - dịch vụ du lịch hoặc theo HĐDL.

Theo UNWTO: Du lịch là một hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế phát sinh do sự di chuyển tới các quốc gia hay điểm đến ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người với các mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn [11, tr. 5].

Ở Việt Nam, Luật Du lịch 2017 tại Điều 3 định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [42].

Những quan niệm nêu trên mới nhìn nhận du lịch từ góc độ thay đổi/dịch chuyển không gian cư trú tạm thời từ phía du khách cùng với mục tiêu hưởng thụ các nhu cầu khác nhau của họ, mà chưa đề cập đến góc độ kinh tế - du lịch gắn chặt với hoạt động kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách ta có hàng loạt các hoạt động kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tiệm giải khát, môi giới, hướng dẫn du lịch, vui chơi… để phục vụ nhu cầu này.

Khác với các quan niệm trên, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp tại Rome - Italia (1963), các chuyên gia quốc tế đưa ra quan niệm: Du lịch là cả một

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.


quy trình gồm tất cả các hoạt động của du khách từ lúc dự trù chuyến đi cho đến lúc di chuyển và đến nơi cư trú, ăn ở, mua sắm, giải trí, giao tiếp, nghỉ ngơi đến lúc trở về nhà và hồi tưởng. Như vậy, du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình [26, tr. 9].

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 5

Từ các quan niệm về du lịch như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu du lịch theo hai nghĩa cơ bản sau: thứ nhất, du lịch là nói đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, thỏa mãn các nhu cầu giải trí; thứ hai, du lịch là tổng hợp các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ tiêu thụ một số giá trị kinh tế, văn hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú.

Hoạt động du lịch liên quan đến nhiều chủ thể. Theo quy định tại Điều 3 của Luật Du lịch 2017: "Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch" [42].

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: HĐDL là tổng hợp các hoạt động tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn, tìm kiếm việc làm, thực hiện thăm viếng thường xuyên, thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người.

Như vậy, HĐDL là một hoạt động đặc thù, gồm nhiều đối tượng tham gia vào đó là du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương nơi đón du khách và dân cư sở tại. HĐDL có mối quan hệ kết hợp và tương tác giữa các đối tượng trên. Đối với du khách là cuộc hành trình và lưu trú ở một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần. Đối với nhà cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất dịch vụ


phục vụ du khách để đạt lợi nhuận. Đối với chính quyền địa phương đó là quản lý, tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ việc lưu trú, hành trình du lịch của du khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm địa phương, nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Đối với dân cư là tham gia HĐDL địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn hóa và điều kiện sống của dân cư địa phương.

HĐDL gồm nhiều hoạt động tham gia vào để phục vụ nhu cầu của du khách trong một chuyến du lịch, nhu cầu từ mục đích chính của chuyến đi như tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, học tập và các nhu cầu khác như ăn, ngủ, đi lại, mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, đổi tiền, gọi điện, gửi thư, vui chơi. Do đó, tham gia vào HĐDL gồm tổng hợp các hoạt động như sản xuất, kinh doanh, giao thông, bưu chính viễn thông.

HĐDL tồn tại dưới các loại hoạt động phổ biến sau: lữ hành, lưu trú, vận chuyển du khách và các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch khác. Hoạt động lữ hành là thực hiện một chuyến đi theo kế hoạch, lộ trình và chương trình định trước; hoạt động lưu trú là hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách; hoạt động vận chuyển du khách là hoạt động nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi lưu trú của mình đến điểm du lịch cũng như dịch chuyển tại điểm du lịch; hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch khác như ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch.

Phân loại du lịch trên địa bàn thành phố

Dựa trên các tiêu chí và mục đích phân loại để phân loại HĐDL thành các loại hình khác nhau. Việc phân loại du lịch cùng với các loại hình du lịch khác nhau là nhằm làm rõ bản chất, đặc điểm của từng loại hình du lịch, đặc điểm hoFạt động của chúng để có biện pháp QLNN phù hợp với từng loại hình du lịch. Theo cách phân loại phổ biến hiện nay, du lịch có thể được phân theo các tiêu chí với các loại hình tương ứng như sau:


Thứ nhất, theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi: du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Du lịch quốc tế là loại hình du lịch có đối tượng du khách là những người lưu trú tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong khoảng thời gian từ 24 giờ trở lên. Loại hình du lịch này gắn với yếu tố nước ngoài, điểm đi và đến ở các quốc gia khác nhau; các yếu tố khác như nhu cầu về ăn, ở, đi lại của du khách có nhiều khác biệt với điểm đến; các yêu cầu về nhập cảnh, visa… cũng rất khác nhau. Điều này, đòi hỏi QLNN về du lịch phải thích ứng.

Thứ hai, theo nhu cầu làm nảy sinh HĐDL: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi giải trí, du lịch thể thao, du lịch văn hóa, du lịch công vụ, DLST, du lịch thương gia, du lịch tôn giáo, du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương, du lịch quá cảnh. Trong QLNN đối với HĐDL cần phải chú ý tới các nhu cầu làm nảy sinh HĐDL ngày càng đa dạng chảng hạn Du lịch chữa bệnh là loại hình du lịch phục vụ du khách do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần, có thể là chữa bệnh bằng khí hậu, nước khoáng, bằng bùn. Đây là loại hình du lịch mà du khách tìm kiếm cách điều trị đặc biệt, cách xa nhà, ở nơi khác… Du lịch nghỉ ngơi, giải trí là loại hình du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần của du khách. Loại hình này có tác dụng giải trí, làm cuộc sống đa dạng, giải thoát con người khỏi áp lực công việc. DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

Thứ ba, theo thời gian đi du lịch: du lịch dài ngày, du lịch ngắn ngày. Du lịch dài ngày là loại hình du lịch mà hành trình đi và ở của du khách có thời gian dài ngày và do đó thời gian lưu trú dài hơn và chi tiêu cao hơn.

Thứ tư, theo phương tiện lưu trú: du lịch ở trong khách sạn, du lịch ở trong motel, du lịch ở Làng du lịch, du lịch ở lều, trại (camping).

Thứ năm, theo đối tượng khách du lịch: du lịch thanh thiếu niên, du lịch dành cho những người cao tuổi, du lịch phụ nữ, gia đình.

Dựa trên tiềm năng du lịch và các loại hình du lịch hiện có của thành phố ta có thể phân thành các loại hình du lịch sau: du lịch đô thị; du lịch thương mại,


công vụ; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch tham quan; du lịch văn hóa, lễ hội; DLST; du lịch tham quan nghiên cứu; du lịch thể thao, vui chơi giải trí; du lịch học tập, chữa bệnh; du lịch ẩm thực, du lịch cuối tuần, du lịch vui chơi giải trí ngoài trời.

Từ những phân tích trên cho thấy, hiện có rất nhiều loại hình du lịch đang hoạt động trên khắp thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo tính phù hợp với các loại hình hiện có và các loại tiềm năng tương đồng với thành phố Cần Thơ, các loại hình du lịch sau đây được xem xét cụ thể hơn:

Thứ nhất, du lịch miệt vườn (thuộc nhóm du lịch cảnh quan). Đây là loại hình du lịch gắn với cảnh quan thiên nhiên, không gian ngoài trời rộng lớn. Các điểm này thường cách xa trung tâm nên yêu cầu về thời gian và phương tiện vận chuyển lớn.

Thứ hai, du lịch đô thị. Đây là loại hình du lịch gắn với yếu tố đô thị trung tâm, phục vụ tham quan đô thị, mua sắm, vui chơi giải trí mang tính chất đô thị và phù hợp với các vai trò cụ thể là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giao thông của Vùng.

Thứ ba, du lịch thương mại, hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du lịch. Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa công tác và tham quan du lịch, gắn với vai trò trung tâm Vùng của thành phố thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, kinh tế, VH-TT-DL của Vùng. Loại hình du lịch này thường diễn ra quanh năm và có đối tượng du khách có khả năng chi tiêu khá cao.

Thứ tư, du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa. Đây là loại hình du lịch gắn với các di sản văn hóa của thành phố với nét đặc trưng riêng hấp dẫn du khách. Những di sản văn hóa này rất hấp dẫn các du khách có mục đích nghiên cứu văn hóa.

