Tầm Quan Trọng Của Nghiệp Vụ Huy Động Tiền Gửi Tiết Kiệm:


Loại tiền gửi này NH chỉ sử dụng một phần, còn phần lớn để đảm bảo thanh toán cho KH. Các hình thức thường thấy là sổ tiết kiệm không kỳ hạn.

2.1.2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Mục đích của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là KH muốn đầu tư để hưởng lãi, chính vì vậy lãi suất loại tiền gửi này khá cao. Các hình thức thường thấy là thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi.

2.1.3 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm:

Huy động vốn là nghiệp vụ rất quan trọng. Nó là nguồn vốn quan trọng cho hoạt động ngân hàng thương mại, nếu không có nguồn vốn NH không thể hoạt động hiệu quả. Một ngân hàng thương mại khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ nhất định. Nhưng nguồn vốn này chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần thiết , để thực hiện các hoạt động kinh doanh thì NH cần nguồn vốn lớn. Nguồn vốn này được huy động từ khách hàng , nguồn vốn này có ý nghĩa quan trọng với khách hàng, ngân hàng.

2.1.3.1 Đối với ngân hàng thương mại:

Nghiệp vụ huy động vốn, trong đó tiền gửi tiết kiệm có vai trò quan trọng góp phần mang lại nguồn vốn chủ lực cho hoạt độngcủa NH.

Từ hoạt động huy động nguồn vốn này NH có thể thấy được uy tín và niềm tin của khách hàng với Ngân hàng. Đánh giá được điểm mấu chốt vấn đề, có giải pháp để củng cố hơn nữa nguồn vốn và chất lượng.

2.1.3.2 Đối với khách hàng:

Đối với khách hàng khi có nguồn vốn nhàn rỗi họ luôn mong muốn đầu tư nguồn tiền của họ một cách an toàn và hiệu quả. Trong đó gửi tiết kiệm là kênh đầu tư an toàn để cất trữ, sinh lời.Giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ khác


của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần tiền tiêu dùng.

2.2 Hành vi tiêu dùng:


2.2.1 Định nghĩa:

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “Hành vi tiêu dung chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó con người thay đổi cuộc sống của họ”. Hay nói cách khác, hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm… đều có tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng. (Tạ Thị Hồng, 2009, trang 18).

Theo Philip Kotler, “Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”. (Tạ Thị Hồng Hạnh, 2009, trang 12).

“Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ”. (Solomon Micheal- Consumer Behavior, 1992).

2.2.2 Một số mô hình tiến trình mua của khách hàng ngân hàng:

Hành vi tiêu dùng đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả như H.J.Aseal, Angel & Blackwell, Philip Kotler… Một số mô hình tiến trình ra quyết định:


Nhận thức nhu cầu

Tìm kiếm thông tin

Đánh giá và lựa chọn

Mua

Hành vi sau khi mua

Hình 2.1: Tiến trình ra quyết định mua của người tiêu dùng

(Nguồn: Philip Kotle (2004). Quản trị Marketting)


Nhận thức nhu cầu


Giai đoạn trước khi mua

Tìm kiếm thông tin

Đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ

Yêu cầu dịch vụ từ nhà cung cấp đã chọn

Giai đoạn thực hiện dịch vụ

Chuyển giao dịch vụ

Đánh giá kết quả của dịch vụ

Giai đoạn sau khi mua

Dự định trong tương lai

Hình 2.2: Quá trình lựa chọn, sử dụng và đánh giá dịch vụ ngân hàng

(Nguồn: Trần Hoàng Mai, Nguyễn Văn Sáu, Trịnh Quốc Trung, 2008)


2.2.3 Tiến trình mua của khách hàng ngân hàng

Khi khách hàng có nhu cầu giao dịch tùy theo điều kiện, bối cảnh văn hóa xã hội , các nhân tố bên trong và bên ngoài mà họ sẽ trải qua tiến trình mua hướng đến một sản phẩm cụ thể. Đối với sản phẩm của Ngân hàng thì đây là sản phẩm đặc thù, nó cũng có tiến trình mua đặc thù trong lĩnh vực ngân hàng theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn “Nhận thức nhu cầu

Khi KH có một số tiền nhàn rỗi KH đứng trước sự lựa chọn, nhận ra rằng nhu cầu đối các dịch vụ ngân hàng. Nó phụ thuộc vào những nhân tố bên trong và bên ngoài đến mong muốn của khách hàng. Làm thể nào để đồng tiền an toàn, tránh rủi ro

,có sinh lời, thuận tiện khi có nhu cầu mua sắm, kinh doanh. Yếu tố tâm lý, những thay


đổi về tài chính và các kích thích bên ngoài ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của khách hàng.

