phải công bố. Mức độ công bố TTTC tự nguyện của mỗi DN có sự khác nhau tuỳ vào mức độ nhận thức, chấp nhận giữa chi phí phải bỏ ra và lợi ích thu được.
Danh mục công bố TTTC bắt buộc sử dụng trong luận án được xây dựng dựa trên yêu cầu trình bày thông tin trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành gồm có Luật kế toán (2015); Luật chứng khoán 2006 và Luật chứng khoán sửa đổi 2010; Thông tư 200/2014/TT-BTC; Thông tư 155/2015/TT-BTC; Thông tư 210/2009/TT-BTC và các chuẩn mực kế toán Việt Nam.
TTTC tự nguyện không được quy định cụ thể trong các văn bản quản lý mà là những thông tin bổ sung được DNPTCNY công bố nhằm giải thích về tình hình hoạt động, tình hình tài chính hay những vấn đề khác góp phần giúp người sử dụng có thể hiểu rõ hơn về thực trạng tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống danh mục TTTC tự nguyện được NCS sử dụng trong luận án để khảo sát thực trạng CBTT tự nguyện được kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Phạm Đức Hiếu & Nguyễn Thị Lan Hương (2015)[108]; Đặng Thị Thuý Hằng (2016)[7] và kết quả khảo sát từ phiếu điều tra.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được NCS sử dụng trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN của DNPTCNY trên TTCK Việt Nam. Dữ liệu để phân tích cho nội dung này là các số liệu thứ cấp mà NCS thu thập trên BCTC, BCTN của DNPTCNY. Dữ liệu được thu thập cho biến phụ thuộc là mức độ công bố TTTC và các biến độc lập là quy mô (tài sản, vốn hoá), sở hữu nhà nước, sở hữu tổ chức, quy mô BGĐ, trình độ chuyên môn kế toán của BGĐ, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, tuổi của doanh nghiệp, công ty kiểm toán.
Để xác định biến phụ thuộc, NCS tiến hành tải BCTN của các DNPTCNY từ trang web www.vietstock.vn sau đó căn cứ vào danh mục TTTC bắt buộc và TTTC để đối chiếu với thực trạng công bố TTTC trên BCTN. Dữ liệu công bố được thống kê trên bảng tính excel theo nguyên tắc, TTTC không phát sinh hoặc có phát sinh và có trình bày trên BCTN sẽ nhận giá trị 1, ngược lại thông tin có phát sinh nhưng không được trình bày sẽ nhận giá trị 0. Sau khi chấm điểm cho từng TTTC tương
ứng với từng DNPTCNY, NCS dùng hàm Sum để tính tổng số điểm của DNPTCNY công bố. Tổng số điểm này sẽ được chia cho tổng số điểm của toàn bộ chỉ mục để xác định mức độ công bố TTTC thực tế của từng DNNPTCNY.
Dữ liệu của biến độc lập được xác định theo số liệu mà DNPTCNY đã công bố trên BCTN, BCTC. Các dữ liệu này cũng được thu thập chi tiết cho từng DNPTCNY để làm dữ liệu đầu vào cho phần phân tích định lượng bằng phần mềm SPSS 20. Các bước xử lý dữ liệu tiếp theo bao gồm:
a. Phân tích mô tả: được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu thực nghiệm thông qua nhiều cách khác nhau. Luận án thống kê mô tả đối với mức độ công bố TTTC và mô tả các yếu tố ảnh hưởng như Quy môn (Tài sản; Vốn hoá); Sở hữu nhà nước; Sở hữu tổ chức; Quy mô BGĐ; Trình độ chuyên môn kế toán của BGĐ; Khả năng sinh lời; Đòn bẩy tài chính; Tuổi của doanh nghiệp và Công ty kiểm toán. Luận án sử dụng các tham số thống kê mô tả để phân tích, các tham số sử dụng bao gồm các số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, độ lệch tiêu chuẩn.
Có thể bạn quan tâm!
- Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Các Nghiên Cứu Về Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin
- Phương Pháp Xử Lý Dữ Liệu Định Tính
- Khái Niệm Và Vai Trò Của Thông Tin Tài Chính
- Vai Trò Của Thông Tin Tài Chính Trên Thị Trường Chứng Khoán.
- Nội Dung Công Bố Thông Tin Tài Chính Trên Báo Cáo Thường Niên
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
b. Phân tích tương quan: dùng để kiểm tra các mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Thông qua ma trận tương quan và sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hoá mức độ chặt chẽ, mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Hệ số tương quan có giá trị tuyệt đối càng cao và tiến gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ.
c. Phân tích hồi quy đa biến: phân tích hồi quy đa biến là một phần mở rộng của hồi quy tuyến tính đơn giản trong trường hợp chúng ta muốn dự đoán giá trị của biến phụ thuộc dựa trên giá trị của 2 hay nhiều biến độc lập. Phương pháp này được sử dụng để phân tích hồi quy khi các biến độc lập có mối quan hệ với biến phụ thuộc và biểu hiện qua hệ số tương quan. Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY, NCS sử dụng phân tích hồi quy đa biến.
d. Phân tích ANOVA: Để xác định ảnh hưởng của các biến định tính đến mức độ công bố TTTC. Phân tích phương sai là một bộ sưu tập các mô hình thống kê và
các quá trình liên quan, trong đó phương sai quan sát (có sẵn) được chia thành các thành phần khác nhau dựa trên suy luận biến khác nhau. Trong hình thức đơn giản, ANOVA thống kê được sử dụng để kiểm tra xem giá trị trung bình của các nhóm khác nhau bằng hay không.
e. Kiểm định Independent – Sample T test: Đối tượng khảo sát của luận án là các DNPTCNY trên 2 Sở GDCK TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Vì vậy, việc sử dụng kiểm định Independent – Sample T- Test nhằm mục đích kiểm định xem có sự khác nhau giữa hai trung bình tổng thể của hai sở giao dịch này về công bố TTTC hay không khi điều kiện niêm yết của hai sở giao dịch này có sự khác nhau.
7. Các kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được của luận án
Luận án có những đóng góp mới chủ yếu cả về lý luận và thực tiễn:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công bố TTTC trong các DNPTCNY. Đặc biệt, luận án đã tiếp cận nội dung công bố TTTC bắt buộc theo yêu cầu của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực BCTC quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Thứ hai, bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, luận án đã tìm hiểu thực trạng công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY để thấy được việc chấp hành các quy định về CBTT đối với các TTTC bắt buộc và mức độ sẵn sàng công bố TTTC tự nguyện. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC đã được NCS luận giải và làm rõ dựa trên các lý thuyết nền có liên quan và kết quả thực nghiệm.
Thứ ba, nội dung hoàn thiện công bố TTTC được đề xuất theo 2 nhóm là DNPTCNY theo IFRS và DNPTCNY áp dụng VFRS phù hợp với lộ trình áp dụng IFRS ở Việt Nam. Các giải pháp đề xuất được trình bày một cách cụ thể theo phương pháp xác định, ý nghĩa và hình thức trình bày giúp cho các DNPTCNY có thể vận dụng một cách thuận lợi khi tính toán và công bố các chỉ tiêu trên BCTN. Các giải pháp hướng tới phù hợp với chuẩn mực BCTC quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán.
Thứ tư, luận án không những là một tài liệu hữu ích cho các DNPTCNY trong việc hoàn thiện công bố TTTC trên BCTN mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và các đối tượng khác quan tâm đến vấn đề CBTT.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công bố TTTC trên BCTN của DNPTCNY trên TTCK.
Chương 2: Thực trạng công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị hoàn thiện công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam.
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN TTCK
1.1. Báo cáo thường niên và phân loại thông tin trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK
1.1.1. Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Doanh nghiệp niêm yết
Doanh nghiệp niêm yết là các CTCP có cổ phiếu được mua bán công khai trên sàn giao dịch chứng khoán, chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, đây là hình thức phát triển cao nhất của một doanh nghiệp. Để niêm yết trên TTCK, các CTCP phải đảm bảo các điều kiện cụ thể về mức vốn điều lệ, năng lực sản xuất kinh doanh, tính đại chúng, thời gian nắm giữ cổ phiếu của các thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp. Tuỳ vào mức độ phát triển của TTCK mà các quốc gia sẽ có những quy định cụ thể khác nhau.
Doanh nghiệp phi tài chính
Cho đến nay chưa có khái niệm rõ ràng thế nào là doanh nghiệp phi tài chính và cũng chưa có tiêu thức phân loại doanh nghiệp tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng trong các DN thì có sự khác biệt giữa các lĩnh vực đặc thù. Cụ thể, Thông tư 210/2014/TT-BTC, hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán. Thông tư 05/2019/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô. Thông tư 22/2017/TT- NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng. Thông tư 199/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với DN bảo hiểm nhân thọ và DN tái bảo hiểm.
Theo đánh giá của các ngân hàng, doanh nghiệp phi tài chính và doanh nghiệp tài chính có mức độ rủi ro khác nhau khi thực hiện các hoạt động đầu tư. Nhóm doanh nghiệp tài chính bao gồm công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính và tổ chức tài chính vi mô. Nhóm doanh nghiệp phi tài chính bao
gồm các doanh nghiệp còn lại thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại – dịch vụ, xây dựng, công nghệ, viễn thông…..
1.1.2. Báo cáo thường niên và phân loại thông tin trên báo cáo thường niên
1.1.2.1. Khái niệm
Theo từ điển Kinh tế học (2006)27 của tác giả Nguyễn Văn Ngọc, báo cáo thường niên (annual report) là báo cáo của các giám đốc doanh nghiệp gửi tới cổ đông, bản sao bản tổng kết tài sản của doanh nghiệp, bản kết toán tóm tắt về tài chính và những thông tin khác mà theo luật, các giám đốc phải công khai hoá với cổ đông. Theo từ điển Tài chính và Đầu tư, BCTN là một báo cáo tổng hợp về hoạt động của một doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua, nhằm cung cấp cho cổ đông và những người quan tâm các thông tin về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tác giả John Stittle (2002)80 đưa ra quan điểm BCTN là báo cáo cung cấp các TTTC mang tính tường thuật về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng, thường lập vào cuối năm. Báo cáo này gồm nhiều phần và nội dung chủ yếu được quy định bởi pháp luật, quy định kế toán và các quy định trên TTCK. Các báo cáo cơ bản như BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT là những phần quan trọng nhất trong BCTN. Theo 3 cách tiếp cận của các tác giả trên ta chưa thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa BCTN và BCTC của doanh nghiệp. Các thông tin trên BCTN mà các tác giả đề cập đến vẫn tập trung chủ yếu vào thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian một năm đã qua mà chưa chỉ ra các loại thông tin khác.
Các tác giả Brian Stanko và Thomas Zeller (2003)57 cho rằng BCTN không chỉ cung cấp TTTC mà còn cung cấp các thông tin phi tài chính. BCTN được sử dụng như một công cụ giao tiếp để truyền đạt thông tin định lượng và định tính của doanh nghiệp với các bên liên quan hoặc các bên quan tâm (Barako và cộng sự, 2006)52. Theo nhóm tác giả, BCTN của doanh nghiệp bao gồm các thông tin định lượng và thông tin không định lượng được, do các nhà quản lý doanh nghiệp chuẩn bị để cung cấp cho cổ đông và những người quan tâm. BCTN thường cho thấy tiềm lực, khả năng phát triển của một doanh nghiệp. BCTN thường bao gồm tuyên bố về sứ mệnh,
thông điệp của nhà lãnh đạo, thông tin về sản phẩm và dịch vụ, giải trình của nhà quản trị về tình hình tài chính của doanh nghiệp, so sánh TTTC, báo cáo kiểm toán và thông tin về các nhà đầu tư chính. Nhìn chung, BCTN đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng sử dụng thông tin về doanh nghiệp. Với quan điểm này, BCTN được mở rộng hơn về phạm vi, nó không chỉ bao gồm các TTTC mà còn có thông tin phi tài chính, các nội dung được trình bày trong BCTN cũng đa dạng hơn, nhiều TTTC được giải trình, làm rõ thông qua báo cáo của các nhà quản trị nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng quan tâm. Quan điểm này cũng đề cập đến vai trò của BCTN là công cụ giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp tới các nhà đầu tư, hơn nữa còn cung cấp các thông tin hướng tới tương lai.
Mở rộng phạm vi hơn nữa về các thông tin trên BCTN, các tác giả W.Steve Albrecht và cộng sự (2010)125 đồng quan điểm về vai trò của BCTN là một tài liệu tóm tắt các kết quả hoạt động và tình trạng tài chính của một DN cho năm tài chính đã qua và hoạch định kế hoạch phát triển tương lai. Các tác giả Clyde P Stickney và cộng sự (2009)70 cho rằng BCTN bao gồm các giải thích về các sự kiện quan trọng xảy ra trong năm, các thảo luận và phân tích về kết quả DN đã đạt được trong năm và hoạch định chiến lược phát triển trong tương lai của DN. Trong đó BCTC là một phần quan trọng của BCTN. Theo quan điểm của nhóm tác giả, thông tin trên BCTN không chỉ bao gồm TTTC phản ánh kết quả hoạt động trong năm tài chính đã qua mà còn cung cấp thông tin tương lai về kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Lê Thị Tú Oanh (2012)29, BCTN là báo cáo phản ánh, đánh giá, phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN sau một quá trình hoạt động, đặc biệt là năm báo cáo. Cùng với các thông tin định lượng phản ánh tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, BCTN còn bao gồm rất nhiều các thông tin không định lượng được như tuyên bố về sứ mệnh của DN, chiến lược phát triển, thông tin về sản phẩm, dịch vụ của DN, các giải trình của nhà quản trị, báo cáo kiểm toán,… giúp cho người sử dụng hiểu rõ hơn về hoạt động cũng như các chiến lược kinh doanh của DN. Ngoài ra, BCTN còn là công cụ hữu hiệu trong giới thiệu, quảng bá hình ảnh của DN. Khái niệm mà tác giả đưa ra phản ánh tương đối đầy đủ về tính
chất của BCTN tức là bao gồm cả TTTC và thông tin phi tài chính tuy nhiên chưa đề cập đến các thông tin mang tính thời điểm như thông tin quá khứ và thông tin dự báo mà BCTCN cung cấp.
Đặng Văn Thanh (2018)32, BCTN là bản báo cáo trình bày và cung cấp một cách đầy đủ toàn diện về tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán. Qua BCTN, doanh nghiệp muốn thông tin cho xã hội, cho các nhà đầu tư, các đối tượng có lợi ích liên quan về những hoạt động công ty đã thực hiện, những kết quả DN đã đạt được, thực trạng và triển vọng của công ty trong kinh doanh. Đồng thời, DN còn có thể sử dụng BCTN để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của DN, những khó khăn, thách thức và những dự định, giải pháp trong tương lai.
Từ những phân tích trên, NCS cho rằng: BCTN là một ấn phẩm đáp ứng các quy định về báo cáo tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp. BCTN không chỉ cung cấp các thông tin phản ánh tình hình tài chính và kết quả kinh doanh mà còn cung cấp thông tin phi tài chính cho biết tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm, thị trường… Ngoài các thông tin phản ánh kết quả tài chính trong năm đã qua, BCTN còn công bố thông tin dự báo về kế hoạch kinh doanh trong năm tiếp theo. BCTN là công cụ truyền thông hiệu quả về doanh nghiệp.
1.1.2.2. Phân loại thông tin trên báo cáo thường niên
Thông tin trình bày trên BCTN rất phong phú và đa dạng, các thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư. BCTN là báo cáo bắt buộc mà các DNPTCNY phải công bố khi niêm yết trên TTCK vì vậy các nội dung công bố trên BCTN phải đảm bảo các thông tin tối thiểu theo quy định, tuy nhiên đây cũng là công cụ truyền thông của doanh nghiệp nên ngoài các thông tin bắt buộc theo quy định các DNPTCNY còn công bố thêm thông tin tự nguyện. Thông tin trên BCTN có thể được phân loại theo các tiêu thức sau.
Phân loại theo nội dung công bố
Thông điệp của chủ tịch HĐQT
Thông điệp của chủ tịch HĐQT nhấn mạnh vào các hoạt động của doanh nghiệp, chiến lược phát triển, chiến lược nghiên cứu, những thành công chính mà doanh nghiệp