Chẳng hạn, kết quả điều tra XHH cho thấy du lịch văn hóa ở Cần Thơ được du khách ưa chuộng, có 55% - 77% ý kiến điều tra chọn đến các điểm văn hóa của Cần Thơ như bến Ninh Kiều (77%), Chợ nổi Cái Răng (71%), Chùa Ông (55%) (Bảng PL2.1). Theo kết quả điều tra XHH, các HĐDL được du khách yêu thích nhất là du lịch sông nước chợ nổi (90%), tham quan các làng nghề (77,5%), thưởng thức ẩm thực địa phương (70%), trải nghiệm cuộc sống


người dân (62,5%), thăm các di tích lịch sử (61%), xem biểu diễn văn nghệ truyền thống (61%) (Bảng PL2.3).

Thứ năm, du lịch sinh thái. Đây là loại hình du lịch gắn với điều kiện tự nhiên của thành phố với những sông, rạch chằng chịt, cù lao, cồn, những vườn cây xanh tươi mát, cùng nhiều loại đặc sản trái cây của Vùng.

Theo kết quả điều tra XHH, các đối tượng cho rằng loại hình du lịch phổ biến nhất ở Cần Thơ là DLST (75,7%), du lịch văn hóa (12,3%) (Bảng PL2.4).

2.1.2. Vai trò và tác động của hoạt động du lịch đối với kinh tế trên địa bàn thành phố trong hội nhập quốc tế

2.1.2.1. Vai trò của hoạt động du lịch

Vai trò của hoạt động du lịch được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau: đối với du khách, đối với người dân địa phương, đối với các nhà kinh doanh, đối với nền kinh tế. Hoạt động du lịch có vai trò quan trọng:

Một là, góp phần phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững. HĐDL có quan hệ với các hoạt động khác và tạo thu nhập quan trọng cho ngân sách của quốc gia và địa phương có tuyến điểm du lịch. HĐDL dựa trên các tài nguyên du lịch phong phú, các giá trị về di sản văn hóa, âm nhạc, đời sống dân cư và môi trường, khí hậu. Các sản phẩm du lịch được tiêu dùng ở nơi sản xuất, đồng thời tạo nên khả năng sản xuất các sản phẩm được tiêu thụ bởi du lịch và du lịch cần đáp ứng. Từ đó, HĐDL sẽ tạo ra thu nhập qua hệ thống cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, HĐDL phát triển góp phần kích thích đầu tư trong nước và ngoài nước, qua đó làm tăng tổng cầu và tăng trưởng kinh tế địa phương. Chính vì vậy, phát triển HĐDL không chỉ mang lại nguồn thu cho ngành du lịch mà còn tác động làm gia tăng nguồn thu ở các ngành khác. Ở Việt Nam, hơn một phần ba GDP được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó, du lịch đóng góp 7,5% GDP năm 2017 [30]. Ngoài ra, HĐDL còn tác động tích cực đến kết cấu hạ tầng vật chất KT-XH và các nguồn lực khác nhau làm cho kinh tế địa phương phát triển.

Theo kết quả điều tra XHH, các đối tượng được điều tra cho rằng HĐDL góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH (83,97%), tăng thu ngân sách (52,71%) cho thành phố Cần Thơ (Bảng PL2.4).


Hai là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. HĐDL là một hoạt động phức tạp, trong đó chi tiêu du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, khi HĐDL phát triển, nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế. HĐDL phát triển sẽ góp phần gia tăng giá trị dịch vụ, đồng thời tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP sẽ giảm dần và tỷ trọng khu vực dịch vụ sẽ tăng lên. Kết quả điều tra XHH, cho thấy các đối tượng cho rằng du lịch phát triển có tác động làm thay đổi diện mạo đô thị (56,51%) (Bảng PL2.4).