Giai đoạn “Tìm kiếm thông tin”

Khi có nhu cầu về sản phẩm, KH thường có nhu cầu tìm kiếm thông tin lớn bởi họ quan tâm đến rủi ro và lợi ích của mình. Lượng thông tin họ tìm kiếm rất lớn gồm nguồn thông tin cá nhân, thông tin trên mạng, thông tin đại chúng, kinh nghiệm của bản thân.

Trong những nguồn thông tin để hiểu thêm về sản phẩm của ngân hàng thì nguồn tin cá nhân và kinh nghiệm bản thân tỏ ra đáng tin cậy hơn và ảnh hưởng quan trọng đến khách hàng. Chính vì vậy các ngân hàng phải tập trung đến nguồn này. Bên cạnh đó nguồn tin từ quảng cáo, thương hiệu ngân hàng, sản phẩm cũng được khách hàng quan tâm và nó sẽ dễ dàng tìm thấy trong thời đại công nghệ ngày nay.

Giai đoạn “Đánh giá và lựa chọn phương án”

Khi xác định mua sản phẩm khách hàng sẽ đánh giá sản phẩm theo nhìn nhận bản thân và tiêu chí cơ bản trong lựa chọn. Những yếu tố được quan tâm bao gồm những thuộc tính của sản phẩm, thương hiệu, những thuộc tính mà khách hàng mong đợi. Lựa chọn sản phẩm chịu chi phối nhiều bởi niềm tin của khách hàng, mong đợi mà khách hàng muốn được.

Giai đoạn “Mua”

Việc mua dịch vụ ngân hàng cũng có thể thay đổi so với quyết định lúc đầu tùy thuộc vào ý kiến của người khác, yếu tố hoàn cảnh . Sau khi cân nhắc xem xét khách hàng quyết định mua sản phẩm.

Giai đoạn “Sau khi mua”

Sau khi mua, khách hàng sẽ tự hỏi liệu quyết định mua có đúng đắn không, cảm thấy hài lòng hoặc chưa hài lòng về dịch vụ ngân hàng, có những đánh gía về dịch vụ ngân hàng. Kỳ vọng ban đầu có đạt được hay không, có tiêu dùng trong tương lại nữa


không. Dịch vụ ngân hàng nhạy càm và bao hàm nhiều rủi ro, khách hàng thường có thiên hướng với một ngân hàng mà theo họ là đáp ứng được kỳ vọng của họ.

2.3 Các nghiên cứu trước đây:


2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài:

Bảng 2.1. Các nghiên cứu về tiêu chí lựa chọn ngân hàng


Paper nghiên cứu

Tóm tắt

Các nhân tố ảnh hưởng

1.Anderson et al ,1976

Phân tích đánh giá các yếu tố quyết định được sử dụng và xác định mối quan hệ giữa chúng trong các quyết định lựa chọn ngân hàng. Xem xét tính hữu ích của những yếu tố này làm tiêu chí cho phân khúc thị trường.

Sự giới thiệu của bạn bè, uy tín của ngân hàng, sẵn có của tín dụng, thân thiện của nhân viên, chi phí dịch vụ trên tài khoản, chỗ đậu xe.

2. Miche Laroche Jerry,1986

Nghiên cứu xem xét những yếu tố chính và các dịch vụ được coi là quan trọng nhất trong quá trình lựa chọn một ngân hàng thương mại.

Tốc độ xử lý, tiện lợi của vị trí, thân thiện của nhân viên, giờ hoạt động, lãi suất.

3.Thwaites et al,1995

Nghiên cứu thực nghiệm về hành vi mua của sinh viên trong bối cảnh dịch vụ ngân

hàng

Sự tiện lợi của vị trí, ngân hàng miễn phí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Bình Phước - 3





4.Almoss Awi et al,2001

Nghiên cứu tập trung kiểm tra các tiêu chí lựa chọn ngân hàng đang được sử dụng bởi các sinh viên đại học Bahrain

Danh tiếng, sự sẵn có và vị trí máy ATM, chỗ đậu xe, sự thân thiện của nhân viên.

5.Bushra zulfiqar et al,2014

Nghiên cứu đánh giá hành vi của khách hàng đối với việc lựa chọn ngân hàng tại Pakistan.

Thuận lợi ,chất lượng dịch vụ,giá cả và chi phí.

6.Carolyn Kennington, 1996

Nghiên cứu thói quen khách hàng Ngân hàng ở Ba Lan so với những phát hiện ở các nước khác để xác định xem các ngân hàng cần phải áp dụng các chiến lược khác nhau trong nền kinh tế thị trường tự do mới.

Uy tín,giá cả dịch vụ.

7.Safiek Mokhlis, 2011

.Nghiên cứu cố gắng định lượng các tiêu chí lựa chọn được sử dụng bởi sinh viên đại học Malaysia trong quá trình lựa chọn ngân hàng.

Cảm giác an toàn, dịch vụ ATM,lợi ích tài chính, cung cấp dịch vụ, vị trí, quảng cáo tiếp thị.


2.3.2 Các nghiên cứu trong nước:

- Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011), “ Nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân”, bàibáo được đăng trên Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 18. Nội dung nghiên cứu làm rò các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng. Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long: sựtin cậy, phương tiện hữu hình, khả năng đáp ứng. Trong đó, khả năng đáp ứng ảnh hưởng nhất đếnkhách hàng.

Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS và các phương pháp phân tích sốliệu: Kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố.

- Nghiên cứu của Trần Việt Hưng (2012), “ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank Long An”, luận văn Thạc sĩ Đại học Kinh tế TPHCM. Nghiên cứu đã đưa ra có 7 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank Long An: hình ảnh ngân hàng, lãi suất, thủ tục giao dịch, ảnh hưởng của người thân, hình thức chiêu thị, sự thuận tiện và hình ảnh nhân viên. Trong đó, nhân tố “lãi suất” có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Long An.

Dựa vào các nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy các nghiên cứu đã đem lại kết quả nhất định, tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng. Từ đó tác giả vận dụng phương pháp phân tích dữ liệu bằng SPSS, sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Các nhân tố ảnh hưởng đem vào nghiên cứu phù hợp với thực trạng gửi tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Bình Phước.


2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm:


2.4.1 Sự tiện lợi:

Nếu ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng, gần trung tâm đông dân cư, địa hình thuận lợi việc thu hút khách hàng sẽ dễ dàng hơn.Nhiều địa bàn hiện tại chưa có ngân hàng, khách khàng mất thời gian để giao dịch với ngân hàng. Việc mở rộng mạng lưới sẽ tìm kiếm được khách hàng tiềm năng, có thêm nguồn vốn tiền gửi dồi dào. Nhưng việc mở rộng mạng lưới còn phụ thuộc nhiều vào năng lực tài chính của ngân hàng. Việc chọn địa điểm cũng được cân nhắc kỹ nên chọn vị trí thuận lợi như khu vực trung tâm, khu đông dân cư, đi lại thuận tiện, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch.

2.4.2 Lãi suất:

Khi gửi tiết kiệm yếu tố luôn được khách hàng quan tâm hàng đầu là lãi suất. Lãi suất cao luôn thu hút khách hàng hơn. Khách hàng khi quyết định gửi tiền tiết kiệm họ sẽ tìm hiểu về lãi suất của các ngân hàng để có cái nhìn khách quan cho sự lựa chọn của mình. Lãi suất chính là chi phi đánh đổi của khách hàng thay vì đầu tư vào những kênh khác.

2.4.3 Hình thức chiêu thị:

Chiêu thị là tập hợp các biện pháp và nghệ thuật nhằm thông tin cho khách hàng biết về sản phẩm hiện có và thu hút họ sử dụng sản phẩm. Các ngân hàng cần cung cấp thông tin đến nhiều đối tượng nhiều kênh hơn nữa để dịch vụ được biết đến rộng rãi. Từ đó góp phần thu hút khách hàng vì vậy chiêu thị cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng.

2.4.4 Yếu tố thủ tục giao dịch

Theo tâm lý khách hàng chuộng nhanh, gọn lẹ nên tâm lý của họ khi giao dịch gửi tiết kiệm cũng vậy. Khách hàng đều mong muốn thực hiệnthủ tục giao dịch đơn

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí