biến. Các biến quan sát được đo lường trên thang đo Likert 5 mức độ thay đổi từ: 1
= hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý.
3.3. Xử lý dữ liệu
3.3.1. Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố Kiểm định thang đo
Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.
Các biến chỉ được chấp nhận khi hệ số Alpha > hệ số tương quan tổng biến phù hợp.
Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong kiểm định thang đo:
+ Hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6
+ và Hệ số tương quan biến tổng (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) > 0.3.
Thông thường, thang đo có Cronbach's Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được và thang đó có độ tin cậy từ 0,8 đến gần 1 là thang đo tốt.
Phân tích nhân tố
Sau kiểm định thang đo, tiến hành phân tích nhân tố.
Khái niệm:
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phân tích nhân tố là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau.
Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn, hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được.
Mô hình nhân tố:
Mỗi biến trong phân tích nhân tố được biểu diễn như là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản. Lượng biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung trong phân tích được gọi là communality. Biến thiên chung của các biến được mô tả bằng một số ít các nhân tố chung cộng với một nhân tố đặc trưng cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộc lộ rõ ràng.
Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố thể hiện bằng phương
trình:
Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + Ai3F3 + … + AinFn + ViUi
Trong đó:
Xi : Biến thứ i chuẩn hoá.
Aij : Hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i. F : Các nhân tố chung.
Vi : Hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i Ui : Nhân tố đặc trưng của biến i.
n : Số nhân tố chung.
Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + … + WikXk
Trong đó: Fi : Ước lượng trị số của nhân tố thứ i.
Wi: Quyền số hay trọng số nhân tố. k: Số biến.
Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong phân tích nhân tố:
- Thứ nhất: Hệ số KMO phải có giá trị lớn (giữa 0.5 và 1) và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05.
- Thứ hai: Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5.
- Thứ ba: Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1.
3.3.2. Ma trận tương quan
Nội dung: Ma trận tương quan với các Hệ số tương quan phản ảnh mức độ tương quan giữa các biến.
Hệ số tương quan:
- Hệ số tương quan nhận giá trị trong khoảng (-1, +1)
- Hệ số tương quan > 0 : tương quan thuận
- Hệ số tương quan < 0 : tương quan nghịch
- Hệ số tương quan tiến đến: +1 hoặc -1: tương quan càng chặt chẽ.
Bảng 3.2: Mức độ tương quan
r2(lần) | Mức độ tương quan | |
0,00 – 0,19 | 0 – 0.04 | Tương quan rất yếu |
0,20 – 0,39 | 0,04 – 0,16 | Tương quan yếu |
0,40 – 0,59 | 0,16 – 0,36 | Tương quan đáng kể |
0,60 – 0,79 | 0,36 – 0,64 | Tương quan khá mạnh |
0,80 – 1 | 064 – 1 | Tương quan mạnh |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Biệt Làng Nghề Mới, Làng Có Nghề Và Làng Nghề Truyền
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Làng Nghề
- Điểm Kế Thừa Và Khe Hở Nghiên Cứu Cho Đề Tài
- Kết Quả Kiểm Định Kmo Và Bartlett's Test Cho Nhân Tố Sự Phát Triển Của Làng Nghề
- Mô Hình Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Phát Triển Của Làng Nghề Bánh Phồng Cái Bè, Tiền Giang
- Kết Quả Kiểm Định Post Hoc So Sánh Giữa Các Nhóm
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Nguồn: Evan, J. D. (1996)
Kiểm định Hệ số tương quan:
H0: không tồn tại mối tương quan giữa 2 biến H1: tồn tại mối tương quan giữa 2 biến
Với Mức ý nghĩa kiểm định là 5%: + Sig ≤ 0,05: Bác bỏ Ho
+ Sig > 0,05: Chưa có cơ sở Bác bỏ Ho
3.3.3. Phân tích hồi qui
Mô hình hồi quy có dạng như sau:
Yi = 0 + 1X1i + 2X2i + … + pXni + i
Trong đó:
Yi : Biến phụ thuộc .
0 : Hệ số chặn.
i : Hệ số hồi quy thứ i (i = 1, n ). Xi : Sai số biến độc lập thứ i.
i : Biến độc lập ngẫu nhiên.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.
Giả thiết nghiên cứu:
Ho: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Nguyên tắc chấp nhận giả thiết: Với mức ý nghĩa kiểm định là 5% : Nếu Sig ≤ 0,05: Bác bỏ Ho.
Nếu Sig > 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ Ho.