Ba là, tạo việc làm, tăng thu nhập. Sự phát triển HĐDL góp phần tăng qui mô việc làm, thu nhập của người dân và xã hội. HĐDL sử dụng nhiều lao động, do đó, phát triển HĐDL sẽ góp phần tích cực tạo việc làm cho một lực lượng lao động xã hội và cải thiện đời sống cho người dân địa phương. HĐDL có nhu cầu về lao động cao cả về lao động trực tiếp (trực tiếp phục vụ du lịch, làm việc trực tiếp trong ngành du lịch thường bao gồm những công việc có liên hệ trực tiếp với khách như người làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh du lịch, điểm du lịch, vận chuyển du lịch, nhà hàng, bán lẻ và các cơ sở giải trí), cũng như lao động gián tiếp (từ các hoạt động kinh tế khác, làm việc cho các cơ sở cung ứng cho HĐDL, như dịch vụ giặt là, cung cấp thực phẩm, bán buôn, kế toán, các cơ quan nhà nước, các công ty xây dựng và sản xuất hàng xuất khẩu và hàng sử dụng trong ngành du lịch gồm sản xuất sắt thép, gỗ và xăng dầu).

Kết quả điều tra XHH cho thấy các đối tượng đánh giá du lịch giúp tạo công ăn việc làm (63,13%), tăng thu nhập cho người dân (63,73%), góp phần xóa đói giảm nghèo (34,47%) (Bảng PL2.4).

Bốn là, liên kết vùng và phát triển kinh tế đối ngoại. HĐDL còn thông qua các hình thức liên kết giữa các tỉnh, giữa các vùng, giữa các nước để mở các tour du lịch. Du khách không chỉ dừng lại ở một điểm du lịch mà có nhu cầu tham quan các điểm du lịch ở các vùng, miền khác nhau. Do đó, để cạnh tranh và phát triển, các tỉnh, thành phố sẽ mở rộng liên kết với nhau và liên kết với các vùng, các nước để


đa dạng các tour du lịch. Theo kết quả điều tra XHH, các đối tượng được điều tra cho rằng du lịch thúc đẩy giao lưu văn hóa (64,73%) (Bảng PL2.4).

2.1.2.2. Tác động của hoạt động du lịch Tác động tích cực

Một là, HĐDL phát triển góp phần hỗ trợ cho công nghiệp và nông nghiệp, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững. Có thể thấy, HĐDL phát triển góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, san sẻ thu nhập cho các nhóm xã hội (người nghèo), vì đa phần du khách là những người có thu nhập cao. Chính điều này có tác dụng lớn trong việc giảm áp lực trong việc giải quyết việc làm cho chính quyền địa phương, giảm tình trạng thất nghiệp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đối với những nơi lạc hậu, xa xôi, hẻo lánh, kinh tế khó khăn không thích hợp phát triển công nghiệp thì phát triển HĐDL sẽ có ý nghĩa quan trọng đến việc xóa đói, giảm nghèo. Đối với các đô thị, ở những nơi tỷ trọng nông nghiệp giảm, khi phát triển HĐDL sẽ có tác dụng hỗ trợ, góp phần thúc đẩy những hộ sản xuất nghề nông chuyển biến mạnh mẽ sang chuyên canh các sản phẩm phục vụ cho du lịch, nhờ đó thu nhập gia tăng, nhiều hộ đã thoát nghèo. Đồng thời, sự phát triển của HĐDL kéo theo các ngành có liên quan phát triển, sẽ làm gia tăng nguồn thu của nơi đón tiếp và gia tăng nguồn thu thuế.

Hai là, đa dạng hóa ngành nghề và việc làm. HĐDL với những hoạt động phong phú của nó sẽ tạo ra việc làm, tăng thu nhập và các cơ hội phát triển cho người nghèo tại cộng đồng của họ. Phát triển HĐDL ở các vùng nông thôn, khó khăn không chỉ góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường mà còn giảm thiểu tình trạng di cư về đô thị lớn làm công, ảnh hưởng các cân đối vĩ mô và quản lý đô thị.

Theo thống kê năm 2010 của Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng: cứ 2,4 giây tạo ra được một việc làm mới. Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thường là 1/2,2. Số lao động cần thiết trong dịch vụ bổ sung có thể tăng lên nhiều lần, nếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại. Chính vì vậy, phát triển HĐDL

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí