Tăng Trưởng Về Quy Mô Và Chất Lượng Hoạt Động Kinh Doanh6:



ROE (%)


=

ROA (%) =

Lợi nhuận ròng


Vốn chủ sở hữu (vốn tự có bình quân) Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản (Tổng tài sản có bình quân)

(1.2)


(1.3)


Khả năng thanh khoản: thể hiện qua các chỉ tiêu khả năng thanh khoản và tỷ lệ khả năng chi trả như sau:

+ Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định các TCTD phải đảm bảo tỷ lệ giữa tổng tài sản “có” thanh toán ngay tối thiểu phải bằng 15% trên tổng nợ phải trả.

Tỷ lệ khả năng thanh khoản ngay =

Tổng tài sản có thanh toán ngay

(1.4)



Tổng nợ phải trả

+ Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định các TCTD phải đảm bảo tỷ lệ giữa tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo trên Tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo tối thiểu phải bằng 1.


Tỷ lệ khả năng thanh chi =

Tài sản “Có” đến hạn thanh toán ngay trong 7 ngày tiếp theo

Tài sản “Nợ” đến hạn thành toán trong 7 ngày tiếp theo


(1.5)

1.2.3.4 Tăng trưởng về quy mô và chất lượng hoạt động kinh doanh6:

Hoạt động kinh doanh thể hiện trên các hoạt động: huy động, cho vay, các hoạt động dịch vụ tài chính khác như: thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ,…Đây là những hoạt động chính của NH nên sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của NH đó rất nhiều. Nếu NH có hoạt động kinh doanh tốt tăng trưởng về quy mô và chất lượng như: huy động được lượng tiền gửi ổn định; hoạt động cho vay lành mạnh, an toàn, đảm bảo được khả năng sinh lợi cao; các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu

6 Giả thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Thương mại phối hợp tổ chức


cầu của khách hàng,…thì sẽ tạo được sự đánh giá cao về thương hiệu của NH đối với khách hàng, nhà đầu tư, đối tác và đối thủ cạnh tranh.

1.2.3.5 Năng lực công nghệ7:

Công nghệ là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của mỗi NH. Công nghệ NH được đánh giá thông qua những công nghệ mang tính tác nghiệp như hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống NH bán lẻ, hệ thống máy ATM; hệ thống thông tin quản lý (MIS), hệ thống báo cáo rủi ro,… trong nội bộ NH; khả năng nâng cấp, đổi mới công nghệ. Như vậy, năng lực về công nghệ không chỉ thể hiện ở hệ thống phần mềm được trang bị, số lượng máy móc, chất lượng công nghệ đảm bảo tính an toàn và hoạt động xuyến suốt mà còn bao gồm cả khả năng đổi mới và nâng cấp công nghệ phù hợp với môi trường kinh tế hiện tại.

1.2.3.6 Thị phần hoạt động: thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường trong toàn ngành của NH đó, thể hiện mức độ phổ biến và uy tín của thương hiệu. Thị phần hoạt động là tỷ lệ phần trăm trong toàn ngành của một số chỉ tiêu: tổng tài sản, vốn điều lệ, cho vay, huy động.

1.2.3.7 Chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu [6]: được đánh giá bằng kinh phí đầu tư vào các chương trình quảng cáo, các hoạt động tài trợ nhằm quảng bá thương hiệu; lập kế hoạch dài hạn; chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu riêng của NH; hoạt động bảo vệ thương hiệu trước các hiểm họa xâm phạm,… Tất cả những hoạt động này sẽ giúp đưa hình ảnh thương hiệu của NH đến gần với khách hàng, giúp bảo vệ thương hiệu không bị xâm phạm.

1.2.4 Mô hình đánh giá giá trị thương hiệu từ phía khách hàng‌

Giá trị thương hiệu là một thuật ngữ về tài chính được những người làm marketing sử dụng để phản ánh rằng thương hiệu là một tài sản mà họ quản lý [1]. Một khi NH xây dựng thương hiệu thành công, nghĩa là có đánh giá cao của khách hàng về thương hiệu đó, khi đó giá trị thương hiệu sẽ càng cao. Ngược lại, giá trị thương hiệu


7Giả thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Thương mại phối hợp tổ chức


thấp, nghĩa là khách hàng chưa đánh giá cao về thương hiệu, khi đó thương hiệu còn hạn chế. Như vậy, việc phát triển thương hiệu chính là việc làm tăng giá trị thương hiệu của NH.

1.2.4.1 Các mô hình nghiên cứu về giá trị thương hiệu

Theo sự nghiên cứu và tổng hợp của tác giả, có nhiều nhà khoa học cả trong nước và trên thế giới đề xuất các mô hình đánh giá giá trị thương hiệu khác nhau như:

Đồng hành thương hiệu

Lòng trung thành thương hiệu

Nhận biết thương hiệu

Theo Aaker (1991) đề nghị mô hình nghiên cứu gồm bốn thành phần: lòng trung thành thương hiệu (brand loyalty), nhận biết thương hiệu (brand awareness), chất lượng cảm nhận (perceived quality), các thuộc tính đồng hành của thương hiệu (brand associations) như một tên địa phương, một nhân vật gắn liền với thương hiệu, bằng sáng chế (patents), nhãn hiệu cầu chứng (trademarks), mối quan hệ với kênh phân phối.

Chất lượng cảm nhận

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

Sơ đồ 1.1: Mô hình giá trị thương hiệu của Aaker (1991)

Giá trị cảm nhận

Chất lượng cảm nhận

GIÁ TRỊ

THƯƠNG HIỆU

Ấn tượng thương hiệu

Cảm tưởng về thương hiệu

Lòng tin về thương hiệu

Theo Lassar & ctg (1995) đề nghị mô hình gồm năm thành phần: chất lượng cảm nhận, giá trị cảm nhận (perceived value), ấn tượng thương hiệu (brand image), lòng tin về thương hiệu của khách hàng (trustworthiness) và cảm tưởng khách hàng về thương hiệu (commitment).


Sơ đồ 1.2: Mô hình giá trị thương hiệu của Lassar & ctg (1995)


Theo Keller (1993,1998) cho rằng giá trị thương hiệu chính là kiến thức của khách hàng (brand knowledge) về thương hiệu đó. Kiến thức khách hàng này bao gồm hai thành phần chính: nhận biết thương hiệu và ấn tượng về thương hiệu.

Nhận biết thương hiệu

Ấn tượng về thương hiệu

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU



Sơ đồ 1.3: Mô hình giá trị thương hiệu của Keller (1993,1998)

Lòng đam mê thương hiệu

Nhận biết thương hiệu

Thái độ chiêu thị

Theo PGS. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang trong “Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam” (2002) đề nghị mô hình nghiên cứu gồm bốn thành phần: nhận biết thương hiệu, lòng đam mê thương hiệu, chất lượng cảm nhận và thái độ chiêu thị.

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

Chất lượng cảm nhận

Sơ đồ 1.4: Mô hình GTTH của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang(2002)

Lòng trung thành thương hiệu

Chất lượng cảm nhận

Nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thảo, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2010. Phát triển đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ. Đề tài nghiên cứu khoa học B2007-09-35: Nghiên cứu xác định bốn thành phần tài sản thương hiệu dịch vụ bao gồm: nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, hình ảnh thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu.

Hình ảnh thương hiệu

TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU

Nhận biết thương hiệu

Sơ đồ 1.5: Mô hình GTTH của Hoàng Thị Phương Thảo, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010)

Nhìn chung, các thành phần trong mô hình nghiên cứu về giá trị thương hiệu vẫn chưa có sự thống nhất do tính đặc trưng riêng của từng vùng, miền, từng quốc gia cũng như sự khác biệt trong từng lĩnh vực kinh doanh sản phẩm hữu hình hoặc vô hình. Do


vậy, cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một mô hình chuẩn đánh giá giá trị thương hiệu áp dụng được cho mọi loại hình kinh doanh.

1.2.4.2 Mô hình nghiên cứu đánh giá thương hiệu của đề tài

H1

Nhận biết thương hiệu

H2

Chất lượng cảm nhận

H3

Lòng trung thành thương hiệu

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương” kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây của PGS. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai (2002) và Hoàng Thị Phương Thảo, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010) để đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, đề tài còn kết hợp đánh giá thực trạng thương hiệu của NHTMCP Sài Gòn Công thương thông qua các nhân tố ảnh hưởng từ đó đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu. Vì vậy, tác giả đề xuất mô hình lý thuyết nghiên cứu như sau:


Thái độ chiêu thị

H4


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - 4

Sơ đồ 1.6: Mô hình lý thuyết

Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình lý thuyết:

H1: Nếu mức độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu tăng hay giảm thì giá trị của thương hiệu cũng tăng hay giảm theo.

H2: Nếu chất lượng cảm nhận của khách hàng đối với một thương hiệu tăng hay giảm thì giá trị của thương hiệu cũng tăng hay giảm theo.

H3: Nếu lòng trung thành của khách hàng đối với một thương hiệu tăng hay giảm thì giá trị của thương hiệu cũng tăng hay giảm theo.

H4: Nếu thái độ tích cực của khách hàng đối với chương trình quảng cáo và khuyến mãi một thương hiệu tăng hay giảm thì giá trị của thương hiệu cũng tăng hay giảm theo.

1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC NGÂN HÀNG‌

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển thương hiệu của các Ngân hàng‌


1.3.1.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Hồng Kông & Thượng Hải (HSBC)8‌

Mở rộng mạng lưới hoạt động bằng cách tiếp nhận những công ty con và mua lại cổ phần của các Ngân hàng và các tập đoàn tài chính khác

Tiếp nhận những công ty con: Chiến lược này bắt đầu từ những năm 1950 và lên đến đỉnh điểm vào năm 1992 với một trong những vụ tiếp nhận lớn nhất – mua lại Ngân hàng Midland bank của Anh. Thương hiệu này nhanh chóng sáp nhập thêm những tổ chức tài chính lớn khác như Credit Commercial France và Republic New York Corporation Năm 2003, tập đoàn tài chính tiêu dùng Hoa Kỳ, Household International,…

Mua lại cổ phần của những Ngân hàng và các tập đoàn tài chính khác: HSBC mua cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), đến tháng 09 năm 2008, HSBC sở hữu 20% cổ phần của Techcombank và trở NH nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước. Tháng 10 năm 2009, HSBC nắm giữ 18% cổ phần của Tập Đoàn Bảo Việt.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu đồng nhất

Không như nhiều tổ chức khổng lồ khác luôn tiếp nhận những công ty đã được thiết lập, HSBC chỉ chọn lựa những công ty có một tính cách thương hiệu đồng nhất. Mục tiêu là làm cho tên tuổi và mẫu biểu tượng HSBC được nhận biết rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Sự lặp lại này dẫn đến sự quen thuộc và rồi đến sự tin tưởng. Một NH được biết đến trên thế giới nhiều bao nhiêu thì cũng tạo thành niềm tin nhiều như vậy ở địa phương.

Xây dựng một hình ảnh ngân hàng am hiểu và gần gũi với khách hàng

Với khẩu hiệu “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương” HSBC đã chọn lựa ra một số tiêu chí cho hoạt động toàn cầu, đó là: tính toàn vẹn, khách hàng là trung tâm, nói đúng sự thật, thừa nhận những sai sót, nêu cao tinh thần đồng đội. Đây là những


8 http://www.hsbc.vn/1/2/about-hsbc/about_HSBC


điều mà HSBC luôn coi đó là phương châm hoạt động với cam kết chất lượng luôn luôn đi đầu và mục tiêu trở thành thương hiệu dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực NH.

Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên một cách toàn diện

HSCB nhận thức rõ là những thành công của mình đều được tạo dựng từ những nhân viên ưu tú. Ngân hàng luôn tìm kiếm những con người tài năng và có tinh thần cầu tiến. Trong năm 2004, HSBC đã thực hiện một cuộc điều tra để làm rõ hơn trình độ cũng như những thông tin liên quan đến nhân viên trong NH thông qua những diễn đàn tư vấn và đại diện cho toàn bộ nhân viên.

Tài trợ các hoạt động cộng đồng

Những hoạt động tài trợ của HSBC tập trung vào hai lĩnh vực trọng tâm: giáo dục và môi trường.

Ở Ấn Độ, HSBC ủng hộ sự nghiệp giáo dục một cách đặc biệt cho các trẻ em nghèo và bị kỳ thị. Bảo tồn thiên nhiên và các dự án về môi trường là các lĩnh vực hoạt động cộng đồng khác của NH.

Tại Việt Nam, HSBC đến với Dự án tamhonvietnam.net từ tháng 09/2010, hỗ trợ Dự án trong hoạt động sản xuất sách giáo khoa audio cấp 3, hỗ trợ thiết bị phòng thu âm chất lượng tốt và phân phối sách giáo khoa đến tay học sinh khiếm thị các tỉnh thành. HSBC còn tiếp tục đồng hành cùng Dự án tamhonvietnam.net trong Chương trình "Sản xuất sách audio xóa mù chữ" (06/2011-10/2011) cho người khiếm thị và những đối tượng có nhu cầu.

Những chiến lược của HSBC vừa nêu trên đã góp phần không nhỏ vào việc từng bước phát triển thương hiệu của HSBC trên toàn thế giới. Thương hiệu HSBC được khách hàng trên toàn thế giới đánh giá cao.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Citibank9

Tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang tính toàn cầu

Citibank tạo được một vị trí quan trọng trong thị trường Australia và được biết đến bởi tính toàn cầu của mình với các dịch vụ cho khách hàng trên 100 nước. Citibank


9 http://vietnambranding.com/danh-ba/danh-ba-thuong-hieu/58/Citibank


mang những ý nghĩa toàn cầu tới Australia và mang những ý tưởng của Australia ra toàn thế giới. Citibank phát triển cái tài khoản các sản phẩm có thể chi trả đầu tiên trên thị trường Australia.

Cung cấp chất lượng phục vụ cao khách hàng

Citibank luôn luôn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tuyệt vời nhất. Citibank gây dựng được sự nổi tiếng của mình nhờ vào việc luôn tập trung tới những sản phẩm mới dựa trên sự hiểu biết và nắm rõ nhu cầu khách hàng. Các sản phẩm có chức năng vượt xa so với mục đích được làm ra. Nó còn có nhiều hơn những giá trị về tài chính như lại thẻ Photocard, một loại thẻ với chức năng bảo mật khả năng nhận dạng mà chỉ có ảnh mới có thể cung cấp được.

1.3.1.3 Kinh nghiệm của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam10

Cũng nhằm mục đích phát triển thương hiệu, tương tự như các NH trên thế giới, các NHTM Việt Nam cũng chú trọng phát triển thương hiệu theo các mặt: nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, chú trọng đào tạo đổi ngũ cán bộ nhân viên, hiện đại hóa công nghệ thông tin, tài trợ các chương trình cộng đồng, … Qua nhiều năm phát triển, các NHTM trong nước cũng đã gặt hái được một số thành công, những sản phẩm dịch vụ được xã hội biết đến như là các NH Ngoại thương Việt Nam, Ngân háng Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Đông Á, Xuất Nhập Khẩu Việt Nam,… Năm 2014, NH Ngoại Thương Việt Nam liên tiếp được vinh dành là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2014” và “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” của tạp chí Tạp chí Trade Finance. Với sự nổ lực không ngừng, các NHTM Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế của mình cả trong nước và trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều vụ tại tiếng trong lĩnh vực NH thời gian qua đã có tác động bất lợi đến thương hiệu của các NHTM Việt Nam.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm‌


10 Tổng hợp thông tin từ: http://luatminhkhue.vn/nhan-hieu/dinh-huong-xay-dung-thuong-hieu-trong-nganh- ngan-hang-tai-viet-nam.aspx và https://www.vietcombank.com.vn/News/Vcb_News.aspx?ID=5343

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023