Vietnam 2016 diễn ra vào ngày 18-19/06/2016, thì so với các ngân hàng trong khu vực Châu Á, hệ thống ngân hàng Việt Nam đầu tư cho công nghệ thông tin vẫn còn khá khiêm tốn. Trong điều kiện hiện tại, nhu cầu thanh toán hằng ngày tăng cao, phân khúc khách hàng trẻ ngày càng được mở rộng và internet đã trở nên quá phổ biến, các NHTM cần nhanh chóng thay đổi và cập nhật công nghệ mới để có thể cạnh tranh trên thị trường. Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ như đã đề cập ở trên cũng cần tới công nghệ thông tin mới có thể đáp ứng được. Thêm vào đó, việc sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại trong việc xem xét, đánh giá các khoản vay và tình trạng nợ xấu cũng giúp tránh được những đánh giá chủ quan của con người, giúp ngân hàng kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp, từ đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
5.2 Giải pháp từ hoạt động của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)
Từ khi được thành lập vào năm 2013 đến nay, VAMC đã phát huy được vai trò của mình trong việc thu mua và xử lý nợ xấu, góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế xuống dưới mức 3% tính đến cuối năm 2016. Tuy nhiên vẫn khó tránh khỏi những bất cập trong hoạt động của tổ chức này cũng như những rào cản trong hành lang pháp lý và quy định dành cho hoạt động của VAMC và thị trường mua bán nợ xấu:
- Vốn điều lệ của VAMC vẫn còn quá thấp so với con số nợ xấu hiện tại dù đã được nâng lên từ mức 500 tỷ lên 2,000 tỷ vào năm 2015. Theo Đề án Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 được phê duyệt ngày 19/7/2017, trong giai đoạn 2017 – 2018, VAMC sẽ được tăng vốn điều lệ từ 2,000 tỷ lên 5,000 tỷ đồng. Và giai đoạn 2019 – 2020 vốn điều lệ của VAMC sẽ được tăng tiếp lên mức 10,000 tỷ đồng. Nếu đề án này được thực hiện thành công sẽ phần nào giúp cho VAMC có thêm nguồn tài chính và phương tiện để gia tăng hiệu quả trong hoạt động mua bán nợ xấu của mình.
- Những quy định, thủ tục pháp lý hiện tại trong việc mua bán và xử lý nợ, sở hữu đất đai,…vẫn còn phức tạp, gây nên sự chậm trễ cũng như hạn chế cho VAMC
trong quá trình xử lý nợ xấu. Cụ thể, Luật dân sự 2015 đã bỏ quyền thu giữ tài sản đảm bảo, gây khó khăn cho VAMC khi không thể chủ động thu giữ tài sản đảm bảo nếu chủ tài sản cố tình chống đối. Trong trường hợp này VAMC chỉ còn cách khởi kiện tranh chấp tại tòa án, mất thêm nhiều chi phí và thời gian cho việc xử lý nợ xấu. Vì vậy, việc cho phép VAMC thu giữ tài sản đảm bảo nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu là hoàn toàn cần thiết. Ngoài ra, nợ xấu mà các tổ chức tín dụng bán lại cho VAMC là những khoản nợ quá hạn khó có khả năng thu hồi, trong đó có rất nhiều khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo là bất động sản, tuy nhiên rất khó để VAMC đáp ứng đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo Luật kinh doanh bất động sản, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của việc xử lý nợ xấu. Nên cần ban hành một văn bản quy định đặc thù dành riêng cho VAMC về các điều kiện, thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản cũng như xử lý loại tài sản đảm bảo này nhằm hỗ trợ thúc đẩy tốc độ xử lý các khoản nợ xấu nêu trên.
- VAMC là một tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. VAMC không phải trích lập dự phòng và không phải trả lãi khi mua lại nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt cũng như không phải chịu áp lực xử lý nợ xấu, vì nếu VAMC không xử lý được thì khoản nợ đó các tổ chức tín dụng sẽ phải mua lại và tự xử lý. Trên thực tế, số nợ xấu mà VAMC xử lý và thu hồi lại được là không nhiều, tính đến đầu năm 2017, VAMC chỉ mới xử lý được khoảng 20% số nợ xấu mua lại. Có thể thấy được hiệu quả trong hoạt động của VAMC là chưa cao. Do đó, NHNN cần phân chia rõ ràng về trách nhiệm của mỗi bên trong việc xử lý nợ xấu nhằm tránh trường hợp nợ xấu được thu mua về rồi lại để đó, vừa kéo dài thời gian xử lý vừa làm cho tình trạng nợ xấu thêm nghiêm trọng, trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Việc phân chia trách nhiệm rõ ràng cũng sẽ tạo động lực cho VAMC hoàn thành nghĩa vụ xử lý nợ xấu của mình và giảm bớt áp lực cho các NHTM.
5.3 Giải pháp từ phía Chính phủ và NHNN
Có thể bạn quan tâm!
- Những Kết Quả Đạt Được Và Hạn Chế Trong Việc Xử Lý Nợ Xấu Của Các Nhtm Việt Nam Trong Giai Đoạn 2008 – 2016
- Kết Quả Hồi Quy Theo Mô Hình Ordinary Least Square (Ols)
- Đề Xuất Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Của Các Nhtm Việt Nam
- Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12
- Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
5.3.1 Ổn định tình hình kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô ổn định chính là cơ sở để một nền kinh tế phát triển hiệu quả. Để đạt được điều này cần có sự phối hợp đồng bộ và điều hành hợp lý chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và ổn định tỷ giá hối đoái. Dựa trên kết quả mô hình nghiên cứu, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng GDP càng cao, tức là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả tạo ra nguồn thu ổn định, tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế sẽ giảm. Lãi suất cũng cần được điều chỉnh phù hợp với diễn biến thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận với nguồn vốn để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất cũng như phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày, từ đó làm tăng năng suất và tăng tổng cầu của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngoài ra, chính sách tỷ giá cũng nên được tiếp tục điều hành theo hướng thả nổi có quản lý, để cho tỷ giá tự đi theo cung cầu ngoại tệ của thị trường và chỉ nên can thiệp khi thị trường có những biến động bất thường gây nên những tác động tiêu cực, đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu, ổn định cán cân thương mại quốc tế và dự trữ ngoại hối quốc gia, từ đó ổn định kinh tế vĩ mô và giảm tỷ lệ nợ xấu.
5.3.2 Tăng cường thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng
Đây là giải pháp quan trọng và cấp thiết của NHNN đối với các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng. NHNN cần xây dựng quy trình và tiêu chuẩn kiểm tra, giám sát an toàn hoạt động ngân hàng một cách cụ thể, chi tiết và thống nhất. Đây là cơ sở pháp lý để các NHNN có thể dựa vào để phát hiện và ngăn ngừa các việc sở hữu chéo, lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng. Đồng thời phải kết hợp thanh tra toàn diện và kiểm tra vi mô, đánh giá kết quả thanh tra giám sát dựa trên những việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin. Mặt khác, NHNN cũng cần xây dựng riêng cho mình hệ thống cảnh báo sớm rủi ro từ việc nhận biết các biến đổi từ thị trường tiền tệ, biến động trong hoạt động của hệ thống NHTM nhằm ngăn chặn rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Một nhân tố quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát là
con người. NHNN phát triển đội ngũ thanh tra giám sát không chỉ về số lượng, năng lực mà cả đạo đức nghề nghiệp đi kèm với hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát hệ thống NHTM trong bối cảnh mới.
5.3.3 Ban hành quy định thống nhất về phân loại nợ, trích lập dự phòng
NHNN cần hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp lý liên quan đến việc thống nhất những quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng. Thực tế cho thấy NHNN đã ban hành nhiều văn bản pháp lý về trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu áp dụng cho các tổ chức tín dụng nói chung và các NHTM nói riêng bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài như: quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đi kèm với chỉ thị 05/2005/CT- NHNN, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và thông tư 14/2014/TT-NHNN được ban hành để sửa đổi, bổ sung cho quyết định 493/2005, thông tư 02/2013/TT-NHNN, thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung cho thông tư 02/2013…cho thấy nỗ lực từ phía NHNN trong quá trình hoàn thiện các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng, nhưng xét về tổng thể thì vẫn chưa mang tính đồng bộ và thống nhất. Bắt đầu từ năm 2012, khi nợ xấu bắt đầu bùng phát mạnh mẽ thì việc siết chặt phân loại nợ và trích lập dự phòng mới nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía NHNN được xây dựng thông qua các tiêu chí cơ bản như: mức trích lập cụ thể, phân loại nợ xấu theo đối tượng, lĩnh vực hoạt động, thời hạn để mua bán nợ xấu đối với VAMC, thời gian thực hiện trích lập sau khi chuyển nhóm nợ… khi áp dụng đồng bộ cho tất cả các tổ chức tín dụng và cần được theo dõi sát sao đặc biệt đối với các NHTM trong quá trình thực hiện.
5.3.4 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp với chuẩn mực quốc tế Basel II
Nhằm thu hẹp khoảng cách về quản trị rủi ro của hệ thống so với các NHTM trên thế giới, NHNN đã nỗ lực để áp dụng chuẩn mực quốc tế Basel. Hiện nay, NHNN vẫn đang dựa vào Basel II để xây dựng các văn bản pháp lý liên quan như: quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, thông tư 13/2010/TT-NHNN, và hiện nay đang áp dụng thông tư 36/2014/TT-NHNN. Đặc biệt trong các văn bản quy định về quản lý rủi ro thì hệ số
CAR (hệ số an toàn vốn tối thiểu) được nâng cao nhằm củng cố tính an toàn của các tài sản rủi ro đối với toàn bộ hệ thống NHTM. Bên cạnh những văn bản pháp lý, NHNN còn thực hiện những bước cải cách mang tính vĩ mô như việc tái cơ cấu đối với những NHTM có hoạt động yếu kém bằng cách cho sáp nhập hoặc bị mua lại bởi các NHTM có năng lực tài chính mạnh hơn, lựa chọn những NHTM phù hợp để áp dụng thí điểm quản trị vốn và rủi ro theo Basel II. Đây là những giải pháp giúp cho hệ thống NHTM từng bước tiếp cận nhiều hơn với Basel. Tuy nhiên, NHNN cần phải có lộ trình phù hợp cụ thể về thời gian để xây dựng khung pháp lý chặt chẽ khi áp dụng Basel II, để có cơ sở chuẩn bị một cách kĩ lưỡng cho Basel III. Bên cạnh đó, NHNN cần phân loại các NHTM để có hướng áp dụng Basel II cho phù hợp với quy mô vốn, thị phần của từng NHTM. NHNN cũng phải thường xuyên định lượng các mô hình về quản trị rủi ro của hệ thống NHTM và các nhân tố từ môi trường ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro. Bằng cách sử dụng mô hình định lượng, NHNN có thể phát hiện ra những điểm yếu của NHTM về khả năng tài chính và mức độ an toàn vốn để từ đó có giải pháp về kiểm tra chất lượng quản trị rủi ro của từng NHTM.
5.4 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.4.1 Hạn chế
Luận văn chỉ phân tích một số các nhân tố kinh tế vĩ mô và nhân tố nội tại ngân hàng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây. Trên thực tế, rủi ro tín dụng còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác như chu kỳ kinh tế, chế độ chính trị của từng quốc gia, chính sách quản lý và quy định của NHNN về cách phân loại nợ và trích lập dự phòng, các điều kiện tự nhiên như thiên tai, bão lũ, hạn hán…mà luận văn chưa thể đo lường và phân tích.
Dữ liệu nghiên cứu bị hạn chế trong 28 NHTM cổ phần và 2 NHTM Nhà nước do có một số NHTM không công khai báo cáo tài chính và số liệu trong báo cáo tài chính không liên tục và xuyên suốt từ năm 2008 – 2016 do trong giai đoạn này có một số ngân hàng tiến hành tái cấu trúc hoặc sáp nhập. Thời gian nghiên cứu trong vòng 9
năm từ 2008 – 2016 cũng là một hạn chế của luận văn vì thời gian này chưa đủ dài để làm rõ tác động của các nhân tố đến rủi ro tín dụng. Ngoài ra, luận văn chỉ tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các NHTM Việt Nam mà không đưa vào các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam do hạn chế về dữ liệu của các ngân hàng nước ngoài này.
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu có thể được mở rộng bằng cách đưa thêm vào mô hình những biến số phi tài chính đã đề cập ở trên như chu kỳ kinh tế, chế độ chính trị, chính sách tín dụng, nhân tố con người, điều kiện tự nhiên…để có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, chứ không chỉ tập trung vào các nhân tố kinh tế vĩ mô và nội tại ngân hàng. Ngoài ra, có thể tiến hành nghiên cứu so sánh các nhân tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng tại Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Châu Á để có thể thấy được ở mỗi quốc gia với những điều kiện kinh tế và hệ thống quản lý khác nhau, các nhân tố này sẽ có sự tác động lên rủi ro tín dụng khác nhau như thế nào, từ đó có những chính sách hiệu quả hơn trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Từ thực trạng rủi ro tín dụng tại Việt Nam ở chương 3 và kết quả mô hình nghiên cứu ở chương 4, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và đề xuất tương ứng cho từng chủ thể tham gia trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế rủi ro tín dụng, cụ thể là giảm tỷ lệ nợ xấu cho những năm tiếp theo, giúp kinh tế vĩ mô phát triển ổn định và bền vững.
KẾT LUẬN
Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đang trong giai đoạn đầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cụ thể là giảm mức nợ xấu và tăng khả năng quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM, là một việc làm cần thiết và quan trọng để làm tiền đề và cơ sở cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong những năm sau này. Theo đúng như mục tiêu nghiên cứu ban đầu, trên cơ sở lý thuyết nền tảng về rủi ro tín dụng và kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây, luận văn đã chỉ ra một số nhân tố có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng (đại diện bởi chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ) của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 – 2016. Cụ thể, các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất thực và tỷ giá hối đoái; các nhân tố nội tại ngân hàng như ROE, hiệu quả chi phí hoạt động và thu nhập ngoài lãi cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm gia tăng hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế mức tăng nợ xấu trong tương lai, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng như nguồn dữ liệu thu thập được, luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để giúp cho việc nghiên cứu sau này được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Anh
- Ahmad, N.H., Ariff, M. (2007). Multi-country study of Bank Credit Risk determinants. International Journal of Banking and Finance, Vol.5, p.135-152.
- Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. Rev. Econ. Stud, 58, 277–297
- Asquith, P., Gertner, R. & Scharfstein, D. (1994). Anatomy of financial distress: An examination of junk-bond issuers. The Quarterly Journal of Economics, Vol.109, p.625-658.
- Aver, B. (2008). An Empirical Analysis of Credit Risk Factors of the Slovenian Banking System. Managing Global Transitions, Vol.6, p.317-334.
- Berge, T.O., Boye, K.G. (2007). An analysis of banks’ problem loans.
Economic Bulletin, Vol.78, p.65–76.
- Berger, A.N., & DeYoung, R. (1997). Problem loans and Cost Efficiency in Commercial Banks. Journal of Banking and Finance, Vol.21, p.849 – 870.
- Chaibi, H. & Ftiti, Z. (2015). Credit risk determinants: Evidence from a cross- country study. Research in International Business and Finance, Vol.33, p.1-16.
- Castro, V. (2013). Macroeconomic determinants of the credit risk in the bank system: The case of the GIPSI. Economic Modelling, Vol.31, p.672 - 683.
- Fainstein, G., Novikov, I. (2011). The Comparative Analysis of Credit Risk Determinants in the Banking Sector of the Baltic States. Review of Economics and Finance, Estonia.
- Hasan, I. & Wall, L.D. (2003). Determinants of the loan loss allowance: some cross-country comparisons. Bank of Finland Discussion Papers, Finland.
- Honohan, P. (1996). Diagnosing banking system failures in developing countries. Economic and Social Research Institute, London.