Phân Biệt Làng Nghề Mới, Làng Có Nghề Và Làng Nghề Truyền


đầu người hoặc GNP dần được bổ sung các chỉ số khác như: Chỉ số phát triển con người (kinh tế xã hội), Chỉ số phúc lợi xã hội bền vững, và Chỉ số tự do chính trị và dân sự.

Hettne đưa ra kết luận, tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà thuật ngữ sự phát triển sẽ có cách hiểu và đo lường khác nhau. Như vậy sự phát triển bao gồm việc chuyển đổi cơ cấu bao hàm các thay đổi chính trị, văn hoá, xã hội và kinh tế.

2.1.2. Khái quát về làng nghề

2.1.2.1. Khái niệm làng nghề, làng nghề truyền thống

Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với các thôn làng và các làng nghề. Chúng là đặc trưng kinh tế cho truyền thống kinh tế, văn hóa của xã hội nông thôn. Các làng nghề là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện tại, là nấc thang quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa ở nông thôn nước ta.

Theo Trần Thị Thùy Linh nói đến làng nghề chúng ta cần chú ý 2 yếu tố cấu thành đó là làng và nghề. Làng là một khu vực địa lí, một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân cùng sinh sống, cùng sản xuất. Các làng nghề gắn bó với các ngành nghề phi công nghiệp, các ngành nghề thủ công ở các thôn làng.

Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội dung và các tiêu chí công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống. Theo đó, Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Theo Vũ Ngọc Hoàng: làng nghề được hiểu theo nghĩa rộng có thể là cụm các làng nghề, không bó hẹp trong phạm vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một tiểu vùng, cùng địa lí kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa truyền thống hoặc cùng kinh doanh liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội.


Tóm lại: có thể hiểu làng nghề là một cộng đồng dân cư sống tập trung trên cùng một địa bàn ở nông thôn. Trong làng đó có một bộ phận dân cư tách ra cùng nhau sinh sống bằng việc sản xuất một hoặc một số loại hàng hoá, dịch vụ trong đó có ít nhất một loại hàng hoá dịch vụ đặc trưng thu hút đông đảo lao động hoặc hộ gia đình trong làng tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớn so với thu nhập dân cư được tạo ra trên địa bàn làng hoặc cộng đồng dân cư đó.

Truyền thống là thuật ngữ dùng để chỉ các giá trị, yếu tố, quan niệm của một cộng đồng người hay của xã hội lưu giữ trong một thời gian dài từ thế hệ này qua thế hệ khác. Truyền thống thể hiện tính kế thừa là chủ yếu, tuy nhiên cũng có sự phát triển theo lịch sử. Truyền thống được biểu hiện ở hình thức như truyền thống học tập, lễ hội truyền thống, truyền thống dòng họ, nghề truyền thống (Vũ Ngọc Hoàng, 2016).

Thông tư số 116/2006/TT-BNN, nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

Như vậy có thể hiểu về làng nghề truyền thống là loại hình làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó hoạt động kinh tế chủ yếu gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2.1.2.2. Phân biệt làng nghề mới, làng có nghề và làng nghề truyền

thống

Căn cứ thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông

Nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống.


Bảng 2.1: So sánh các tiều chí công nhận làng nghề



Các tiêu chí công nhận

Làng có nghề

Làng nghề

Làng nghề mới

Làng nghề

truyền thống

Tỉ lệ số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông

thôn (%)


10


30


30


30

Số năm hoạt động sản xuất kinh

doanh ổn định tính đến thời điểm đề nghị công nhận (năm)


2


2


2 - < 50

Ít nhất có

một nghề trên 50 năm

Chấp hành chính sách, pháp luật

của nhà nước

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang - 3

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ thông tư số 116/2006/TT-BNN)


Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau: (1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn, (2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận, (3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất 1 nghề truyền thống: (1) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính từ thời điểm đề nghị công nhận, (2) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc,

(3) Nghề gắn với nhiều tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Làng nghề mới là những làng có ngành nghề phát triển trong những năm gần đây, chủ yếu do sự lan tỏa từ làng nghề truyền thống hoặc do sự du nhập trong quá trình hội nhập giữa các vùng và giữa các nước. Ngay các làng nghề truyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền thống.

Làng có nghề là làng được hình thành cùng với sự phát triển nền kinh tế chủ yếu là do sự lan tỏa của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để


hình thành và phát triển. Trong đó làng có số hộ, số lao động sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ít nhất từ 10% trở lên.

2.1.2.3. Đặc điểm của làng nghề

Theo Trần Thị Thùy Linh (2012), làng nghề có 7 đặc điểm cơ bản sau:

Một là; các làng nghề là tồn tại ở nông thôn là đặc điểm nổi bật nhất, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp.

Các làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân.

Hai là; công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu.

Ba là; đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ.

Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm... song không nhiều.

Bốn là; phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công.

Lao động này nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đình. Sau hoà bình lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho phương thức truyền nghề và dạy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng và phong phú hơn.

Năm là; sản phẩm làng nghề thường mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

Sáu là; thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp.


Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các địa phương. Cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu.

Bảy là; hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.

2.1.2.4. Vai trò của làng nghề

* Góp phần khai thác và phát huy những nguồn lực sẵn có của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Theo Vũ Ngọc Hoàng (2016), Làng nghề với tư cách là hình thức tổ chức kinh tế ở lâu đời nông thôn, hoạt động của các làng nghề truyền thống chủ yếu dựa trên cơ sở những nguồn vốn, công nghệ và nhân lực sẵn có, do đó duy trì và phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế có vai trò to lớn trong khai thác, phát huy những nguồn lực sẵn có đó phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nói riêng và cả nước nói chung.

* Làng nghề truyền thống góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong quá trình phát triển, các làng nghề truyền thống đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển (Vũ Ngọc Hoàng, 2016).

Giá trị những sản phẩm tạo ra từ làng nghề cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm từ làng nghề được thị trường trong nước và thế giới đánh giá cao và được ưu chuộng. Đồng thời, một số dịch vụ kèm theo làng nghề được phát triển thêm như dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ du lịch sinh thái làng nghề, dịch vụ vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm từ làng nghề.


* Làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

Theo Vũ Ngọc Hoàng (2016), hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của phát triển làng nghề truyền thống. Đầu tiên làng nghề được hình thành ở những vùng có giao thông thuận lợi, đồng thời làng nghề phát triển sẽ làm nảy sinh nhu cầu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, phát triển làng nghề truyền thống cùng với việc tăng thu nhập của người dân đã tạo một nguồn tích luỹ khá lớn và ổn định ngân sách địa phương cũng như các hộ gia đình. Vì vậy, có điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, trạm biến thế điện, hệ thống thông tin liên lạc và các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và sức khoẻ của người dân như trường học, trạm y tế, vệ sinh môi trường.

* Làng nghề truyền góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn

Theo Vũ Ngọc Hoàng (2016), Việt Nam với hơn 90 triệu người và có tốc độ tăng lao động tương đối cao. Vì vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống đã tác động tích cực không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội trên phương diện việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Thực tế cho thấy hiện nay lao động nông nghiệp chiếm trên 50% lao động xã hội, trong khi diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, thời gian lao động dư thừa trong nông thôn còn khoảng 1/3 chưa sử dụng nên tình trạng thất nghiệp càng có nguy cơ gia tăng. Trong khi đó kinh tế nông nghiệp vẫn lạc hậu là chủ yếu, năng suất lao động thấp, nên bản thân sản xuất nông nghiệp không có khả năng giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn hiện nay.

Theo Bộ Công Thương (2011), bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động thường xuyên và 10 - 15 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên làm nghề tạo việc làm cho 5 - 7 lao động thường xuyên và 3 - 5 lao động thời vụ. Đặc biệt ở nghề dệt, thêu ren, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 250 - 300 lao động. Nhiều làng nghề thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động ngành nghề.


Như vậy, việc phát triển làng nghề truyền thống là một giải pháp quan trọng nhằm khai thác các nguồn lực ở nông thôn tạo điều kiện cho những người có khả năng làm những nghề mà họ có ưu thế hơn. Mặt khác, các ngành nghề ở nông thôn phát triển đã kéo theo nhiều nghề dịch vụ có liên quan, thu hút và tạo thêm nhiều việc làm mới.

* Làng nghề truyền thống vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa thúc đẩy xuất khẩu và phát triển du lịch

Giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống thể hiện qua sản phẩm, cơ cấu của làng, lối sống, phong tục tập quán của cộng đồng. Những sản phẩm thủ công truyền thống hầu hết là những sản phẩm hàng hóa mang tính nghệ thuật, nó là sản phẩm văn hóa vật thể vừa chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể.

Mỗi làng nghề thực sự là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa phương, từng vùng. Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của văn hóa dân gian. Những giá trị văn hóa chứa đựng trong các làng nghề truyền thống đã tạo nên những nét riêng độc đáo đa dạng nhưng cũng mang bản sắc chung của văn hóa dân tộc Việt Nam. Làng nghề là cả một môi trường kinh tế, văn hoá xã hội. Làng nghề là nơi cộng đồng dân cư có lối sống văn hóa: sống yêu lao động; sống cần cù, giản dị, tiết kiệm; sống đùm bọc, giúp nhau cùng rèn luyện tay nghề. Làng nghề là nơi không có đất để văn hóa phẩm độc hại, các tệ nạn: ma túy, cờ bạc, rượu chè, đua xe... nẩy nở. Phải chăng chính vì lẽ đó mà nảy sinh nhận thức: làng nghề thủ công truyền thống chắc chắn sẽ đóng góp tích cực, thiết thực vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

2.1.3. Lý thuyết chung về phát triển làng nghề

2.1.3.1. Khái niệm về phát triển làng nghề

Theo Eversole (2006), các dự án phát triển làng nghề thường tập trung vào cải thiện về chất lượng sản phẩm, kiểm soát nguồn đầu vào, tăng số lượng sản xuất và đảm bảo được nguồn cung ứng đều đặn. Phát triển làng nghề đối với các nhà sản xuất quy mô nhỏ thường gặp khó khăn, do đó, các nhà sản xuất nhỏ thường hợp tác với nhau để thành lập các hợp tác xã hoặc các hiệp hội làng nghề. Phát triển kinh tế thông qua phát triển làng nghề sẽ đem lại nguồn thu nhập cho các cá nhân và gia


đình, có thể giúp người dân nâng cao đời sống. Tập trung vào phát triển làng nghề là một công cụ phát triển kinh tế mang lại cho cơ hội lợi nhuận, để kết hợp kỹ năng tay nghề địa phương và nhu cầu thị trường bên ngoài. Đây là cơ hội quan trọng để phân bổ các nguồn lực kinh tế từ các nơi khác vào các vùng khó khăn về kinh tế.

Còn theo Stevenson và Scobie (2007), các nghệ nhân làng nghề phát triển nghề của họ trong suốt cuộc đời, thiết lập một cách làm việc liên quan đến tìm kiếm và nghiên cứu để cố gắng giải quyết các vấn đề kỹ thuật, vật chất và tài chính trong sản xuất công việc để tồn tại trong nền kinh tế (trích Follett, 2013). Trong thời kỳ hậu hiện đại hóa công nghiệp ngày nay, người thợ thủ công phải cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, cạnh tranh cả với các sản phẩm thủ công mặc dù chúng thường được sản xuất hàng loạt bằng các quy trình công nghệ tiên tiến. Các tài liệu gần đây cho thấy nghề thủ công được coi là một phần của các ngành công nghiệp văn hoá và đầy sáng tạo (Hartley, 2005; Hesmondhalgh, 2007; trích Follett, 2013).

2.1.3.2. Một số quan điểm về phát triển làng nghề

Theo Scrase; Các nguồn lực văn hoá được sử dụng đặc biệt như một tài sản để phát triển làng nghề.

Các sản phẩm có nguồn gốc từ những truyền thống văn hoá mạnh mẽ, đặc biệt và được bán như một loại đặc quyền để người tiêu dùng có thể sở hữu một giá trị truyền thống và kinh nghiệm đích thực (Scrase, 2003).

Hiệp hội các chuyên gia Senor de Mayo: cần phát triển làng nghề một cách linh hoạt được thay đổi, để đáp ứng thị trường (Scrase, 2003).

Các sản phẩm thủ công được thay đổi cũng như thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của từng thị trường. Điều này, đòi hỏi các nghệ nhân phải gắn sản xuất với nhu cầu ngày càng thay đổi của thị trường, đồng thời mỗi thị trường mà sản phẩm cung cấp phải đa dạng hóa, phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Stephen (1991) mô tả các nhà thủ công địa phương là "các doanh nhân vi mô" có ý nghĩa cụ thể đối với các dự án phát triển làng nghề. Để phát triển làng nghề, Stephen đúc kết một số kinh nghiệm:

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 16/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí