Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - 2



ABB

Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình

ACB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

Eximbank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

HDBank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTM CP

Ngân hàng thương mại cổ phần

Sacombank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

TCTD

Tổ chức tín dụng

TPCP

Trái phiếu chính phủ

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

USD

Đô la Mỹ

VNĐ

Việt Nam Đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - 2


PHẦN MỞ ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài:


Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng Phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, với vị trí thuận lợi, đây là vùng kinh tế năng động, phát triển nhanh, có tác động lôi kéo cả khu vực phía Nam cùng phát triển. Với tinh thần năng động, sáng tạo, Thành phố đã có những bước bứt phá ngoạn mục về tăng trưởng kinh tế, cùng cả nước vươn ra hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.

Cùng với sự phát triển chung của Thành phố thì hoạt động của dịch vụ tài chính - Ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển khởi sắc với những bước đi đột phá theo hướng đa dạng hoá nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ phát triển nhanh, thể hiện được vai trò là một trung tâm của toàn vùng và cả khu vực Nam Bộ. Sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh khiến cho các ngân hàng chạy đua nhau về chất lượng dịch vụ cả về quy mô phát triển, tiềm lực về vốn, mở rộng mạng lưới, cũng như chiều sâu công nghệ.

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng và sự tương tự nhau của các dịch vụ do các ngân hàng cung cấp khiến cho việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tài chính của khách hàng ngày càng trở nên quan trọng. Vấn đề đặt ra là những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Khám phá được thông tin này sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng xác định các chiến lược marketing hiệu quả nhằm thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng cũ. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm và đang đi tìm đáp án cho câu hỏi này (Kennington et al (1996), Almossawi (2001), Blankson et al (2007), Sayani & Miniaowi (2013)).

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số Ngân hàng thương mại cổ phần


trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả hy vọng có thể làm rò và phân tích những tiêu chí mà khách hàng quan tâm khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm và qua đó phần nào giúp Ngân hàng thương mại nâng cao khả năng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân để góp phần quan trọng trong hoạt động ngân hàng.

2. Số liệu nghiên cứu


Bài Luận văn lấy số liệu từ các Báo cáo tài chính tại một số Ngân hàng thương mại giai đoạn từ 2010-2013, Báo cáo của Ngân hàng nhà nước. Ngoài ra số liệu được tác giả thu thập trong quá trình làm Bảng khảo sát để hoàn thành bài Luận văn này.

3. Mục tiêu nghiên cứu:


Nghiên cứu xác định đạt được các mục tiêu cụ thể sau :


Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên địa bàn TPHCM.

Phân tích mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên địa bàn TPHCM.

Một số ý kiến đóng góp cho các ngân hàng thương mại để giúp các ngân hàng thương mại có chiến lược nhằm nâng cao khả năng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu:


4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên địa bàn TPHCM.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:


Không gian: Nghiên cứu tại 5 Ngân hàng thương mại cổ phần tại TPHCM có tương đồng về quy mô vốn.‌

Thời gian: Nghiên cứu số liệu từ 2010-2013.


5. Phương pháp nghiên cứu:


5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp


Các tài liệu về tình hình ngân hàng trong những năm qua và các báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn TPHCM các năm 2010, 2011,2012 và 2013.

Dựa vào các tài liệu đã công bố như các nghiên cứu khoa học, các đề tài liên quan, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, các nguồn thông tin phong phú trên Internet để làm nguồn tài liệu tham khảo trong đề tài này.

5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính


Thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi định tính: Phỏng vấn khách hàng bằng bảng hỏi định tính để hoàn thiện các tiêu chí lựa chọn của khách hàng.

5.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng


Kết quả của nghiên cứu định tính được dùng để hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi định lượng. Bảng câu hỏi sau khi được hiệu chỉnh dùng cho việc phỏng vấn chính thức của đề tài. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp định lượng dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi gửi trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu là những khách hàng cá nhân có gửi tiền tiết kiệm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp lập bảng hỏi: Tiến hành lập bảng hỏi dựa trên mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu để xác định các dữ liệu cần tìm. Theo đó các câu hỏi được phác thảo


tương ứng với từng nội dung cần nghiên cứu. Tiến hành xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi bao gồm:

Phần mở đầu: Giới thiệu mục đích nội dung, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều tra

Phần chính: Các câu hỏi được sắp xếp theo trình tự hợp lý, logic theo các mục tiêu nghiên cứu

Phần kết thúc: Thông tin chung về đối tượng được điều tra và lời cám ơn.


Phương pháp chọn mẫu:


Quy mô mẫu: phương pháp xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức được xác định theo nguyên tắc kinh nghiệm, kích cỡ mẫu tối thiểu bằng số biến quan sát nhân với 5(Hair & ctg, 2006).

Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện như sau:


Tiến hành phát trực tiếp phiếu điều tra tại các phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM. Thời gian phát bảng hỏi từ 12/2/2014 đến 15/7/2014.

Thang đo: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (từ 1 đến 5 tường ứng 1- rất không đồng ý đến 5- rất đồng ý).

Công cụ phân tích: Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu thu thập được. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach's Alpha đối với từng biến quan sát trong từng nhân tố. Các nhân tố sau khi kiểm định nếu có hệ số Cronbach’s Alpha,ta sẽ đối chiếu như sau: Theo nghiên cứu thì những biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng 0.8 – 1.0: Thang đo tốt, khoảng 0.6 – 0.8: Thang đo sử dụng được, nhỏ hơn 0,6 thì bị loại bỏ.


Sử dụng Thống kê mô tả để phân tích và nhận xét trực quan về các biến quan sát nhắm đánh giá mức độ của các biến quan sát. Tiếp theo, ta tiến hành phương pháp Phân tích nhân tố khám phá để xác định thành phần ảnh hưởng.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Qua kết quả nghiên cứu, tác giả mong muốn sẽ giúp cho các NHTM trên địa bàn TPHCM nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên địa bàn TPHCM cũng như mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên địa bàn TPHCM. Đồng thời, giúp cho NHTM có cơ sở đánh giá lại những sản phẩm, dịch vụ về huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân hiện hữu mà ngân hàng đang có. Qua đó, NHTM có cơ sở để cải tiến sản phẩm, dịch vụ huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm cũng như có những chính sách, giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động tiền gửi tiết từ nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.


6. Kết cấu bài Luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục khác, bài Luận văn được chia thành 3 chương như sau:


Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các NHTM và mô hình nghiên cứu.

Chương 2: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TPHCM.

Chương 3: Giải pháp tăng cường khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NHTM VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng thương mại


1.1.1. Khái niệm


Tiền gửi là một khái niệm rộng. Trong hoạt động Ngân hàng, khái niệm này được sử dụng để chỉ các khoản tiền được gửi ở các Tổ chức tín dụng (TCTD) dưới nhiều hình thức khác nhau của nhiều chủ thể khác nhau.

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

“Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, 2008”.


1.1.2. Đặc điểm

- Chiếm tỷ trọng cao và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động huy động vốn của NHTM. Đây cũng là nguồn vốn tương đối ổn định, phát triển với tiềm năng lớn từ bộ phận dân cư.

- Là đối tượng phải dự trữ bắt buộc, được mua bảo hiểm tiền gửi.


- Là nguồn vốn tương đối ổn định, phát triển với tiềm năng lớn từ bộ phận dân cư.


- Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: trong suốt thời gian gửi tiền, khách hàng không được nộp thêm tiền vào sổ tiết kiệm đã gửi.

- Là khoản tiền gửi có nhạy cảm với lãi suất đặc biệt là đối với các khoản gửi tiết kiệm có thời gian ngắn.

- Đa dạng về kỳ hạn gửi (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), đa dạng về loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng…)


1.1.3. Vai trò của tiền gửi tiết kiệm‌

1.1.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại


Các nguồn vốn huy động được sẽ quyết định quy mô cũng như định hướng hoạt động của NHTM. Nếu nguồn vốn được coi là yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh của một NHTM thì nguồn vốn huy động được coi là yếu tố đầu vào thường xuyên, chủ yếu nhất, trong đó tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân là hơn 50% so với tiền gửi của khách hàng tại các NHTM. Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Cụ thể, nếu NHTM huy động được nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp nó có thể mở rộng được tín dụng đầu tư và thu được lợi nhuận cao. Ngược lại, với quy mô hạn chế và chi phí cao thì NHTM có thể gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Chi phí huy động vốn của NHTM liên quan chặt chẽ với lãi suất tiền gửi các loại, lãi suất tiền gửi tiết kiệm các loại và lãi suất các công cụ nợ do NHTM phát hành. Nguồn vốn huy động không những giúp cho NHTM bù đắp được thiếu hụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn trong kinh doanh mà thông qua huy động vốn, NHTM nắm bắt được năng lực tài chính của khách hàng có quan hệ tín dụng với NHTM. Qua đó, NHTM có căn cứ để xác định mức vốn đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó hoặc có thể phát hiện kịp thời tệ nạn tham ô, trốn thuế, lừa đảo của các doanh nghiệp làm ăn không chính đáng. Từ đó có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Không có hoạt động huy động vốn nói chung và huy động tiền gửi tiết kiệm nói riêng thì NHTM không có đủ nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân thì NHTM cũng có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với mình, từ đó NHTM không ngừng hoàn thiện các chính sách và công cụ để tăng cường hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm và mở rộng quan hệ với khách hàng.

1.1.3.2. Đối với khách hàng


Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân của NHTM không những có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân các NHTM mà còn có ý nghĩa quan

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí