Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9


vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường I và thị trường II (thị trường liên Ngân hàng); điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.

Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại được tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng vì như vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới. Chính điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản của ngân hàng.

Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của mình.

Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro: Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế, tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệ trong thời gian qua, chắc chắn các ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn và nó sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn tài sản nợ, tài sản có của mình. Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng. Forward và Future cũng là những công cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Đặc biệt SWAP là công cụ quan trọng để các ngân


hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn.

4.5. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

4.5.1. Những hạn chế của đề tài

Nghiên cứu mới chỉ mới tập trung đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, thời gian nghiên cứu chỉ có 6 năm vẫn chưa đủ dài nên kết quả nghiên cứu vẫn còn thể hiện chưa thật chính xác.

Bên cạnh đó, yếu tố vĩ mô vẫn chưa được đưa vào mô hình mặc dù đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thanh khoản của ngân hàng.

Ngoài ra, có một số biến trong các nghiên cứu khác có ý nghĩa nhưng người viết không đưa vào mô hình vì chưa có đầy đủ thông tin để thu thập các biến này (số liệu công bố rõ ràng tập trung chủ yếu vào các ngân hàng lớn như ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư phát triển … còn phần lớn các ngân hàng đều không công bố thông tin, tập trung nhiều vào năm 2005, 2006, 2007) như: hệ số nợ xấu ngân hàng, hệ số tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng, tỷ lệ tổng vốn đầu tư của ngân hàng ra bên ngoài / tổng tài sản.

Kiến thức và kinh nghiệm của người thực hiện còn hạn chế nhất định, nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện.


4.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Khả năng tổng quát của nghiên cứu sẽ được nâng cao nếu có thể đưa được các biến vĩ mô vào trong mô hình nghiên cứu.

Hiện tại, thị trường tài chính ngân hàng ở nước ta ngoài các ngân hàng thương mại trong nước còn có các ngân hàng thương mại nước ngoài. Do đó, nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện trên cả ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài mở tại Việt Nam để đánh giá và so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài chính lên hai nhóm ngân hàng này với nhau dựa trên mô hình nghiên cứu đã kiểm định.

Ngoài ra, ở Việt Nam do mức độ hiểu biết của người dân về lĩnh vực tài chính


vẫn còn thấp, người dân dễ bị ảnh hưởng về yếu tố tâm lý khi có thông tin không tốt từ hệ thống ngân hàng, làm cho vấn đề quản lý thanh khoản của các ngân hàng rất dễ bị động. Do vậy, có thể thực hiện nghiên cứu mở rộng cho cả hai nhóm yếu tố tài chính và mức độ tin tưởng của người dân về các ngân hàng thương mại để có thể đánh giá tổng quát hơn trong các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.


KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động tài chính ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do xuất phát điểm của các ngân hàng khá thấp so với trung bình trong khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận được xem là ưu tiên số một. Chính vì thế, hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng Việt Nam hầu như vẫn đang bị bỏ ngõ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp. Đó là lí do vì sao, tỉ lệ nợ xấu cùng nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán chưa có lời giải tại một số ngân hàng Việt Nam hiện nay. Việc hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế đang được các ngân hàng Việt Nam nghiên cứu và vận dụng trong thực tế. Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản đang được NHNN và các NHTM đặc biệt quan tâm. Luận văn lựa chọn đề tài nói trên và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đã hoàn thành những nội dung chủ yếu sau:

Một là, hệ thống hoá các vấn đề cơ bản về tính thanh khoản của các ngân hàng

thương mại.

Hai là, tìm ra các nhân tố tác động, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại từ đó rút ra được những kết quả, nguyên nhân, hạn chế đối với tính thanh khoản của ngân hàng.

Ba là, trên cở sở lý luận và kết quả chạy mô hình, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tự chủ đối với vấn đề thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Hy vọng rằng, qua kết quả nghiên cứu của học viên, luận văn này sẽ góp một phần cho việc nâng cao năng lực quản lý thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I.Tiếng việt


1. Ngân hàng nhà nước, 2010, thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các

tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

2. Nguyễn Đình Thọ, 2011, phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh

doanh, nhà xuất bản lao động xã hội.

3. Nguyễn Duy Sinh, 2009, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam.

4. Peter S.Rose, 2001, Quản trị ngân hàng hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

5. Quốc hội, 2010, luật số 47/2010QH12 về luật các tổ chức tín dụng.

6. Trầm Thị Xuân Hương, Hoàng Thị Minh Ngọc, 2011, Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản kinh tế Tp.HCM

II. Tiếng Anh.

1. Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad, 2011, Liquidity Risk Management: A comparative study between Conventional and Islamic Banks of Pakistan.

2. Oriol Aspachs, Erlend Nier, Muriel Tiesset, 2005, liquidity, banking regulation and the macroeconomy, Evidence on bank liquidity holdings from a panel of UK-resident banks.

3. Pavla Vodová, 2011, Liquidity of Czech Commercial Banks and its Determinants.

III. Website tham khảo

1. http://s.cafef.vn

2. http://vietstock.vn/

3. http://www.sbv.gov.vn

4. http://www.vndirect.com.vn

5. www.abbank.vn

6. www.agribank.com.vn


7. www. bidv.com.vn

8. www. dongabank.com.vn

9. www. eximbank.com.vn

10. www. mhb.com.vn

11. www. ocb.com.vn

12. www. saigonbank.com.vn

13. www. seabank.com.vn

14. www. techcombank.com.vn

15. www. vietcombank.com.vn


PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Danh sách các ngân hàng chọn mẫu


DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG CHỌN MẪU


STT


Tiếng việt

Vốn điều lệ (Đvt: Ngàn

tỷ đồng


Tiếng anh


Website


1


Á Châu


9,377


Asia Commercial Bank, ACB


acb.com.vn


2


Đông Á


5,000

DongA Bank, DAB


dongabank.com.vn

3

Đông Nam Á


5,335

SeABank

seabank.com.vn

4

An Bình


4,800

ABBank

abbank.vn


5

Hàng Hải Việt Nam


8,000

Maritime Bank, MSB


msb.com.vn

6

Kỹ Thương Việt Nam


8,788

Techcombank

techcombank.com.vn

7

Kiên Long


3,000

KienLongBank

kienlongbank.com

8

Nam Á


3,000

Nam A Bank

namabank.com.vn

9

Nam Việt


3,500

NaViBank

navibank.com.vn

10

Việt Nam Thịnh

Vượng


5,000

VPBank

vpb.com.vn


11

Phát Triển Nhà

Thành phố Hồ Chí Minh


5,450


HDBank


hdbank.com.vn


12


Phương Nam


4,000

Southern Bank, PNB


southernbank.com.vn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9



13


Phương Đông


3,400

Orient Commercial Bank, OCB


ocb.com.vn


14


Quân Đội


10,625

Military Bank, MB,


mbbank.com.vn


15


Phương Tây


3,000


Western Bank


westernbank.vn

16

Quốc tế


4,000

VIBBank, VIB

vib.com.vn

17

Sài Gòn


10,584

Sài Gòn, SCB

scb.com.vn

18

Sài Gòn Công

Thương


3,000

Saigonbank

saigonbank.com.vn

19

Sài Gòn-Hà Nội


8,866

SHBank, SHB

shb.com.vn


20

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín


10,739


Sacombank


sacombank.com.vn


21


Việt Á


3,000


VietABank, VAB


vietabank.com.vn


22


Xăng dầu Petrolimex


3,000


Petrolimex Group Bank, PG Bank


pgbank.com.vn


23


Xuất nhập khẩu


12,355


Eximbank, EIB


eximbank.com.vn


24

Bưu Điện Liên Việt


6,460


LienVietPostBank


lienvietpostbank.com.vn

25

Ngoại thương


23,174

Vietcombank

vietcombank.com.vn


26


Đại Tín


5,000


Trustbank


trustbank.com.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2024