3.3.4. Kiểm định mô hình
Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến được xây dựng trên 5 tiền đề sau:
- GT trung bình của Phần dư (residuals) =0
- Phương sai của các Phần dư không đổi.
- Không có hiện tượng tự tương quan giữa các Phần dư.
- Không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập xi
- Phần dư có phân phối chuẩn.
sau:
Từ đó, bài nghiên cứu hồi qui đa biến thường được thực hiện các kiểm định
Kiểm định đa cộng tuyến
Nội dung: Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan
chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê của kết quả kiểm định ý nghĩa của chúng.
Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng đa cộng tuyến:
- Hệ số phóng đại phương sai (VIF) vượt quá 10.
- Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao ( > 0,8)
- Dấu của hệ số hồi quy khác với dấu kỳ vọng.
- Độ chấp nhận của biến (Tolerance) < (1- R2).
Kiểm định vi phạm giả thiết Phương sai của các phần dư không đổi, vi phạm giả thiết Phần dư có phân phối chuẩn.
Để kiểm định mô hình có vi phạm giả định phương sai của các phần dư khộng đổi, có thể dùng đồ thị Scatter Plot để giải thích.
Kiểm định sự vi phạm giả thuyết các phần dư có phân phối chuẩn, nghiên cứu thực hiện khảo sát phân phối của phần dư bằng cách xây dựng biểu đồ tần số Histogram và biểu đồ P-P plot.
Kiểm định sự khác biệt của biến phụ thuộc theo các biến kiểm soát (ANOVA).
Để thực hiện được điều này, các bài nghiên cứu tiến hành phân tích phương sai (ANOVA).
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3, trình bày quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính thông qua tham khảo ý kiến chuyên gia. Nghiên cứu chính thức sẽ được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát của 195 hộ làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang. Trong chương này, tác giả cũng trình bày các tiêu chí đánh giá thang đo, các phương pháp phân tích dữ liệu: phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính, phương pháp kiểm định giả thuyết.
Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày kết quả phân tích: mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3 đã đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu cùng hệ thống phương pháp thu thập và đo lường. Chương 4 này sẽ trình bày kết quả đánh giá độ tin cậy, giá trị các thang đo và kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra.
4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT VÀ THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC
BIẾN
4.1.1. Đặc điểm mẫu khảo sát
Tổng số bản câu hỏi được phát ra để thu thập chủ cơ sở kinh doanh bánh
phồng là 195 phiếu. Tác giả khảo sát phân tầng dựa theo số lao động trong cơ sở kinh doanh và số vốn đầu tư kinh doanh.
Bảng 4.1: Thông tin mẫu khảo sát
Tần số | Tỷ lệ (%) | % tích lũy | ||
Qui mô lao động (người) | ||||
< 5 | 118 | 63.78 | 63.78 | |
5-10 | 51 | 27.57 | 91.35 | |
> 10 | 16 | 8.65 | 100.00 | |
Vốn đầu tư kinh doanh phồng (triệu đ) | ||||
< 100 | 158 | 85.41 | 85.41 | |
100 – 900 | 22 | 11.89 | 97.30 | |
> 900 | 5 | 2.70 | 100.00 |
Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả luận văn
Nhận xét: Tuy nhiên số lượng bảng câu hỏi thu về là 189, tỷ lệ hồi đáp đạt 96,92%. Sau đó, bảng câu hỏi thu thập được sàng lọc và kiểm tra tính hợp lệ cũng như phù hợp với tiêu chuẩn phạm vi nghiên cứu thì số lượng bảng câu hỏi còn lại được đưa vào xử lý là 185 bảng (chiếm 97,88% mẫu thu thập được). Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý n=185. Đặc điểm hộ kinh doanh bánh phồng được khảo sát theo số lượng lao động trong hộ tham gia, số vốn đầu tư kinh doanh phồng được trình bày tại bảng 4.1.
Số cơ sở kinh doanh có dưới 5 lao động tham gia là 118 cơ sở (chiếm 63,78%), số cơ sở kinh doanh có từ 5 lao động đến 10 lao động tham gia là 51 cơ sở
(chiếm 27,57%) và số cơ sở kinh doanh từ 10 lao động trở lên tham gia là 16 cơ sở (chiếm 8,65%).
Về số vốn đầu tư kinh doanh bánh phồng trong mẫu khảo sát, số cơ sở có số vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng là 158 cơ sở chiếm 85,41%, số cơ sở có số vốn đầu tư từ 100 đến 900 triệu đồng là 22 cơ sở chiếm 11,89% và số cơ sở có số đầu tư từ 900 triệu đồng là 5 cơ sở chiếm 2,7%.
Theo những thống kê trên, mẫu thu thập hoàn toàn có thể đại diện cho tổng thể các cơ sở kinh doanh bánh phồng tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang để tiến hành phân tích.
4.1.2. Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2: Điểm đánh giá trung bình của chủ cơ sở kinh doanh
Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Trung bình | Độ lệch chuẩn | |
(TC) Khả năng tài chính của các nông hộ | 1 | 5 | 3,4627 | 0,81745 |
TC1: Khả năng vốn tự có đủ để mua nguyên nhiên vật liệu | 1 | 5 | 3,50 | 0,927 |
TC2: Khả năng vốn tự có đủ để thay đổi máy móc, trang thiết bị | 1 | 5 | 3,41 | 0,974 |
TC3: Chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ hợp lý về mặt tài chính | 1 | 5 | 3,56 | 0,793 |
TC4: Vay vốn ngân hàng có được hỗ trợ tốt | 1 | 5 | 3,41 | 0,974 |
TC5: Tỷ lệ vốn vay so với vốn tự có của hộ hợp lý | 1 | 5 | 3,45 | 0,896 |
(HT) Cơ sở hạ tầng | 1 | 5 | 3,3964 | 0,86685 |
HT1: Hệ thống đường xá vận chuyển, đi lại dễ dàng | 1 | 5 | 3,23 | 1,028 |
HT2: Hệ thống điện cung cấp ổn định | 1 | 5 | 3,57 | 0,919 |
HT3: Hệ thống nước cung cấp đầy đủ | 1 | 5 | 3,39 | 0,962 |
(SX) Điều kiện sản xuất các nông hộ | 1 | 5 | 3,6405 | 0,76113 |
SX1: Nhân lực (lao động) có đủ cho các khâu sản xuất | 1 | 5 | 3,65 | 0,848 |
SX2: Nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp ổn định | 1 | 5 | 3,61 | 0,840 |
SX3: Nguồn nguyên liệu đầu vào được hỗ trợ miễn thuế | 1 | 5 | 3,69 | 0,865 |
1 | 5 | 3,62 | 0,890 | |
(HB) Khả năng hiểu biết của các nông hộ | 1 | 5 | 3,1486 | 0,91348 |
HB1: Nhân lực (lao động) có trình độ phù hợp | 1 | 5 | 3,06 | 1,046 |
HB2: Nhân lực (lao động) có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm | 1 | 5 | 3,16 | 0,976 |
HB3: Thông tin thị trường giá nguyên liệu đầu vào luôn được cập nhật thường xuyên | 1 | 5 | 3,16 | 0,976 |
HB4: Thông tin thị trường giá thành phẩm (giá bán ra) luôn được cập nhật thường xuyên | 1 | 5 | 3,21 | 0,979 |
(PT) | 1 | 5 | 3,2604 | 0,75617 |
PT1: Nguồn lao động nông thôn được sử dụng hợp lý | 1 | 5 | 3,26 | 0,852 |
PT2: Cơ cở vật chất, kỹ thuật nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá | 1 | 5 | 3,28 | 0,900 |
PT3: Giá trị bánh phồng được tăng thêm | 1 | 5 | 3,29 | 0,820 |
PT4: Thu nhập của hộ nông dân được tăng thêm | 1 | 5 | 3,25 | 0,899 |
PT5: Thị trường được mở rộng | 1 | 5 | 3,25 | 0,899 |
PT6: Thương hiệu bánh phồng Cái Bè - Tỉnh Tiền Giang được nhiều người biết đến | 1 | 5 | 3,24 | 0,866 |
(Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0)
Nhận xét:
Nhìn chung, mức độ đồng ý của các cơ sở kinh doanh xoay quanh 3,5. Trong đó, được đánh giá cao nhất là Điều kiện sản xuất các nông hộ (trung bình là 3,64) và thấp nhất là Khả năng hiểu biết của các nông hộ (3,15). Đồng thời, tất cả các câu hỏi đều có đáp viên Hoàn toàn không đồng ý (mức 1) và có đáp viên Hoàn toàn đồng ý (mức 5). Từ đó, sự biến thiên giữa trả lời của đáp viên cũng tương đương nhau trong các câu (độ lệch chuẩn từ 0,76 đến 0,91. Nếu so với số trung bình xoay quanh 3,5 thì hệ số biến thiên của các câu trả lời là khoảng 21,71% đến 26%). Như vậy, trả lời của các đáp viên không quá chênh lệch.
Cụ thể hơn, trong từng nhân tố ảnh hưởng: