Tên đề tài | Các nhân tố ảnh hưởng | |
(2016) | nhập quốc tế | (3) Sức cạnh tranh của hàng hóa (4) Chất lượng nguồn lao động (5) Ô nhiễm môi trường (6) Thị trường nước ngoài (7) Thương mại điện tử (8) Áp dụng khoa học, công nghệ |
Đặng Kim Chi và các cộng sự (2005) | Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ờ các làng nghề Việt Nam | (1) Các yếu tố bên trong (2) Chính sách của Nhà nước (3) Hội nhập quốc tế (4) Các yếu tố xã hội (5) Các yếu tố môi trường |
Mai Văn Nam (2013) | Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề kết hợp du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long | (1) Khả năng tài chính của các nông hộ (2) Cơ sở hạ tầng (3) Điều kiện sản xuất các nông hộ (4) Khả năng hiểu biết của các nông hộ |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang - 2
- Phân Biệt Làng Nghề Mới, Làng Có Nghề Và Làng Nghề Truyền
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Làng Nghề
- Kiểm Định Thang Đo Và Phân Tích Nhân Tố Kiểm Định Thang Đo
- Kết Quả Kiểm Định Kmo Và Bartlett's Test Cho Nhân Tố Sự Phát Triển Của Làng Nghề
- Mô Hình Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Phát Triển Của Làng Nghề Bánh Phồng Cái Bè, Tiền Giang
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
2.3.2.2. Điểm kế thừa và khe hở nghiên cứu cho đề tài
Như vậy, các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước đã góp phần căn bản trong việc xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề, song kết quả lại hoàn toàn không thống nhất giữa các quốc gia, khu vực do khác biệt về môi trường văn hóa, kinh tế, pháp lý…Tuy nhiên, một số nhân tố sau đây xuất hiện ở nhiều nghiên cứu, cũng như nghiên cứu của Mai Văn Nam (2013) là gần sát với nghiên cứu của tác giả nghiên cứu tại Cái Bè, Tiền Giang cũng trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long:
- Khả năng tài chính của các nông hộ
- Cơ sở hạ tầng
- Điều kiện sản xuất các nông hộ
- Khả năng hiểu biết của các nông hộ
Đây chính là cơ sở thực nghiệm cho mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả.
Mặt khác, từ các nghiên cứu trước, các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu trên làng nghề bánh phồng. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, chưa có nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề bánh phồng.
Đây chính là khe hở nghiên cứu cho đề tài.
2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu của tác giả căn cứ chính trên kết quả mô hình nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề kết hợp du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, số 422, trang 62-69, tháng 7/2013 của Mai Văn Nam với 4 biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê. Từ đó, mô hình đề xuất của tác giả giữ nguyên mô hình của Mai Văn Nam (2013) với 4 biến độc lập là: (1) Khả năng tài chính của các nông hộ, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Điều kiện sản xuất các nông hộ và (4) Khả năng hiểu biết của các nông hộ.
Bước kế tiếp, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 06 đại diện hộ làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang để góp ý các nhân tố tác động. Kết quả cuối cùng, mô hình nghiên cứu chính thức giữ nguyên 4 biến độc lập như tác giả đề xuất.
(+) H1
(+) H2
(+) H3
Sự phát triển làng nghề Bánh Phồng
tỉnh Tiền Giang
(+) H4
Khả năng tài chính của các nông hộ
Cơ sở hạ tầng
Điều kiện sản xuất các nông hộ
Khả năng hiểu biết của các nông hộ
Hình 2.6: Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất
Nguồn: Tác giả đề xuất, 2017
Các giả thuyết nghiên cứu:
H1: Khả năng tài chính của nông hộ có tác động cùng chiều đến sự phát triển của làng nghề Bánh Phồng tỉnh Tiền Giang.
H2: Cơ sở hạ tầng có tác động cùng chiều đến sự phát triển của làng nghề.
H3: Điều kiện sản xuất các nông hộ có tác động cùng chiều đến sự phát triển của làng nghề.
H4: Khả năng hiểu biết của các nông hộ có tác động cùng chiều đến sự phát triển của làng nghề
2.4.2. Mô tả biến trong mô hình
Nội dung các biến trong mô hình đề xuất của tác giả được hiểu như sau:
Biến phụ thuộc: Sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng
Từ cơ sở lý thuyết ở mục 2.1, có thể tóm tắt:
Sự phát triển làng nghề là chương trình phát triển kinh tế địa phương nhằm cải thiện về chất lượng sản phẩm, kiểm soát nguồn đầu vào, tăng số lượng sản xuất và đảm bảo được nguồn cung ứng đều đặn; đem lại nguồn thu nhập cho các cá nhân và gia đình, có thể giúp người dân nâng cao đời sống; tiềm năng cho việc phát triển kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Biến độc lập: 04 biến
(1) Khả năng tài chính của các nông hộ
Khả năng tài chính của các hộ làng nghề là số vốn tự có và số vốn vay của các hộ làng nghề để đầu tư vào nguồn vật liệu, nguyên liệu, máy móc và trang thiết bị, lao động,… để phát triển làng nghề.
(2) Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng tại các làng nghề là đường xá vận chuyển, hệ thống cung cấp điện, nước….
(3) Điều kiện sản xuất các nông hộ
Điều kiện sản xuất các nông hộ thể hiện số lượng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất cùng với chính sách của địa phương góp phần giải quyết những khó khăn trong sản xuất cho các người nông dân.
(4) Khả năng hiểu biết của các nông hộ
Khả năng hiểu biết của các nông hộ là trình độ học vấn, khả năng nhận biết cơ hội cho hoạt động sản xuất từ các thông tin thị trường về nguyên liệu, thành phẩm,... giúp các người nông dân có thể có kế hoạch sản xuất phù hợp hơn nhằm đạt thu nhập cao nhất.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả luận văn đã đưa ra cơ sở lý thuyết về các khái niệm đã được làm rõ: khái niệm về Sự phát triển, làng nghề, phân biệt và đặc điểm, vai trò của làng nghề. Đồng thời, tác giả đưa ra các thuyết về Lý thuyết về sự phát triển, sự phát triển làng nghề. Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề. Qua những cơ sở lý thuyết và mô hình của các nghiên cứu trước, tác giả đã đưa ra các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước chính là: nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Cơ sở lý thuyết | Thang đo sơ bộ | Phỏng vấn chuyên gia | ||||
Thang do chính thức | Hiệu chỉnh thang đo | |||||
Nghiên cứu định lượng chính thức | ||||||
Thống kê mô tả | ||||||
Đánh giá thang đo | ||||||
Mô hình và thang đo phù hợp | ||||||
Kiểm định mô hình | ||||||
Kết luận và kiến nghị |
Hình 3.1: Quy Trình Nghiên Cứu
Nguồn: Tác giả nghiên cứu, 2017
3.1.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính để đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng - điều chỉnh các biến quan sát. Đồng thời, nghiên cứu định tính là nội dung cuối cùng của bài nghiên cứu là đúc kết các hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu.
Để đề xuất mô hình nghiên cứu, tác giả thực hiện các bước sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự phát triển của Làng nghề và các các nhân tố ảnh hưởng .
- Nghiên cứu, phân tích các mô hình liên quan, tìm hiểu thực tiễn tại Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang để xây dựng mô hình đề xuất hợp lý.
- Phỏng vấn trực tiếp 6 chuyên gia để điều chỉnh mô hình.
Để xây dựng bản hỏi chính thức, tác giả thực hiện các bước sau:
- Từ đặc thù của làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và căn cứ thang đo của các nghiên cứu trước, tác giả thiết kế bản hỏi sơ bộ.
- Phỏng vấn trực tiếp 6 chuyên gia để điều chỉnh bản hỏi.
- Khảo sát thử 5 đáp viên để kiểm tra sự dễ hiểu, dễ trả lời của bản hỏi.
- Kiểm định thang đo từ dữ liệu của 30 phiếu khảo sát, điều chỉnh lần cuối; hình thành thang đo chính thức.
Để đề xuất hàm ý chính sách, tác giả dựa trên các kết quả nghiên cứu sau:
- Kết quả mô hình hồi qui: biến có ý nghĩa thống kê, độ lớn và dấu của các hệ số β.
- Kết quả thống kê mô tả các biến.
- Kết quả phân tích phương sai (ANOVA).
- Thảo luận kết quả nghiên cứu: sự phù hợp so với thực tiễn, so với kết quả các nghiên cứu trước.
3.1.2. Nghiên cứu định lượng
Kết quả nghiên cứu định tính là bản câu hỏi khảo sát chính thức cho bài nghiên cứu .
Sau khi thu thập được dữ liệu về mẫu nghiên cứu, tác giả tiến hành xử lý với phần mềm SPSS 23.0 bao gồm: đánh giá độ tin cậy Cronbach’ Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui, kiểm định mô hình, kiểm định sự khác biệt về số người tham gia lao động khác nhau; số vốn đầu từ khác nhau giữa các nhóm cơ sở kinh doanh
3.2.CHỌN MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu và tính đại diện của tổng thể mẫu khảo sát
Luận văn được thực hiện với phương pháp lấy mẫu phân tầng.
Về qui mô tổng thể mẫu:
Theo Hair et Al (1998), để phân tích nhân tố thì tốt nhất là 5 mẫu trên một biến quan sát. Bên cạnh đó, Tabachnick & Fidel (1996) cho rằng để phân tích hồi quy tốt nhất thì cỡ mẫu phải bảo đảm theo công thức:
n>= 8m + 50
Trong đó: n: Cỡ mẫu
m: Số biến độc lập của mô hình Bản hỏi có 23 biến quan sát và 4 biến độc lập thì:
Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu nhân tố là : 23 x5 = 115 phiếu
Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu hồi quy là : 4 x 8+50 = 82 phiếu Như vậy, qui mô mẫu theo lý thuyết cần có là n = 197 phiếu.
Qui mô mẫu thực tế :
Số phiếu điều tra là 195 phiếu, số phiếu thu lại được 189 phiếu trả lời, tỷ lệ hồi đáp đạt 96,92%.
Sau đó, số phiếu thu thập được sàng lọc và kiểm tra tính hợp lệ cũng như phù hợp với tiêu chuẩn phạm vi nghiên cứu thì số lượng phiếu còn lại được đưa vào xử lý là 185 phiếu (chiếm 97,88% mẫu thu thập được).
Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý n=185.
Về tính đại diện của tổng thể mẫu được chọn theo phương pháp phân
tầng:
Cách chọn mẫu phân tầng được thực hiện như sau: huyện Cái Bè có 25
xã/phường, thị trấn, trong đó chọn ra thị trấn Cái Bè và xã Đông Hoà Hiệp tập trung khoảng 90% hộ sản xuất bánh phồng tương ướng 300 hộ.
Tương tự, phân tầng theo khu/ấp ở thị trấn Cái Bè xã Đông Hòa Hiệp chọn theo tỷ lệ hộ như sau:
- Thị trấn Cái Bè chọn: Khu 1: 41 hộ và khu 4: 83 hộ
- Xã Đông Hoà Hiệp chọn: ấp An Hiệp 46 hộ và ấp An Lợi 25 hộ,
Sau khi chọn khu/ấp tiến hành lập danh hộ theo tiêu chí “số lao động” của hộ, áp dụng công thức chọn mẫu k = N/n (N: Số hộ của khu/ấp, n: số hộ được chọn của khu/ấp)
Bảng 3.1: Cơ cấu các cơ sở làng nghề của tổng thể chung và tổng thể mẫu
Số cơ sở kinh doanh thực tế | Tỉ lệ thực tế (%) | Tỷ lệ của mẫu khảo sát (%) | ||
Qui mô lao động (người) | ||||
< 5 | 118 | 63 | 63.78 | |
5-10 | 91 | 27.83 | 27.57 | |
> 10 | 30 | 9,17 | 8.65 | |
Vốn đầu tư kinh doanh phồng (triệu đ) | ||||
< 100 | 275 | 84.1 | 85.41 | |
100 – 900 | 45 | 13,76 | 11.89 | |
> 900 | 7 | 2.14 | 2.70 |
Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả luận văn
Qua bảng trên ta thấy:
Thứ nhất, hiện nay huyện Cái Bè có tổng số cơ sở kinh doanh Bánh phồng là 327 cơ sở, qui mô mẫu khảo sát là 195 cơ sở. Như vậy, tổng thể mẫu chiếm tỉ lệ 59,63% tổng thể chung. Xét về khía cạnh mẫu đủ lớn để đạt tính đại diện cho tổng thể chung thì đây là mẫu đủ lớn.
Thứ hai, về chọn mẫu phân tầng theo tỉ lệ qui mô lao động thì tổng thể mẫu đạt cơ cấu mẫu phù hợp rất cao theo cơ cấu tổng thể chung.
Thứ ba, về chọn mẫu phân tầng theo tỉ lệ qui mô lao động thì tổng thể mẫu đạt cơ cấu mẫu phù hợp cao theo cơ cấu tổng thể chung.
Tóm lại, có thể kết luận tổng thể mẫu thu thập hoàn toàn có thể đại diện cho tổng thể chung các cơ sở kinh doanh bánh phồng tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang để tiến hành phân tích thống kê.
3.2.2. Địa bàn, đối tượng và phương pháp khảo sát
- Cuộc khảo sát được tiến hành trên địa bàn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang;
- Đối tượng được khảo sát là hộ sản xuất, kinh doanh bánh phồng;
- Phương pháp khảo sát là phỏng vấn trực tiếp hộ;
Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 08/2017 đến 10/2017.
Thang đo: Các thang đo diễn đạt các khái niệm trong mô hình là thang đo đa