Mô Hình Nghiên Cứu Chính Thức (Nguồn: Tác Giả Xây Dựng)


với TTKT và Ứng dụng công nghệ thông tin tác động đến tổ chức công tác kế toán của các trường đều được giữ nguyên, không thay đổi (tỷ lệ đồng ý cao nhất là 100%, tương ứng với số lượng là 16/16 cá nhân đồng ý và thấp nhất là 68,75%, tương với số lượng là 11/16 cá nhân đồng ý).

Qua phỏng vấn thử tác giả nhận thấy khả năng hiểu các thang đo trong từng biến của các đối tượng được khảo sát là khá chính xác. Các nhân tố được tác giả dự kiến có tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương được các đáp viên trong nhóm chuyên gia đánh giá là đầy đủ và không có yếu tố nào bị loại khỏi thang đo.


Khuôn khổ pháp lý kế toán


Nguồn nhân lực kế toán Kiểm soát nội bộ

Yêu cầu đối với TTKT

Tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ –

TC

Ứng dụng công nghệ thông tin

Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức (Nguồn: Tác giả xây dựng)

3.2.1.2. Xây dựng thang đo

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm cũng như kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước, tác giả xây dựng thang đo cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hỉnh nghiên cứu như sau:

a) Thang đo nhân tố Khuôn khổ pháp lý kế toán

Khuôn khổ pháp lý kế toán được ký hiệu là PL và được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:


PL1: Hệ thống pháp lý chi phối lĩnh vực kế toán của đơn vị được ban hành chặt chẽ. PL2: Hệ thống pháp lý chi phối lĩnh vực kế toán của đơn vị được ban hành ổn định trong thời gian nhất định.

PL3: Hệ thống pháp lý chi phối lĩnh vực kế toán của đơn vị được ban hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

PL4: Môi trường pháp lý thay đổi phù hợp với những diễn biến mới của quá trình hội nhập của khu vực công.

b) Thang đo lường nhân tố N guồn nhân lực kế toán

Nhân tố Nguồn nhân lực kế toán được ký hiệu là NL và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:

NL1: Nhân viên kế toán của đơn vị có trình độ phù hợp với vị trí công tác.

NL2: Nhân viên kế toán của đơn vị có kinh nghiệm làm việc tốt.

NL3: Nhân viên kế toán của đơn vị thường xuyên được đào tạo.

NL4: Nhân viên kế toán có kỹ năng xử lý tốt và kịp thời các hoạt động.

NL5: Nhân viên kế toán được cập nhật kiến thức khi có những thay đổi về chính sách pháp luật liên quan đến kế toán.

c) Thang đo lường nhân tố Kiểm soát nội bộ

Nhân tố Kiểm soát nội bộ được ký hiệu là KS và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:

KS1: Đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy của BCTC

KS2: Đảm bảo hợp lý việc chấp hành luật pháp nói chung và pháp luật kế toán nói riêng.

KS3: Hướng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị.

KS4: Đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin

d) Thang đo lường nhân tố Yêu cầu đối với thông tin kế toán


Nhân tố Yêu cầu đối với TTKT được ký hiệu là YC và được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:

YC1: Thông tin kế toán được xây dựng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các đối tượng sử dụng (cơ quan cấp trên, bảo hiểm....).

YC2: Thông tin kế toán được xây dựng phải phù hợp và cung cấp kịp thời cho người sử dụng thông tin.

YC3: Số liệu kế toán cung cấp cho các đối đượng sử dụng (cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thuế…) phải đảm bảo độ tin vậy và chính xác.

YC4: Thông tin kế toán phải đáp ứng nhu cầu giải trình.

e) Thang đo lường nhân tố Ứng dụng công nghệ thông tin

Nhân tố Ứng dụng CNTT được ký hiệu là CN và được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:

CN1: Hệ thống máy tính của đơn vị có sẵn sàng hoạt động tại mọi thời điểm

CN2: Phần mềm kế toán đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

CN3: Đơn vị có các quy trình bảo mật để truy cập vào các dữ liệu điện tử quan trọng

CN4: Đơn vị có sự phân quyền truy cập trong hệ thống dữ liệu điện tử của đơn vị. Thang đo biến phụ thuộc “Tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương”

Thang đo Tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương được ký hiệu là TCCTKT và được đo lường bằng 3 biến quan sát sau:

TCCTKT1: Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

TCCTKT2: Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị phù hợp với tình hình hoạt động đơn vị.

TCCTKT3: Tổ chức công tác kế toán đảm bảo sự hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đơn vị.



3.2.1.3. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

Để tiến hành khảo sát CBCCVC của các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm thu thập dữ liệu phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát gồm 2 phần:

Thứ nhất, các thông tin riêng của người trả lời bảng hỏi như họ tên, trình độ, chức vụ và bộ phận công tác.

Thứ hai, đây là nội dung khảo sát chủ yếu của tác giả nhằm ghi nhận đánh giá của cá nhân được khảo sát về sự tác động cũng như sự chấp nhận ở mức độ cao thấp của các nhân tố: Khuôn khổ pháp lý về kế toán; Nguồn nhân lực kế toán; KSNB; Nhu cầu đối với TTKT và Ứng dụng công nghệ thông tin tác động đến tổ chức công tác kế toán của các trường. Bảng khảo sát với thang đo Likert 5 mức độ như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý (Bảng câu hỏi khảo sát xem ở Phụ lục 3).

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.2.2.1. Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát từ các CBCCVC của các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

(a) Phương pháp chọn mẫu

Trong nghiên cứu này bảng khảo sát được thiết kế với 5 nhân tố, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó các nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu này khá phổ biến. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế. Nhược điểm của phương pháp là không tổng quát hóa cho đám đông (Trần Tiến Khai, 2012 trang 207 và 208).



(b) Kích thước mẫu khảo sát và đối tượng khảo sát

Mẫu trong nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Theo phương pháp này, tác giả đã tập trung khảo sát CBCCVC của các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Về kích thước mẫu, theo Tabachnick, B.G., & Fidell, L.S. (1996) đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu phải gấp năm lần các mệnh đề trong thang đo. Trong nghiên cứu này, có tất cả là 21 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố, do vậy cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là: 21*5 = 105 quan sát. Đối với hồi quy đa biến thì cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: 50 + 8*m (với m là số biến độc lập). Trong nghiên cứu này có 5 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu là: 50 + 8*5 = 90 quan sát. Tổng hợp cả hai yêu cầu trên, kích thước mẫu tối thiểu được yêu cầu là 105 quan sát. Nhằm đảm bảo yêu cầu về kích thích mẫu phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả đã gửi đi 130 Bảng câu hỏi khảo sát từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2019. Kết thúc đợt khảo sát, tác giả thu về 130 Phiếu, trong đó có 18 phiếu không hợp lệ (chủ yếu do điền thiếu thông tin hoặc trả lời không theo yêu cầu của người khảo sát), còn lại 112 Phiếu hợp lệ đưa vào nhập dữ liệu phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu và điều này là phù hợp với đáp ứng được yêu cầu về kích thước mẫu tối tiểu là 105.

Đối tượng khảo sát là các cá nhân là đại diện CBCCVC của của 14 trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm: đại diện Ban giám hiệu; Kế toán trưởng và đại diện lực lượng nhân viên kế toán của các trường có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên và sự am hiểu nhất định về công tác kế toán của đơn vị (Danh sách CBCCVC của các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương được khảo sát xem ở Phụ lục 4).

3.2.2.2. Phương trình hồi quy

Dựa trên các lý thuyết nền và kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm từ các chuyên gia ở trên, tác giả xây dựng mô hình hồi quy về các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa


bàn tỉnh Bình Dương bao gồm: Khuôn khổ pháp lý về kế toán; Nguồn nhân lực kế toán; KSNB; Yêu cầu đối với TTKT và Ứng dụng công nghệ thông tin.

Mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết trên có dạng như sau:

TCCTKT = + PL + NL + KS + YC + CN + ε


Trong đó,

Biến PL: Khuôn khổ pháp lý kế toán. Biến NL: Nguồn nhân lực kế toán.

Biến KS: Kiểm soát nội bộ.

Biến YC: Yêu cầu đối với thông tin kế toán. Biến CN: Ứng dụng CNTT

Biến TCCTKT: Tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương

ε : hệ số nhiễu.

β: trọng số hồi quy.


3.2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu nhận được các bảng câu hỏi trả lời, tác giả đã tiến hành làm sạch thông tin, lọc bảng câu hỏi và mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Sau đó, tiến hành các bước (1) đánh giá độ độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha , bước (2) kiểm định giá trị của biến bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA, và bước (3) phân tích hồi quy đa biến.

3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào việc vận dụng các lý thuyết nền trong việc xác định các nhân tố tác động đến vấn đề nghiên cứu ở Chương 2 và kết quả thảo luận nhóm ở trên, kết hợp với tổng quan các nghiên cứu trước đây cũng như những hiểu biết về môi trường, điều kiện đặc thù của các tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ


tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Bảng 3.1 Các giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết

Nội dung


H1

Nhân tố “Khuôn khổ pháp lý kế toán” có tác động cùng chiều

(+) đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương


H2

Nhân tố “Nguồn nhân lực kế toán” có tác động cùng chiều (+) đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công

lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương


H3

Nhân tố “Kiểm soát nội bộ” có tác động cùng chiều (+) đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự

chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương


H4

Nhân tố “Nhu cầu sử dụng thông tin kế toán” có tác động cùng chiều (+) đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ

– TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương


H5

Nhân tố “Ứng dụng công nghệ thông tin” có tác động cùng chiều (+) đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ

– TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 10


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tác giả trình bày về chi tiết về phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là sử dụng phương pháp thảo luận nhóm bởi các chuyên gia và sử dụng mô hình hồi quy nhân tố khám phá để tiến hành thực hiện nghiên cứu nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích dữ liệu trong Chương 4. Quá trình thiết kế và thực nghiên cứu bao gồm các giai đoạn: Xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo: tác giả dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước được tổng kết trong chương 1 và cơ sở lý thuyết được trình bày trong Chương 2; thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu: Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên các khái nhiệm nghiên cứu và thang đo đã xây dựng, kích thước mẫu được xác định trên cơ sở phương pháp EFA, mẫu được chọn theo phương pháp phi xác xuất. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy đa biến sẽ được trình bày trong Chương 4.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí