Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng cung cấp thông tin về điều tra thống kê tại Cục Thống kê tỉnh Cà Mau - 2


DAMH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1: Mô hình 5 khoảng cách (GAP) chất lượng dịch vụ của Parasuraman &

ctg (1985)

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu mức độ hài lòng của đối tượng CCTT về chất

lượng dịch vụ điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh từ kết quả phân tích EFA

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng cung cấp thông tin về điều tra thống kê tại Cục Thống kê tỉnh Cà Mau - 2



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Ngày nay số liệu thống kê được các cấp, các ngành sử dụng như là một trong những cơ sở pháp lý và khoa học trong quá trình xây dựng, giám sát và đánh giá việc thực hiện các chương trình, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong những năm qua, ngành Thống kê Cà Mau đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện chất lượng số liệu thống kê, nhằm mục đích đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về số liệu thống kê của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng thống kê đã được triển khai khá đồng bộ, như: Triển khai Luật Thống kê và các văn bản liên quan; Triển khai chế độ báo cáo hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã; Chế độ báo cáo thống kê cơ sở; triển khai tốt các cuộc điều tra, Tổng điều tra trên địa bàn tỉnh; phương pháp luận, quy trình kỹ thuật thống kê trong từng lĩnh vực, từng khâu thống kê được thực hiện theo đúng quy định; ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các hoạt động thống kê ngày càng được tăng cường; công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực thống kê được thực hiện thường xuyên theo từng cấp độ; công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật thống kê ngày càng được chú trọng theo từng loại đối tượng dùng tin; công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành thống kê được tăng cường, nhất là ở khâu thu thập dữ liệu đầu vào.

Tuy nhiên, chất lượng số liệu thống kê ở một số chỉ tiêu vẫn còn tồn tại bất cập, hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng số liệu thống kê còn tồn tại bất cập, hạn chế là do chất lượng thông tin đầu vào. Cụ thể, đối tượng cung cấp thông tin cho ngành thống kê có lúc, có nơi hợp tác chưa tốt, cung cấp thông tin (CCTT) không sát với thực tế, chưa phản ánh đúng thực trạng sản xuất kinh doanh (SXKD) và chậm so với thời gian quy định. Trong Thống kê, chất lượng “nguyên liệu” thông tin đầu vào là một trong những nhân tố chính quyết định chất lượng số liệu thống



kê. Do đó vai trò của đối tượng CCTT phục vụ công tác thống kê cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng số liệu thống kê.

Số liệu đầu vào của ngành thống kê hiện nay chủ yếu thu thập qua các cuộc điều tra thống kê. Do đó, để nâng cao chất lượng số liệu thống kê thì việc xem xét nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng công tác điều tra thống kê và sự hài lòng của các đối tượng CCTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm đưa ra các giải pháp để đối tượng CCTT hợp tác tốt hơn, CCTT sát với thực tế, phản ánh đúng thực trạng SXKD và đúng thời gian quy định là rất cần thiết.

Xuất phát từ sự cần thiết nêu trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng CCTT về điều tra thống kê tại Cục Thống kê tỉnh Cà Mau”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng CCTT về điều tra thống kê tại Cục Thống kê Cà Mau, cụ thể như sau:

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ điều tra thống kê của Cục Thống kê Cà Mau.

+ Xây dựng mô hình phù hợp để nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ điều tra thống kê và sự hài lòng của đối tượng CCTT trong các cuộc điều tra thống kê của Cục Thống kê Cà Mau.

+ Kiến nghị một số giải pháp để nâng cao sự hài lòng của đối tượng CCTT đối với công tác điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này cần trả lời 3 câu hỏi:

+ Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ điều tra thống kê tại Cục Thống kê Cà Mau?



+ Mô hình nào để nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ điều tra thống kê và sự hài lòng của đối tượng CCTT trong các cuộc điều tra thống kê của Cục Thống kê Cà Mau?

+ Mối quan hệ giữa các thành phần chất lượng dịch vụ điều tra thống kê với sự hài lòng của đối tượng CCTT thống kê như thế nào?

1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Là các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của những đối tượng cung cấp thông tin trong các cuộc điều tra thống kê về công tác điều tra thống kê do Cục Thống kê tỉnh Cà Mau tổ chức, thực hiện.

- Phạm vi nghiên cứu: 320 người đang làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở SXKD cá thể, hộ gia đình, cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể và một số đơn vị khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ điều tra thống kê của Cục Thống kê Cà Mau.

- Xây dựng mô hình phù hợp để nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ điều tra thống kê và sự hài lòng của đối tượng CCTT trong các cuộc điều tra thống kê của Cục Thống kê Cà Mau.

- Kiến nghị một số giải pháp để nâng cao sự hài lòng của đối tượng CCTT đối với công tác điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh Cà Mau để từ đó đối tượng CCTT sẽ hợp tác tốt hơn, cung cấp thông tin chính xác và đúng thời gian quy định góp phần nâng cao chất lượng thông tin thống kê.

- Giúp Tìm hiểu yêu cầu/ mong đợi chính đáng của đối tượng CCTT đối với công tác điều tra thống kê của Cục Thống kê Cà Mau làm cơ sở cải tiến công tác điều tra thống kê ngày một tốt hơn.



1.6. Cấu trúc của luận văn

Luận văn dự kiến có 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu

Trong chương này sẽ giới thiệu một cách tổng quan về đề tài được nghiên cứu.

Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương này sẽ giới thiệu khái quát các cơ sở lý thuyết, học thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng CCTT về công tác điều tra thống kê của Cục Thống kê Cà Mau, giới thiệu mô hình nghiên cứu, chương này cũng sẽ giới thiệu vai trò, mục đích của hoạt động thống kê và một số khái niệm thường dùng trong công tác thống kê.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này tập trung giới thiệu về quy trình nghiên cứu, việc xây dựng thang đo và mã hóa dữ liệu, thiết kế bảng câu hỏi, cách chọn mẫu và các phương pháp phân tích dữ liệu thống kê được sử dụng trong đề tài này.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này tập trung phân tích các dữ liệu đã thu được từ cuộc khảo sát bao gồm các kết quả thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy bội.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương này sẽ đưa ra kết luận từ kết quả thu được, nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo và kiến nghị một số giải pháp để nâng cao sự hài lòng của đối tượng CCTT đối với công tác điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Kết luận: Trong chương 1 trình bày sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và khái quát cấu trúc của luận văn.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1. Vai trò, mục đích của hoạt động thống kê và một số khái niệm thường dùng trong công tác thống kê

2.1.1. Vai trò của công tác thống kê

“Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân.”

(http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=505&ItemID=2206).

2.1.2. Mục đích của hoạt động thống kê

“ Hoạt động thống kê nhà nước nhằm cung cấp thông tin thống kê phục vụ các mục đích sau đây: Đáp ứng yêu cầu đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, quy hoạch chính sách, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội; Đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước nhằm cung cấp thông tin thống kê phục vụ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân và đáp ứng nhu cầu hợp pháp, chính đáng khác” (LTK, 2015).

2.1.3. Khái quát các cuộc điều tra thống kê do Cục Thống kê tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong năm 2017

- Vị trí và chức năng của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau: Cục Thống kê tỉnh Cà Mau là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thống kê, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn tỉnh Cà Mau; tổ chức các hoạt động thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao; cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều



hành của lãnh đạo Đảng, Chính quyền tỉnh Cà Mau và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Các cuộc điều tra thống kê do Cục Thống kê tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh trong năm 2017:

Tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin từ báo cáo thống kê cơ sở và từ các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh Cà Mau là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Cục Thống kê Cà Mau. Thực hiện nhiệm vụ được giao, trong năm 2017 Cục Thống kê Cà Mau đã tổ chức 24 cuộc điều tra thống kê với tổng cộng khoảng 114 ngàn đơn vị điều tra, trong đó: các cuộc điều tra tháng, quý, năm và điều tra thí điểm điều tra 50 ngàn đơn vị điều tra, cuộc Tổng điều tra điều tra 64 ngàn đơn vị điều tra, cụ thể như sau:

+ Các cuộc điều tra thực hiện hàng tháng gồm: 1- Điều tra lao động và việc làm năm 2017; 2- Điều tra ngành công nghiệp; 3- Điều tra bán buôn, bán lẻ hàng hóa; 4- Điều tra dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch và dịch vụ khác; 5- Điều tra hoạt động vận tải, kho bãi; 6- Điều tra giá tiêu dùng (CPI); 7- Điều tra giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất; 8- Điều tra giá sản xuất hàng hóa; 9- Điều tra giá xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Các cuộc điều tra thực hiện hàng quí gồm: 1- Điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; 2- Điều tra vốn đầu tư thực hiện quý; 3- Điều tra hoạt động xây dựng quý.

+ Các cuộc điều tra năm gồm: 1- Điều tra diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp; 2- Điều tra năng suất, sản lượng cây hàng năm; 3- Điều tra năng suất sản lượng cây lâu năm; 4- Điều tra chăn nuôi; 5- Điều tra thủy sản; 6- Điều tra lâm nghiệp; 7- Điều tra hoạt động xây dựng năm; 8- Khảo sát mức sống dân cư năm 2017; 9- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01 tháng 4 năm 2017; 10- Điều tra nhu cầu và mức độ hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê;

+ Một cuộc Điều tra thí điểm phục vụ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019;



+ Tổng điều tra kinh tế năm 2017.

Qua theo dõi các cuộc điều tra cho thấy đa số các đối tượng cung cấp thông tin chấp hành phương án điều tra. Bên cạnh đó cũng còn một số đối tượng cung cấp thông tin có lúc, có nơi hợp tác chưa tốt, cung cấp thông tin không sát với thực tế, chưa phản ánh đúng thực trạng sản xuất kinh doanh và chậm so với thời gian quy định.

Ý thức chấp hành pháp luật về thống kê của một số doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị trên địa bàn còn thấp, làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng một số cuộc điều tra.

.2.1.4. Một số khái niệm thường dùng trong công tác thống kê

- Hoạt động thống kê là hoạt động xác định nhu cầu thông tin cần thu thập; chuẩn bị thu thập; thu thập; xử lý và tổng hợp; phân tích và dự báo; công bố, phổ biến và lưu trữ thông tin thống kê về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể” (LTK, 2015).

- Hoạt động thống kê nhà nước “là hoạt động thống kê trong chương trình thống kê do hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức khác thực hiện” (LTK, 2015).

- Cơ sở dữ liệu thống kê “là tập hợp những dữ liệu, thông tin thống kê có liên quan với nhau được sắp xếp, tổ chức theo một cấu trúc nhất định để quản lý, cập nhật và khai thác phục vụ cho mục đích thống kê và mục đích khác theo quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu thống kê được hình thành chủ yếu từ dữ liệu, thông tin thống kê của điều tra thống kê, hồ sơ hành chính, báo cáo thống kê và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, cơ sở dữ liệu của địa phương” (LTK, 2015).

- Thông tin thống kê “là dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp và phân tích theo phương pháp, quy trình, chuyên môn, nghiệp vụ thống kê để phản ánh đặc trưng, thuộc tính của hiện tượng nghiên cứu. Thông tin thống kê gồm số liệu thống kê và bản phân tích số liệu đó” (LTK, 2015).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2023