Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Làng Nghề


- Tài trợ vốn cho các hoạt động kinh doanh của các nghệ nhân, khuyến khích nghệ nhân thành các "các doanh nhân vi mô", mang tính kinh doanh hơn.

- Khuyến khích các nghệ nhân học các kỹ thuật mới và mua máy móc, do đó theo đuổi các tiêu chuẩn chất lượng hiện đại và hiệu quả cao hơn trong quá trình sản xuất.

- Đào tạo thợ thủ công, bao gồm cả đào tạo kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo về quản lý kinh doanh hiệu quả.

Và theo Eversole (2006), sản phẩm thủ công là mục tiêu của nhiều chương trình phát triển kinh tế địa phương, bởi vì:

- Các sản phẩm thủ công thường sử dụng các kỹ năng cơ bản, không cần qua đào tạo. Do đó, phát triển thủ công làng nghề được sự quan tâm của các cơ quan chính quyền nhằm tận dụng nguồn nhân lực trình độ thấp, nhàn rỗi tại địa phương.

- Công nghệ liên quan đến việc sản xuất các sản phẩm thủ công có tính khả thi và chi phí thấp và nó thường liên quan đến các vật liệu địa phương. Do đó được hiểu là công nghệ thích hợp cho các khu vực vùng sâu, vùng xa và khu vực có kinh tế đang khó khăn.

- Người thợ thủ công thường sản xuất ra những thứ bằng tay, những thứ này có thể mang lại cho họ một số mặt hàng độc nhất vô nhị và hấp dẫn thị trường - đặc biệt khi họ thể hiện các đặc trưng văn hóa bản địa hoặc truyền thống độc đáo.

- Partridge và Uquillas (1996) lưu ý rằng việc sản xuất các sản phẩm thủ công phục vụ hai mục đích cho địa phương bản địa: nó đem lại thu nhập và nó cũng củng cố bản sắc và văn hoá sắc tộc.

Mặt khác, Eversole (2006) cho rằng phát triển làng nghề rất tiềm năng cho việc phát triển kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Ngoài ra, có thể tạo ra các lợi ích khác như quảng bá văn hóa địa phương với các khách hàng, du khách trong nước và nước ngoài, thể hiện tôn trọng bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, quốc gia. Tuy nhiên, khi phát triển làng nghề sẽ gặp rất nhiều bất lợi khi thị trường ngày càng phát triển hiện đại. Đặc trưng công việc của thợ thủ công trong làng nghề là công việc khó khăn, mức lương thấp, tiềm năng trong tương


lai bị hạn chế. Mâu thuẫn giữa thị trường và làng nghề, khi thị trường ngày càng hiện đại, sản phẩm được sản xuất tự động hóa bằng máy móc, nhanh chóng và sản xuất hàng loạt, trong khi đó người thợ thủ công truyền thống sản xuất sản phẩm bằng tay.

Trong khi đó, Cohen (1998) cho rằng những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề bao gồm kiến thức của người sản xuất, thông tin thị trường mà người sản xuất tiếp cận và cấu trúc thị trường. Còn theo Scrase (2003), thị trường đang trong xu hướng toàn cầu hóa và thay đổi nhanh chóng, tính cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, sức ép từ thị trường có thể tạo nhiều bất lợi hơn là cơ hội cho các làng nghề.

Một số dự án phát triển làng nghề đã thành công và Stephen (1991) cho rằng sản xuất thủ công vẫn là một chiến lược phát triển kinh tế được ưa chuộng cho những người muốn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Trên đây cũng chính là cơ sở lý thuyết cho mối quan hệ giữa Phát triển làng nghể với các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng.

2.2. THỰC TRẠNG, ĐẶC THÙ CỦA SẢN XUẤT BÁNH PHỒNG

Làng nghề bánh phồng Cái Bè nằm về hướng Đông Bắc của thị trấn Cái Bè; tập trung khu vực ấp An Hiệp - xã Đông Hòa Hiệp và khu 4 - thị trấn Cái Bè. Tổng diện tích là 342,1 ha, trong đó Khu 4 thị trấn Cái Bè là 113,54 ha chiếm 33,19% diện tích làng nghề. Nằm trãi dài khoảng 4,2 Km cặp theo sông Cái Bè, khu vực dân cư sống chủ yếu ngành nông nghiệp, trồng cây ăn quả chủ yếu, với các loại cây như: Bưởi, mận, chanh…v..v...

Nghề làm bánh phồng ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã có từ năm 1940, chủ yếu sản xuất để tiêu thụ trong những dịp lễ Tết. Về sau nghề làm bánh phồng ngày càng phát triển về quy mô cũng như về thị trường tiêu thụ. Số lượng hộ chuyên làm bánh phồng là khoảng hơn 400 hộ trong đó có các thương hiệu từ lâu đã được sự tin dùng của khách hàng như: Ông Mập, Hải Ký, Ba Mập, Thanh Tuyền. Hiện nay, huyện Cái Bè có 8 đại lý bán bánh, đại lý lấy bánh ở lò, phân


phối cho các cửa hàng, các tiệm dọc theo quốc lộ 1 hoặc đưa lên thành phố qua các tỉnh bạn để bán, và mua nguyên liệu về cung cấp lại cho người sản xuất.

Trước tình hình ngày càng phát triển của làng nghề, giải quyết được việc làm trong nhân dân, tạo thu nhập, nâng cao đời sống ở nông thôn, UBND huyện Cái Bè giao Phòng kinh tế huyện lập dự án phát triển và đề nghị UBND tỉnh công nhận làng nghề. Ngày 01/09/2003 UBND tỉnh Tiền Giang có Quyết định số 3370/QĐ- UB công nhận làng nghề bánh phồng thị trấn Cái Bè, Đông Hòa Hiệp.Từ khi có quyết định thành lập đến nay làng nghề được lãnh đạo các ngành các cấp quan tâm. Đặc biệt đã đầu tư trên 10 tỷ đồng cho hạ tầng cơ sở của làng nghề, chủ yếu trãi nhựa trục đường chính của làng nghề dài trên 3 km. Hàng năm làng nghề bánh phồng sản xuất ra được khoản 1.444 tấn bánh, đóng góp vào giá trị sản xuất của ngành tiểu thủ công nghiệp của huyện ước khoản 13 tỷ đồng (theo giá so sánh).

Bánh phồng là một trong những thực phẩm truyền thống của nước ta và một món ăn không thể thiếu trong những gia đình Nam bộ vào ngày Tết, trong đó bánh phồng, bánh phồng tôm, phồng cua, phồng mực là những bánh phồng thường gặp nhất. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bánh phồng vẫn được sử dụng rộng rãi, đặc biệt vào những ngày Tết và có những dạng mới hấp dẫn hơn ra đời. Bánh phồng là đặc sản của vùng đất huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Nguyên liệu chế biến bánh phồng là bột sắn hoặc gạo nếp, đường, nước dừa, sữa và gia vị trộn đều với tỷ lệ phù hợp. Quy trình làm bánh phồng rất đơn giản nhưng tốn nhiều công sức. Sắn được nấu chín và quết nhuyễn với gia vị sau đó cán thành bánh và phơi nắng, sau đó đem vào nhúng nước đường và phơi lại lần nữa cho khô mới đóng gói. Công đoạn quết sắn với nguyên liệu khác được thực hiện bằng thủ công nên mất rất nhiều công sức. Hiện nay, một số cơ sở đã sử dụng máy quết, máy cán bánh phồng bằng điện để vừa tăng năng suất vừa giảm công lao động.

Để bánh phồng ngon và đạt chất lượng, một số yếu tố được trong quá trình chế biến ảnh hưởng rất nhiều. Thứ nhất, là nguyên liệu bột từ sắn hoặc từ gạo nếp phải chất lượng tạo nên hương vị riêng, độ thơm, béo và ngọt của bánh. Thứ hai,


đặc trưng của bánh phồng là nguyên liệu nước cốt dừa khô và đặc biệt là một số loại trái cây đặc sản pha trộn để tạo hương vị. Thứ ba, cách phối trộn nguyên liệu và gia vị riêng cũng tạo nên hương vị đặc trưng khác nhau. Thứ tư, việc nặn bột cũng phải do người có kinh nghiệm, nếu không bột chia không đều sẽ ảnh hưởng đến kích thước của chiếc bánh. Thứ năm là nhiệt độ vừa phải khi phơi bằng ngoài ánh sáng mặt trời, một số cơ sở dùng máy sấy nhiệt, tuy nhiên, độ nóng ảnh hưởng đến độ dẻo, độ thơm cũng như bánh khô hay dễ vỡ.

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.3.1. Các nghiên cứu có liên quan

Đề tài về phát triển làng nghề truyền thống trên thế giới, phải kể đến tác giả Naoto Suzuki (2006) với đề tài "Xây dựng chiến lược phát triển nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống":

(1) Suzuki (2005), Development strategy formulation for artisan craft promotion: The effective promotion for regional development in developing countries (tạm dịch: Xây dựng chiến lược phát triển nghề thủ công: Thúc đẩy phát triển có hiệu quả cho vùng các nước đang phát triển), tạp chí Japanese Society for the Science of Design.


Sự phát triển làng nghề

Chiến lược phát triển làng nghề

Dịch vụ hỗ trợ

Mặt hàng thủ công

Nguồn nhân lực

Hình 2.1: Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Làng Nghề

Nguồn: Naoto Suzuki (2006)


Bài nghiên cứu cũng cung cấp mô hình các nhân tố tác động đến phát triển làng nghề: với phương pháp chuyên gia, tác giả đưa ra mô hình phát triển làng nghề dựa trên bốn yếu tố tác động, bao gồm:


- Chiến lược phát triển làng nghề: Chính sách và tính linh hoạt cần thiết của một kế hoạch tổng thể phát triển làng nghề;

- Dịch vụ hỗ trợ: chức năng khác nhau của các tổ chức hỗ trợ như sức mạnh và khả năng của các cơ quan nhà nước, địa phương trong việc tập hợp và quản lí những dịch vụ cung cấp;

- Mặt hàng thủ công: Cải tiến chất lượng và thiết kế của các mặt hàng thủ công để xuất khẩu sang các thị trường khác;

-Nguồn nhân lực: Hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề.

(2) Kiều Mai Hương (2010), “Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội”, luận văn Thạc sĩ , Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tác giả đã kiểm định mô hình với 7 nhân tố như sau:


Trình độ kỹ thuật công nghệ

Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội

Yếu tố truyền thống

Cơ sở hạ tầng

Chính sách đầu tư, tín dụng

Nguồn nhân lực

Sự biến đổi của nhu cầu thị trường

Nguyên vật liệu sản xuất

Hình 2.2: Mô Hình Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Phát Triển Làng Nghề Ở Huyện Thạch Thất Thành Phố Hà Nội

Nguồn: Kiều Mai Hương (2010)


(3) Vũ Ngọc Hoàng (2016), “Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế”, luận án Tiến sĩ.


Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tác giả Vũ Ngọc Hoàng cho rằng với tư cách là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, làng nghề truyền thống cũng là một trong những chủ thể tham gia hội nhập quốc tế, do đó sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống chịu tác động từ hai nhóm nhân tố chủ yếu, bao gồm các nhân tố trong nước và quốc tế.

Từ đó, tác giả đã kiểm định mô hình với 8 nhân tố như sau:


Chất lượng nguồn lao động


Thị trường nước ngoài

Sự phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế

Khả năng tiếp cận thông tin thị trường

Công nghệ sản xuất

Sức cạnh tranh của hàng hóa

Ô nhiễm môi trường

Thương mại điện tử

Áp dụng khoa học, công nghệ


Hình 2.3: Mô Hình Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Ở Tỉnh Nam Định Trong Hội Nhập Quốc Tế

Nguồn: Vũ Ngọc Hoàng (2016)

(4) Đặng Kim Chi (2005), “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ờ các làng nghề Việt Nam" mã số KC.08.09, chương trình Khoa học Công nghệ Bảo vệ Môi trường và Phòng chống thiên tai KC.08.

Tác giả đã kiểm định mô hình với 9 nhân tố như sau:


Chính sách của nhà nước

Hội nhập quốc tế

Yếu tố xã hội

Yếu tố môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề Bánh Phồng huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang - 4



Các yếu tố bên trong

Sự hình thành, phát triển hoặc suy thoái các làng nghề

Người đứng đầu doanh nghiệp

Trang thiết bị và cơ sở, kỹ thuật

Vật liệu, nhiên liệu

Đặc điểm văn hóa

Vốn và năng lực thương mại

Hình 2.4: Mô Hình Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hình Thành, Phát Triển Hoặc Suy Thoái Các Làng Nghề

Nguồn: Đặng Kim Chi và các cộng sự (2005)

(5) Mai Văn Nam (2013), Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề kết hợp du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long; Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế.

Tác giả dựa cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề kết hợp du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được tiến hành ở địa bàn hai tỉnh Bạc Liêu và Hậu Giang, đồng bằng sông cửu Long. Tác giả đưa 9 biến vào mô hình ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề, bao gồm: (1) Quy mô sản xuất hộ, (2) Nguồn lao động, (3) Tài chính, (4)Trình độ, (5) Vốn vay, (6) Cơ sở hạ tầng tại làng nghề, (7) Nguyên liệu, (8) Thông tin thị trường,

(9) Hỗ trợ của địa phương. Bằng phương pháp phân tích nhân tố, tác giả xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến sự phát triển làng nghề Đồng bằng sông Cửu Long gồm bốn yếu tố chính là: (1) Khả năng tài chính của các nông hộ, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Điều kiện sản xuất các nông hộ, (4) Khả năng hiểu biết của các nông hộ.



Điều kiện sản xuất các nông hộ


Khả năng hiểu biết của các nông hộ

Sự phát triển làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long

Khả năng tài chính của các nông hộ

Cơ sở hạ tầng


Hình 2.5: Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Làng Nghề Kết Hợp Du Lịch Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nguồn: Mai Văn Nam (2013)

2.3.2. Đánh giá tài liệu lược khảo

2.3.2.1. Tổng hợp tài liệu lược khảo

Tổng hợp các nghiên cứu trước có liện quan với biến phụ thuộc là Phát triển làng nghề và các biến độc lập tương ứng như sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu trước


Tác giả

Tên đề tài

Các nhân tố ảnh hưởng


Naoto Suzuki (2006)

Development strategy formulation for artisan craft promotion

(Xây dựng chiến lược

phát triển nghề thủ công)

(1) Chiến lược phát triển làng nghề

(2) Dịch vụ hỗ trợ

(3) Mặt hàng thủ công

(4) Nguồn nhân lực


Kiều Mai Hương (2010)


Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội

(1) Cơ sở hạ tầng

(2) Chính sách đầu tư, tín dụng

(3) Nguồn nhân lực

(4) Sự biến đổi của nhu cầu thị trường

(5) Trình độ kỹ thuật công nghệ

(6) Yếu tố truyền thống

(7) Nguyên vật liệu sản xuất của làng nghề

Vũ Ngọc

Hoàng

Làng nghề truyền thống ở

tỉnh Nam Định trong hội

(1) Khả năng tiếp cận thông tin thị trường

(2) Công nghệ sản xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2023